TRƯỜNG THCS DĨ AN | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2 MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 45 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Dòng nào nêu không đúng nguyên tắc đảm bảo lượt lời?
A. Không tranh lượt lời của người khác.
B. Không chêm lời khi người khác đang nói.
C. Có thể im lặng khi đến lượt lời của mình.
D. Có thể ngắt ngang lời người khác đang nói.
Câu 2: Trong hội thoại, người có vai xã hội thấp phải có thái độ ứng xử với người có vai xã hội cao như thế nào?
A. Kính trọng
C. Ngưỡng mộ
B. Sùng kính
D. Thân mật
Câu 3: Thế nào là lỗi lôgic trong diễn đạt?
A. Lỗi làm câu văn không phù hợp với chuẩn mực tiếng Việt về mặt ý nghĩa.
B. Lỗi làm cho câu văn tuy đúng nhưng không hay.
C. Lỗi làm câu văn không phù hợp với chuẩn mực tiếng Việt về mặt cấu trúc ngữ pháp.
D. Lỗi làm câu văn không phù hợp với chuẩn mực tiếng Việt về mặt ý nghĩa và cấu trúc ngữ pháp.
Câu 4: Nguyên nhân của việc mắc lỗi diễn đạt ở câu: “Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm... đều là những nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc” là gì?
A. Vì Xuân Quỳnh không phải là nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chông Mĩ của dân tộc.
B. Vì Xuân Diệu không phải là nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.
C. Vì tên của các nhà thơ không được sắp xếp theo một trật tự nhất định.
D. Cả A, B, C đều đúng.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. (4 điểm)
Thế nào là câu cảm thán? Câu trần thuật? Cho ví dụ.
Câu 2. (6 điểm)
Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải là câu cảm thán không?
a. “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
(Nhớ rừng - Thế Lữ)
b. “Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay ! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”.
(Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Khái niệm về câu cảm thán, câu trần thuật:
a. Câu cảm thán:
- Là câu dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết).
- Những từ ngữ cảm thán thường dùng như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, biết bao, xiết bao...
- Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
b. Câu trần thuật:
- Là câu không có đặc điểm của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả. Ngoài ra, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc,...
- Câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
Câu 2. Nhận xét:
a. Câu trong đoạn trích là câu cảm thán, nhờ dấu hiệu: từ cảm thán xuất hiện “cd”, dấu cầu cuối câu: (!). Câu thơ là lời than, lời nhắn gửi thiết tha, bồn chồn; nỗi nhớ về một thời vàng son, một thời oanh liệt của chúa sơn lâm.
---(Để xem tiếp đáp án của câu 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (4 điểm)
Chép lại và phân tích tác dụng biểu cảm của những câu cảm thán trong hai bài thơ Quê hương (Tế Hanh) và Khi con tu hú (Tố Hữu).
Câu 2: (6 điểm)
Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu thiên nhiên và tâm hồn nghệ sĩ của Bác. Bằng tác phẩm đã học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1:
* Yêu cầu cần đạt:
a. Chép thuộc và đúng những câu thơ trực tiếp bộc lộ cảm xúc trong hai bài thơ, lưu ý dấu kết thúc câu (!):
* Quê hương của Tế Hanh: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”
* Khi con tu hú của Tố Hữu:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”
b. Giá trị biểu cảm của những câu thơ trên: (2 điểm)
a. Cảm xúc dâng trào, nỗi nhớ da diết về quê hương sau những tháng năm dài xa cách. Nỗi nhớ về “màu nước xanh”, “cá bạc”, nhớ về “chiếc buồm vôi” và “thấy nhớ” hương vị biển, hương vị làng chài thân thương. Ấy chính là “cái mùi nồng mặn quá”, cái cảm xúc thấm đẫm mênh mang, trang trải hồn quê vơi đầy thương nhớ.
b. Cảm xúc ngột ngạt, tù túng, căm uất của tác giả như không thể chịu đựng được vì mất tự do. Niềm khao khát đó bị dồn nén đã bùng lên thật mãnh liệt: “Ta nghe hè dậy... cứ kêu!”. Mùa hè đẹp và đầy sức sông ấy cùng với tiếng chim tu hú như giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi biến thành hành động : “muốn đạp tan phòng”, muốn phá tan tù ngục để được hoạt động cho phong trào cách mạng.
Câu 2:
* Yêu cầu cần đạt:
- Ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: “Trong tù không rượu củng không hoa”, giữa chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch.
- Cảm nhận được cái đẹp của vầng trăng bằng tâm hồn thi sĩ, giàu tình yêu thiên nhiên: “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đáp án Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: (2 điểm)
Tại sao nhà thơ Nguyễn Du lại diễn đạt câu thơ theo cách sắp xếp sau:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
(Truyện Kiều)
Câu 2: (3 điểm)
Nêu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong các câu sau đây:
a. “Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên” (Tố Hữu).
b. “Người ta khinh y, vợ y khinh y, chính y sẽ khinh y” (Nam Cao).
Câu 3: (5 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) chủ đề: sắc xuân, trong đó có sử dựng: câu trần thuật, câu cầu khiến và câu phủ định thích hợp.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Câu 1:
Nhà thơ Nguyễn Du diễn đạt câu thơ theo sự sắp xếp trên nhằm mục đích: nhấn mạnh nỗi đau của người phụ nữ: “Đau đớn thay phận đàn bà”.
Câu 2:
Tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong các câu:
a. Trật tự đảm bảo sự hài hoà về mặt ngữ âm.
b. Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói, thể hiện thứ tự kể theo chiều tăng tiến nhất định của trạng thái cảm xúc.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (2 điểm)
Nêu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong các câu sau đây.
a. Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
(Sự tích Hồ gươm)
b. Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi.
(Nam Cao)
Câu 2: (3 điểm)
Câu văn sau đây mắc lỗi gì? Hãy chữa lại cho đúng.
“Các nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân đều thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong phong trào Thơ mới”
Câu 3: (5 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) về ích lợi của việc đi bộ ngao du, trong đó có sử dụng: câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán thích hợp.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1:
Nêu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong các câu sau đây:
a. Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động sự vật, hiện tượng. (1 điểm)
b. Đưa “Thẻ của nó”, “Hình của nó” lên trước chủ ngữ nhằm nhấn mạnh tâm trạng đau buồn, bất lực của lão Hạc khi nhắc lại chuyện anh con trai đi đồn điền cao su. Trật tự này tạo nên giọng điệu gây ấn tư; thu hút sự chú ý vào đề tài muôn nói đến. (1 điểm)
Câu 2:
* Yêu cầu cần dạt:
- Lỗi lôgic: Nguyễn Tuân không thuộc nhóm các nhà thơ nêu ở chủ ngữ. (0,5 điểm)
- Chữa lại như sau: Các nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên đều thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong phong trào Thơ mới. (0,5 điểm)
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Dĩ An. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !