Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Lê Văn Tám

TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN: NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Viết một đoạn văn từ 5 – 7 câu nêu cảm nghĩ của em về hai câu thơ (2đ)

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

(Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh)

Câu 2. Hãy xác định kiểu câu và hành động nói trong các câu sau: (3đ)

a. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

b. Đào tổ nông thì cho chết!

Câu 3. Chứng minh rằng trong “Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan niệm khá hoàn chỉnh về tổ quốc ”(5đ)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

Viết một đoạn văn từ 5 – 7 câu nêu cảm nghĩ của em về hai câu thơ:

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

(Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh)

- Thể hiện cốt cách chiến sĩ cách mạng trong tâm hồn của vị khách lâm tuyền hòa mình vào thiên nhiên (0.5đ)

- Dù cuộc sống kháng chiến còn gian khổ thiếu thốn, bàn đá chông chênh gợi sự hông vững vàng nhưng bác vẫn một lòng hướng về cách mạng với nhiệm vụ cao cả dịch sử Đảng.

→ Nghệ thuật đối, thể hiện bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh: lạc quan, ung dung, tầm vóc lớn lao (0.5đ)

- Cuộc đời cách mạng thật là sang. Câu kết dí dỏm. Cuộc đời cách mạng hi sinh gian khổ nhưng Bác lại thấy sang bởi:

+ Bác được sống hòa cùng thiên nhiên.

+ Bác được trở về hoạt động cách mạng sau bao nhiêu năm bôn ba xứ người

+ Mục đích làm cách mạng cao đẹp: cứu nước, cứu dân.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Phân tích và chỉ ra tác dụng của trật tự từ được sử dụng trong câu sau:

Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. (1đ)

Câu 2. Xác định kiểu câu và hành động nói được sử dụng trong câu sau:

- Khốn nạn… Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! (2đ)

Câu 3. Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ”

(Quê hương – Tế Hanh)

a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài. (3đ)

b. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. (4đ)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1.

Phân tích và chỉ ra tác dụng của trật tự từ được sử dụng trong câu sau:

Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung.

→ Trật tự từ của các thời đại trong câu: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. (0.5đ)

→ Thể hiện thứ tự thời gian lịch sử. thời đại nào xuất hiện trước nêu trước, thời đại xuất hiện sau nêu sau.(0.5đ)

Câu 2.

Xác định kiểu câu và hành động nói được sử dụng trong câu sau:

- Khốn nạn… Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu!

→ Kiểu câu cảm thán. (0.5đ)

→ Hành động bộc lộ cảm xúc. (0.5đ)

---(Để xem tiếp đáp án còn lại của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Chép lại phiên âm, dịch thơ của bài Ngắm trăng và nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó. (3đ)

Câu 2. Viết một đoạn văn từ 10 – 15 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ. (7đ)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1.

Chép lại phiên âm, dịch thơ của bài Ngắm trăng (1đ)

- Phiên âm:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

- Dịch thơ:

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;

Người ngắm trăng soi ngoài cửa số,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Giá trị nội dung: tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của Bác giữa chốn ngục tù khó khăn, gian khổ (1đ)

+ Giá trị nghệ thuật: bài thơ tứ tuyệt giản dị nhưng hàm súc. Vừa mang màu sắc cổ điển vừa có tinh thần hiện đại. (1đ)

Câu 2.

HS viết một đoạn văn từ 10 – 15 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ. Có thể viết theo những gợi ý dưới đây:

- Là vị dũng tướng có lòng yêu nước thiết tha và lòng căm thù giặc sâu sắc (1đ)

+ Sinh ra vào thời loạn lạc, thấy sứ giặc nghênh ngang ngoài đường..., Trần Quốc Tuấn căm thù, khinh bỉ kẻ thù (thú vật hóa hình ảnh kẻ thù); đồng thời đau xót trước thực tại đất nước lâm nguy, nhân dân khốn cùng khổ hạnh. (1đ)

---(Để xem những đáp án còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Nêu cảm nghĩ của em về nội dung 2 khổ thơ sau: (4đ)

“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

(Trích: Quê hương - Tế Hanh)

Câu 2. Phân tích sự tiếp nối và phát triển về ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với bài Sông núi nước Nam? (6đ)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1.

Nội dung 2 khổ thơ đầu bài thơ Quê hương:

- 2 câu đầu giới thiệu về quê hương ngắn gọn, tự nhiên nhưng không kém phần da diết. Đó là một làng chài ven biển với con sông Trà Bồng. (0.5đ)

- 6 câu tiếp: cảnh thuyền chài ra khơi

+ Hình ảnh quê hương trong lao động: thiên nhiên thơ mộng, trong sáng “Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”, báo hiệu một ngày làm việc thành công. (0.5đ)

+ Con thuyền hăng hái ra khơi dưới bàn tay chèo lái khỏe khoắn của người dân làng chài. Biện pháp so sánh “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”, cùng các động từ phăng, vượt cho thấy hình ảnh con thuyền mạnh mẽ, dũng mãnh cùng với khí thế hăng hái, hứng khởi (0.75đ)

---(Nội dung chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Viết đoạn hội thoại chủ đề tự chọn rồi xác định:

- Quan hệ vai xã hội của các nhân vật tham gia giao tiếp (2đ).

- Lượt lời của các nhân vật

Câu 2. Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:

“- Con nhớ em quá! Hay là u hãy cho con ở nhà một đêm nay nữa, để con ngủ thêm với em, để con nói chuyện với em” (2đ)

Câu 3. Viết một đoạn văn từ 5 – 7 câu bàn về phương pháp học tập, trong đó có sử dụng một câu cầu khiến (hoặc câu nghi vấn). (6đ)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1.

HS viết được đoạn hội thoại chủ đề tự chọn rồi xác định:

- Quan hệ vai xã hội của các nhân vật tham gia giao tiếp: đoạn hội thoại có mấy nhân vật? quan hệ vai xã hội: ngang hàng, trên dưới hay thân sơ. (1đ).

- Lượt lời của các nhân vật: mỗi nhân vật có những lượt lời nào? (số lượng) (1đ).

Câu 2.

Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:

“- Con nhớ em quá!”

→ Kiểu câu cảm thán, hành động bộc lộ cảm xúc (1đ)

Hay là u hãy cho con ở nhà một đêm nay nữa, để con ngủ thêm với em, để con nói chuyện với em”

→ Kiểu câu cầu khiến, hành động yêu cầu, nài nỉ (1đ)

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Lê Văn Tám. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?