Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 8 năm 2021 Trường THCS Hà Huy Tập có đáp án

TRƯỜNG THCS HÀ HUY TẬP

BỘ 5 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC 8

ĐỀ SỐ 1

I- Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1: Nước tác dụng với dãy chất nào sau đây đều tạo thành dung dịch làm quì tím đổi màu xanh

A. SO2, K, K2O, CaO

B. K, Ba, K2O, CaO

C. Ca, CaO, SO2, P2O5

D. BaO, P2O5, CaO, Na

Câu 2: Dãy chất nào sau đây đều tác dụng với khí oxi (ở điều kiện thích hợp)

A. Na, H2, Fe, CH4

B. Mg, CaCO3, Al, S

C. P, Cu, H2, CH4

D. H2, Au, K, P

Câu 3: Dãy các chất đều gồm các bazo tan trong nước là

A. K2SO4, Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SO4

B. H3PO4, Mg(OH)2, Al(OH)3 , H2SO4

C. H2SO4, Mg(OH)2, H3PO4, Cu(OH)2

D. Ca(OH)2, Ba(OH)2, NaOH, KOH

Câu 4: Độ tan của một chất trong nước có nhiệt độ xác định là

A. Số gam chất tan tan trong 100 ml nước để tạo thành dung dịch bão hòa

B. Số gam chất tan tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa

C. Số gam chất tan tan trong 100 gam dung dịch để tạo thành dung dịch bão hòa

D. Số gam chất tan tan trong 100 gam nước

Câu 5: Trong 25 gam dung dịch NaOH 20% có số mol NaOH là

A. 0,1 mol

B. 0,15 mol

C. 0,125 mol

D. 0,2 mol

Câu 6: Để pha chế 150 gam dung dịch CuSO4 16% cần số gam CuSO4 và số gam nước lần lượt là

A. 20 gam và 130 gam

B. 15 gam và 135 gam

C. 16 gam và 134 gam

D. 24 gam và 126 gam

Phần tự luận

Câu 1: Viết tên các chất có CTHH sau, cho biết mỗi chất thuộc loại hợp chất gì?

a, NaHCO3

b, K2S

c, H2S

d, Cu(OH)2

e, Al2O3

g, Cu2O

h, SO3

i, KOH

Câu 2: Cho m gam bột sắt tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 10% thu được 1,12 lít khí hidro (ở đktc)

a. Viết phương trình hóa học của phản ứng trên

b. Tính khối lượng của bột sắt

c. Tính khối lượng dung dịch HCl cần dùng

ĐÁP ÁN

Phần trắc nghiệm

1.B

2.A

3.D

4.B

5.C

6.D

Câu 1:

Chất có khả năng tan trong nước làm quì tím chuyển sang màu xanh là:

kim loại (Na, K, Ca, Ba) và oxit của chúng

Đáp án B

Câu 2:

B sai (loại CaCO3)

C sai (loại CuO)

D sai (Loại Au)

Đáp án A

Câu 3:

Đáp án D

Câu 4:

Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là số gam chất tan tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà.

Đáp án B

Câu 5:

m chất tan của NaOH = 25 . 20% = 5 gam

n NaOH = m : M = 5 : 40 = 0,125 mol

Đáp án C

Câu 6:

m ct CuSO4 = C% . m dd = 150 . 16% = 24 gam

m H2O = 150 – 24 = 126 gam

Đáp án D

Phần tự luận

Câu 1:

Chất

Tên

Loại

NaHCO3

Natrihidrocacbonat

Muối

K2S

Kalisunfua

Muối

H2S

Axit hidrosunfua

Axit

Cu(OH)2

Đồng(II) hidroxit

Bazo

Al2O3

Nhôm oxit

Oxit bazo

Cu2O

Đồng (I) oxit

Oxit bazo

SO3

Lưu huỳnh trioxit

Oxit axit

KOH

Kali hidroxit

Bazo

Câu 2:

a. Ta có phương trình phản ứng:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (1)

b. n H2 = 1,12 : 22,4 = 0,05 mol

(1) n Fe = n H2 = 0,05 mol

m Fe = n . M = 0,05 . 56 = 2,8 gam

c. (1) n HCl = 2 n H2 = 0,05 . 2 = 0,1 mol

m HCl = 0,1 . 36,5 = 3,65 gam

m dung dịch HCl = mct : C% = 3,65 : 10% = 36,5 gam

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Dãy chất nào dưới đây chỉ chứa các bazo

A. KClO3, NaCl, FeSO4, MgCO3

B. CaO, SO3, BaO, Na2O

C. Ca(OH)2, KOH, NaOH, Ba(OH)2

D. HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4

Câu 2: Xét các chất: Na2O, KOH, MgSO4, Ba(OH)2, HNO3, HCl, Ca(HCO3)2. Số oxit, axit, bazo, muối lần lượt là

A. 1;2;2;3.

B. 1;2;2;2.

C. 2;2;1;2.

D. 2;2;2;1.

Câu 3: Nồng độ % của một dung dịch cho biết

A. Số gam chất tan có trong 100 gam nước

B. Số gam chất tan có trong 1000ml dung dịch

C. Số gam chất tan có trong 100 ml nước

D. Số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch

Câu 4: Biết độ tan của KCl ở 300C là 37. Khối lượng nước bay hơi 300C từ 200g dung dịch KCl 20% để được dung dịch bão hòa là

A. 52 gam

B. 148 gam

C. 48 gam

D. 152 gam

---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Khối lượng kali pemanganat (KMnO4) cần thiết để điều chế oxi để đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam C là

A. 36,1 gam

B. 31,6 gam

C. 31,2 gam

D. 32,1 gam

Câu 2: Để oxi hóa hoàn toàn 25 gam hỗn hợp Ca và Cu người ta cần dùng 5,656 lít O2 ở đktc. Thành phần phần trăm về khối lượng của Ca, Cu trong hỗn hợp lần lượt là

A. 48,8%, 51,2%

B. 51,2%, 48,8%

C. 40%, 60%

D. 60%, 40%

Câu 3: Nguyên liệu nào sau đây dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm?

A. KClO3, KNO3, không khí

B. KClO3, CaCO3, KMnO4

C. KMnO4, KClO3, KNO3

D. KMnO4, KClO3

Câu 4: Cho các oxit sau: BaO, SO3, P2O5, Fe2O3. Khi tác dụng với nước thì thu được sản phẩm lần lượt là

A. Ba(OH)2, NaOH, H2SO4, H3PO4, Fe(OH)2

B. Ba(OH)2, NaOH, H2SO4, H3PO4, Fe2O3

C. Ba(OH)2, NaOH, H2SO4, H3PO4, Fe(OH)3

D. Ba(OH)2, H2SO4, H3PO4, Ba(OH)2, Fe2O3

Câu 5: Dãy các chất nào cho dưới đây đều là hợp chất bazo

A. H2O, KNO3, H2SO4, Ba(OH)2

B. H2O, KOH, Ca(OH)2, Fe(OH)3

C. Na2O, HNO3, KOH, HCl

D. KOH, Ca(OH)2, Fe(OH)3, Mg(OH)2

Câu 6: Dãy chất nào sau đây đều là hợp chất axit?

A. H2O, HNO3, H2SO4, HCl

B. HNO3, H2SO4, HCl, H3PO4

C. NaHCO3, HNO3, H2SO4, HCl

D. H2S, HNO3, KOH, HCl

Câu 7: Khi điện phân nước ở cực dương thu được khí A, ở cực âm thu được khí B. Khí A và khí B lần lượt là

A. H2, Cl2

B. O2, H2

C. Cl2, H2

D. H2, O2

Câu 8: Hòa tan 80 gam NaOH vào 320 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là

A. 25%

B. 20%

C. 0,2%

D. 0,25%

---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

a) Zn + ? → ZnCl­2 + H2

b) H2 + CuO → ? + ?

c) ? + ? → Fe + H2O

d) Al + H2SO4

e) Fe + CuSO4 → ? + ?

Câu 2: Hãy xác định chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa và sự khử trong phản ứng oxi hóa – khử sau:

H2 + HgO −to→ Hg + H2O

Câu 3: Có 3 lọ đựng riêng biệt các khí sau: oxi, không khí và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra các khí trong mỗi lọ?

Câu 4: Lập phương trình hóa học cho các phản ứng sau:

    Cacbon đioxit + nước →axit cacbonic (H2CO3)

    Lưu huỳnh đioxit + nước → axit sunfurơ (H2SO3)

    Sắt + axit clohidric → sắt clorua + H2

    Điphotpho pentaoxit + nước → axit photphoric (H3PO4)

    Chì(II) oxit + hiđro→chì (Pb) + nước

Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng hiđro để khử sắt(III) oxit và thu được 11,2 gam sắt.

    Viết phản ứng hóa học xảy ra.

    Tính khối lượng sắt(III) oxit đã phản ứng.

    Tính thể tích khí hiđro đã tiêu thụ (đktc).

---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Làm thế nào để phân biệt ba lọ đựng khí: O2, CO2, NH3 (amoniac)Không nhận biết bằng khứu giác.

Câu 2: Cho từ từ 3,25 gam kẽm viên vào 120ml dung dịch HCl 1M. Xác định thể tích khí hiđro sinh ra (ở đktc).

Câu 3: Để hòa tan hoàn toàn 7,2 gam một kim loại M hóa trị II thì cần dùng hết 200ml dung dịch axit HCl 3M. Xác định tên kim loại M đem dùng.

Câu 4: Dùng khí hiđro để khử các oxit sau thành kim loại: FeO, Fe2O3, Fe3O4, Cu2O. Nếu lấy cùng số mol mỗi oxit thì tỉ lệ số mol khí hiđro đối với số mol kim loại sinh ra của oxit nào là lớn nhất?

---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 8 năm 2021 - Trường THCS Hà Huy Tập. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?