TRƯỜNG THCS DƯƠNG BÁ TRẠC | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2 MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 45 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Chép lại chính xác văn bản Nước Đại Việt ta. (1 điểm)
Câu 2. Nêu tên tác giả, tác phẩm có văn bản trích Nước Đại Việt ta và cho biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, (2 điểm)
Câu 3. Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật trong hai câu thơ sau: (2 điểm)
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
(Tế Hanh, Quê hương)
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (10 - 15 câu) trình bày cảm nhận của em về văn bản Đi bộ ngao du (trích Ê-min hay về giáo dục) của Ru-xô. (5 điểm)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Yêu cầu viết đúng văn bản Nước Đại Việt ta.
Câu 2.
- Tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Bình Ngô đại cáo.
- Nêu đúng hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Bình Ngô đại cáo.
Câu 3.
Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật hai câu thơ:
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
- Nghệ thuật nhân hoá và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
- Hiệu quả nghệ thuật: Con thuyền vốn vô tri vô giác nay trở thành một nhân vật có tâm hồn nhạy cảm và tinh tế. Câu thơ mang cảm xúc đầy tính triết lí về lao động trong cảnh thanh bình. Bến quê trở thành một mảnh tâm hồn của người con xa quê.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (4 điểm)
Thế nào là câu phủ định? Tìm 3 ví dụ về thơ hoặc ca dao có sử dụng câu phủ định.
Câu 2: (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn, chủ để: Ngôi trường của tôi (khoảng 10 dòng) có sử dụng các kiểu câu sau: câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (2 điểm)
* Yêu cầu cần đạt:
a. Trình bày khái niệm về câu phủ định:
Là câu dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó hoặc phản bác một ý kiến, một nhận định.
b. Tìm 3 ví dụ về thơ hoặc ca dao có sử dụng câu phủ định:
*
"Đầu trò tiếp khách trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta”.
(Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến)
---(Để xem đầy đủ đáp án của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Những câu sau thuộc kiểu câu nào? (1,0 điểm)
a) Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b)
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà?
(Ca dao)
c) Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi.
(Lan Khai, Lầm than)
d) Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Câu 2. Cho biết tác dụng của câu nghi vấn trong những câu thơ sau: (2,0 điểm)
a)
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Vũ Đình Liên, Ông đồ)
b)
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
(Thế Lữ, Nhớ rừng)
Câu 3. Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những câu thơ in đậm sau: (2,0 điểm)
a)
Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt.
(Tố Hữu, Ta đi tới)
b)
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Hãy sắp xếp các cụm từ in đậm trong câu: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. (Thép Mới, Cây tre Việt Nam) bằng ba cách khác nhau. Cách sắp xếp nào hợp lí? Vì sao? (4,0 điểm)
Câu 2. Viết một đoạn hội thoại ngắn với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói và cho biết vai xã hội của các nhân vật trong cuộc hội thoại đó. (6,0 điểm)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Câu 1.
- Sắp xếp câu:
+ Tre giữ nước, giữ làng, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
+ Tre giữ nước, giữ làng, giữ đồng lúa chín, giữ mái nhà tranh.
+ Tre giữ làng, giữ nước, giữ đồng lúa chín, giữ mái nhà tranh.
- Cách sắp xếp hợp lí, giải thích:
+ Cách sắp xếp trật tự từ của câu trong văn bản đã cho của Thép Mới mang lại hiệu quả diễn đạt cao hơn.
- Lí giải:
+ Diễn đạt trình tự sự việc từ nhỏ bé đến rộng lớn (làng, nước).
+ Diễn đạt trình tự sự việc từ gần đến xa (mái nhà tranh, đồng lúa chín). Hài hoà vẻ ngữ âm, tạo nhịp điệu cho câu văn.
Câu 2.
A. Hôm nay, mình được cô cho điểm mười.
B. Thế à?(1) Môn gì thế?
A. Môn Văn.
B. Ôi cậu thật tuyệt!(2) Cậu hãy chỉ cho mình cách học giỏi môn Văn nhé!(3)
A. Đâu có gì khó chỉ là vốn từ ngữ và sự quan sát độc đáo sẽ giúp chúng ta thêm phần tiến bộ hơn. Nhưng ...
---(Để xem tiếp đáp án của câu 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Chép lại khổ thơ cuối bài thơ Quê hương của Tế Hanh và nêu nội dung khổ thơ đó. (5,0 điểm)
Câu 2. Viết bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh. (5,0 điểm)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Nội dung của khổ thơ: thể hiện nỗi nhớ và tình cảm của tác giả đối với quê hương.
Câu 2.
- Yêu cầu về mặt kĩ năng: Đoạn văn đảm bảo là một bài văn ngắn có bố cục ba phần, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, trình bày khoa học.
- Yêu cầu về mặt kiến thức: Đoạn văn đảm bảo được nôi dung sau:
+ Mở bài: Giới thiệu được bài thơ, nêu cảm xúc chung của mình về bài thơ.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Dương Bá Trạc. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !