Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Phú Lâm

TRƯỜNG THCS PHÚ LÂM

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 8

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

A. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Áp suất ở đáy của một bình chứa rượu không phụ thuộc vào:

A. Trọng lượng riêng của rượu.

B. Độ cao của mức rượu trong bình.

C. Khối lượng riêng của rượu.

D. Diện tích cùa mặt thoáng của rượu.

Câu 2. Lực đẩy Ác-si-mét không phụ thuộc vào đại lượng nào sau đây?

A. Khối lượng của vật bị nhúng.

B. Thể tích của vật bị nhúng.

C. Trọng lượng riêng của chất lỏng đựng trong chậu.           

D. Khối lượng riêng của chất lỏng đựng trong chậu.

Câu 3. Phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau đây?

1. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật bằng trọng lượng của chất lưu (chất lỏng hoặc chất khí) bị vật chiếm chỗ.

2. Lực đẩy Ác-si-mét không phụ thuộc vào trọng lượng của vật thả trong chất lưu mà phụ thuộc vào trọng lượng của chất lưu đã bị vật chiếm chỗ.

3. Lực đẩy lên một vật ngập trong nước nhỏ hơn trọng lượng của nước bị vật chiếm chỗ.

A. 1).                          B. 1) và 2).          

C. 2) và 3).                 D. 3)

Câu 4. Một vật nặng 100 kg đang nổi trên mặt nước. Thể tích phần chìm của vật là:

A. Lớn hơn 100 dm\(^3\)             

B. Nhỏ hơn 100 dm\(^3\)

C. Bằng 100 dm\(^3\)                           

D. 200100dm\(^3\)

Câu 5. Một hòn đá có khối lượng 4,8kg. Biết trọng lượng riêng d của đá bằng 2,4.10\(^4\)N/m\(^3\) . Lực đẩy của nước tác dụng lên hòn đá khi ở trong nước là:

A. 48 N.                          B. 2 N                  

C.20N.                            D.4,8N

Câu 6. Trường hợp nào sau đây không có động năng ?

A. Con lắc đang dao động.

B. Máy bay đang bay.

C. Không khí đang chứa trong quả bóng.

D. Luồng gió đang thổi qua cánh đồng.

Câu 7. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hãy chọn câu đúng

A. Khối lượng của vật                 

B. Độ biến dạng đàn hồi của vật

C. Vận tốc của vật                      

D. Chất làm vật

Câu 8. Một chiếc ô tô chuyển động đều đi được đoạn đường 24km trong 25 phút. Lực cản của mặt đường là 500N. Công suất của ô tô là:

A .800W                      B. 8kW                  

C. 80kW.                     D. 800kW

Câu 9. Một chiếc ô tô cùng chuyển động đều đi được đoạn đường 27km trong 30 phút. Công suất của ô tô là 12kW. Lực kéo của động cơ là:

A. 80 N                B. 800N          

C. 8000 N            D. 1200N

Câu 10. Một người thợ kéo đều một bao xi măng trọng lượng 500N lên cao 3m. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là bao nhiêu?

A. 15W                         B. 360W               

C. 50W                         D. 72W

B.TỰ LUẬN

Câu 1. Một bình hoa có khối lượng 2kg đặt trên bàn. Biết đáy bình là mặt tròn bán kính 5cm. Hãy tính áp suất của bình lên mặt bàn ra đơn vị N/m\(^2\) và Pa.

Câu 2. Một mũi tên được bắn đi từ một cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cánh cung? Đó là dạng năng lượng nào?

Câu 3. Để đưa một vật khối lượng 300kg lên sàn xe tải có độ cao 1,25m người ta dùng một tấm ván nghiêng dài 5m. Biết lực ma sát của tấm ván có độ lớn là 100N. Lực kéo vật là bao nhiêu?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

D

A

B

C

B

6

7

8

9

10

C

B

B

B

C

Câu 1.

Diện tích của đáy bình là

\(S=\pi  R^2 = 0,00785 m^2\).

Áp suất của đáy bình tác dụng lên bàn:

\(p = 20 : 0,00785 = 2547 N/m^2\)\(= 2547 \;Pa\)

Câu 2.

Một mũi tên được bắn đi từ một cái cung là nhờ năng lượng của cánh cung vì khi dương cung làm cho cả dây cung và cánh cung bị biến dạng do để dự trữ một năng lượng dưới dạng thế năng, năng lượng này làm cho mũi tên chuyển động.

Câu 3.

Công để đưa vật lên xe là:

\(A = P.h = 300.10.1,25 = 3750\,J\)

Nếu không có ma sát lực kéo vật là: 

\(F_0  = \dfrac{A }{ L}  = \dfrac{{3750} }{ 5} = 750N\)

Khi có thêm ma sát lực kéo vật là:

\(F = 750 + 100 = 850N\)

 

2. ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hai đại lượng cần biết để tính áp suất tác dụng lên một mặt là:

A. Diện tích trên đó lực tác dụng và khối lượng của vật có lực tác dụng.

B. Lực và trọng lượng của vật.

C. Lực và diện tích trên đó lực tác dụng.

D. Lực và khối lượng riêng của bề mặt.

Câu 2. Đơn vị của áp suất là

A. \({N \over {{m^2}}}\) (Niutơn trên mét vuông)   

B. Pa (Paxcan)

C. \({N \over {c{m^2}}}\) (Niutơn trên cen-ti-mét vuông)  

D. Tất cả các đơn vi trên.

Câu 3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Khi độ cao của cột chất lỏng trên một mặt nào đó………………………… áp suất do chất lỏng tác dụng lên mặt đó…………….          

A. Giảm, tăng

B. Thay đổi, không thay đổi

C. Tăng, giảm

D. Tăng, Tăng

Câu 4. Móc một vật nặng vào một lực kế, số chỉ của lực kế là 2N. Nhúng chìm vật nặng đó vào trong nước, số chỉ của lực kế thay đổi thế nào?

A. Tăng lên 2 lần.          B. Không thay đổi.

C. Giảm đi.                    D. Giảm đi 2 lần.

Câu 5. Một vật nhúng trong chất lỏng sẽ bị chất lỏng tác dụng một 1 hướng từ…………….

A. trái qua phải theo phương nằm ngang.

B. dưới lên trên theo phương thẳng đứng

C. trên xuống dưới theo phương thẳng đứng.

D. phải qua trái theo phương nằm ngang.

Câu 6. Nhúng một vật vào trong một chậu đựng chất lỏng. Những yếu nào sau đây không ảnh hưởng đến lực đẩy Ác-si -mét:

A. Trọng lượng riêng của chất lỏng.

B. Hình dáng của chậu đựng chất lỏng.

C. Lượng nước chất lỏng chứa trong chậu.

D. B và C.

Câu 7. Trọng lượng riêng của chất lưu (chất lỏng hay chất khí) và lực đẩy Ác-si-mét có liên hệ với nhau. Khi trọng lượng riêng của chất lưu

A. tăng, lực đẩy giảm.

B. giảm, lực đẩy tăng.

C. tăng, lực đẩy giữ nguyên không đổi

D. giảm, lực đẩy giảm.

Câu 8. Một vật có trọng lượng bằng 8N trong không khí và bằng 7N ở trong nước. Trọng lượng riêng của nước bằng 10000 N/m. Trọng lượng riêng của vật bằng

A. 7000N/m\(^3\)          B. 8000N/m\(^3\)       

C. 70000N/m\(^3\)        D. 80000N/m\(^3\)

Câu 9. Một vật nặng 1800g có khối lượng riêng bằng 900kg/m\(^3\). Khi vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 1800kg/m\(^3\). Vật đã chiếm chỗ lượng chất lỏng có thể tích là

A. 1m\(^3\) .                   B. 2.10\(^{ - 1}\) m\(^3\)        

C. 2.10\(^{ - 3}\) m\(^3\)           D. 1.10\(^{ - 3}\) m\(^3\)

Câu 10. 1cm\(^3\)  nhôm (có trọng lượng riêng 27000N/m\(^3\)) và 1cm\(^3\) chì (trọng lượng riêng 130000N/m\(^3\)) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?

A. Nhôm.

B. Bằng nhau.

C. Chì.

D. Không đủ dữ liệu để xác định.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Máy xúc thứ nhất thực hiện công lớn gấp 2 lần trong thời gian đài gấp 4 lần so với máy xúc thứ hai. Nếu gọi P\(_1\)  là công suất của máy thứ nhất, P\(_2\)  là công suất của máy thứ hai thì P\(_2\)  bằng bao nhiêu so với P\(_1\) ?

Câu 2. Ngựa kéo xe chuyển động đều. Lực ngựa kéo xe là 400N. Trong 10 phút xe đã nhận được một công do ngựa sinh ra là 600kJ.

a) Tính vận tốc chuyển động của xe.

b) Công suất của con ngựa sinh ra là bao nhiêu ?

Câu 3. Một máy khi hoạt động với công suất P = 1600W thì nâng được một vật nặng m = 70kg lên độ cao 10m trong 36 giây.

a) Tính công mà máy đã thực hiện được trong thời gian nâng vật?

b) Tính hiệu suất của máy trong quá trình làm việc ?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

C

D

D

C

B

6

7

8

9

10

D

D

B

C

B

 

Câu 1. Công suất \(P = \dfrac{A }{ t}\) . Khi máy 1 thực hiện công lớn gấp 2 lần trong thời gian dài gấp 4 lần thì rõ ràng công suất nhỏ hơn 2 lần so với máy 2: \(P_2 = 2P_1\)

Câu 2.

a) Quãng đường xe đi được là: \(s = \dfrac{A }{ t}  =\dfrac{{{{600.10}^3}} }{{400}} =1500\;m\)

Vận tốc chuyển động của xe: \(v = \dfrac{s }{ t} =\dfrac{{1500} }{ {600}}  = 2,5m/s.\)

b) Công suất của con ngựa sinh ra là \(P = \dfrac{A }{ t} =\dfrac{{{{600.10}^3}} }{ {600}} = 1000 W\)

Câu 3.

a) Áp dụng công thức \(P = \dfrac{A }{ t} \)\(\Rightarrow A = P.t = 1600.36 = 57600\,J.\)

b) Công có ích : \(A_1 = 70.10.10 = 7000\,J.\)

Hiệu suất: \(H =\dfrac{{{A_1}} }{ A}  = 0,1215\) hay \(H = 12,15\%.\) 

 

3. ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Lực nào dưới đây đóng vai trò là áp lực?

A. Lực kéo của con ngựa lên xe.

B. Trọng lượng của người ngồi trên giường.

C. Lực ma sát tác dụng lên vật.

D. Trọng lượng của bóng đèn treo trên sợi dây.

Câu 2. Đơn vị của áp suất cũng có thể được tính bằng

A. cmHg/m\(^2\)          

B. Pa/m\(^2\)

C. m\(^2\) Hg.

D.N/m\(^2\); Pa và mmHg.

Câu 3. Trong một thùng chứa nước, nước ở đáy

A. chịu áp suất nhỏ hơn nước ở trên miệng thùng.

B. chịu áp suất như ở trên miệng thùng.

C. chịu áp suất lớn hơn nước ở miệng thùng.

D. chịu áp suất nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tùy theo điều kiện bên ngoài.

Câu 4. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?

A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và chất làm vật.

B. Trọng lượng riêng của chất làm vật và thể tích của vật.

C. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng.

D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu 5. Áp suất của nước thay đổi như thế nào theo độ sâu (tính từ mặt thoáng)?

A. Tăng 1 atm/m

B. Giảm 10000 Pa/m

C. Giảm 1 atm/m

D. Tăng 10000 Pa/m

Câu 6. Khi nâng một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi nâng nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì

A. khối lượng của tảng đá thay đổi.

B. lực đẩy của nước.

C. khối lượng của nước thay đổi.

D. lực đẩy của tảng đá.

Câu 7. Chọn phát biểu đúng về lực đẩy Ác-si-mét: Một vật nhúng vàc chất lỏng, bị chất lỏng đây thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng

A. khối lượng riêng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.

B. khối lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.

C. trọng lượng riêng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.

D. trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.

Câu 8. Một viên phấn 1 cm\(^3\)  (có trọng lượng riêng 8000 N/m\(^3\) ) và 1cm\(^3\)  đồng được thả vào thùng nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?

A. Viên phấn.

B. Bằng nhau.

C. Đồng.

D. Không đủ dữ liệu để xác định.

Câu 9. Một vật nặng 3,6kg có khối lượng riêng bằng 1800kg/m\(^3\) . Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 850 kg/m\(^3\) , nó hoàn toàn nằm dưới mặt chất lỏng. Khối lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ bằng

A. 1800g.                       B. 850g

C. 1700g                        D. 3600g

Câu 10. Một người thợ lặn lặn ở độ sâu 100m so với mặt nước biển. Biết áp suất của khí quyển là p\(_0\)  = \({10^5}\) N/m\(^3\) . Khối lượng riêng của nước biển là 1030kg/m\(^3\) . Áp suất tác dụng lên người đó là

A. 2,03.10\(^6\)  N/m\(^3\)        B. 1,97.10\(^6\) N/m\(^3\)

C. 1,13.10\(^6\) N/m\(^3\)         D. 2,96.10\(^6\) N/m\(^3\)

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Một người đứng dưới đất muốn dùng một hệ thống ròng rọc để đưa các bao xi măng 50kg lên tầng ba của một tòa nhà đang xây với lực kéo nhỏ hơn 500N.

a. Hãy vẽ và giải thích sơ đồ hệ thống ròng rọc người đó phải dùng.

b. Nếu bỏ qua ma sát và trọng lượng của ròng rọc thì công tối thiểu để đưa 20 bao xi măng lên là bao nhiêu? Biết tầng 3 cao 10m.

Câu 2. Một máy cày hoạt động với công suất 800W, trong 6 giây máy đã thực hiện được một công là bao nhiêu, trong một kíp làm việc 3 giờ máy đã thực hiện được một công là bao nhiêu?

Câu 3. Một máy đóng cọc có quả nặng khối lượng 100 kg rơi từ độ cao 4 m đến đập vào cọc móng, sau đó cọc bị đóng sâu vào đất 40 cm. Cho biết khi va chạm búa máy đã truyền 80% công của nó cho cọc. Lực cản của đất đối với cọc là bao nhiêu?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

D

C

D

D

6

7

8

9

10

B

D

D

C

C

Câu 1.

+ Dùng ròng rọc cố định và 1 ròng rọc động.

+ Công tối thiểu để đưa 20 bao xi măng lên :

\(A =P.h = 20.500.10=100.000J\)\(\; = 100kJ\)

Câu 2. Trong 6 giây máy đã thực hiện được một công :

\(A_1  = P.t = 800.6 = 4800\,J\)

Trong 3 giờ máy đã thực hiện được một công

\(A_2  =P.t = 3600.3.800 = 8640000 \,J\)

Câu 3. Công toàn phần khi quả nặng rơi xuống sinh ra.

\(A = P.h = 100.10.4 = 4000\,J \)

Công có ích do quả nặng rơi xuống sinh ra.

\(A_1  = 80\%. A = 3200\,J\)

Lưc cản của đất đối với cọc là:

\(F = \dfrac{{{A_1}} }{s} =\dfrac{{3200} }{ {0,4}}  = 8000\,N.\)

 

4. ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Chọn câu trả lời đúng.

Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử ?

A. Chuyển động không ngừng.

B. Có lúc chuyển động có lúc đứng yên.

C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

Câu 2. Có hai cốc nước: cốc (1) chứa nước lạnh, cốc (2) chứa nước nóng. Tốc độ chuyển động của các phân từ nước trong :

A. Cốc (1) lớn hơn cốc (2).    

B. Cốc (1) nhỏ hơn cốc (2).

C. Hai cốc bằng nhau.         

D. Không phụ thuộc vào nhiệt độ.

Câu 3. Đổ 100cm\(^3\) rượu vào 100cm\(^3\) nước sẽ thu được một lượng hỗn hợp rượu và nước với thể tích

A. Bằng 200cm\(^3\).

B. Nhỏ hơn 200cm\(^3\) .

C. Lớn hơn 200cm\(^3\) .

 D. Bằng hoặc lớn hơn 200cm\(^3\) .

Câu 4. Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này có sự chuyển hóa năng lượng:

A .Từ nhiệt năng sang cơ năng.   

B. Từ cơ năng sang nhiệt năng.

C. Từ cơ năng sang cơ năng.       

D. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.

Câu 5. Câu nào sau đây viết về nhiệt năng là không đúng?

A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.

B. Nhiệt năng là tổng động năng và thế năng của vật.

C. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. Nhiệt năng là năng lượng mà vật lúc nào cũng có.

Câu 6. Chọn câu sai

A. Tính dẫn nhiệt của các chất có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật.

B. Chất dẫn nhiệt kém không có ý nghĩa trong đời sổng và kĩ thuật, ta chỉ cần chất dẫn nhiệt tốt.

C. Hiểu biết về tính dẫn nhiệt có thể dùng để giải thích những hiện tượng: rong tự nhiên

 D. Sự dẫn nhiệt của một vật là sự truyền động năng từ hạt này đến hạt khác trong vật đó khi chứng va chạm nhau.

Câu 7. Hãy nhìn ngọn lửa của cây nến đang cháy. Năng lượng nhiệt được truyền theo hướng nào trong các hướng sau:

A. Truyền xuống dưới.   

B. Truyền ngang.

C. Truyền lên trên.                 

D. Truyền đều theo mọi hướng.

Câu 8. Chọn nhận xét sai

A. Trong hiện tượng đổi lưu có hiện tượng nở vì nhiệt.

B. Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

C. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: lớp nước nóng trồi lên, lớp nước lạnh tụt xuống.

D. Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau

Câu 9. Đứng gần ngọn lửa hoặc lò sưởi, ta sẽ cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến ta bằng cách nào ?

A. Sự dẫn nhiệt của không khí.

B. Sự đối lưu.

C. Sự bức xạ nhiệt.

D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.

Câu 10. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?

A .Bằng sự đối lưu.    

B. Bằng dẫn nhiệt qua không khí.

C. Bằng bức xạ nhiệt.

D. Bằng một cách khác.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Áp suất là gì ? Đơn vị đo áp suất? Làm cách nào để tăng áp suất?

Câu 2.

a) Một miếng gỗ hình hộp có kích thước 0,5m x 0,3m x 2m, khối lượng riêng 5000kg/m\(^3\). Phải đặt như thế nào để áp suất miếng gỗ tác dụng lên nền là nhỏ nhất và tính giá trị của áp suất này ?

b) Nếu tăng chiều dài mỗi cạnh lên gấp đôi thì áp suất của khối gỗ lên nền thay đổi như thế nào?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

B

B

B

B

6

7

8

9

10

B

D

D

D

C

Câu 1.

+ Áp suất là độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích bị ép.

+ Đơn vị đo áp suất là N/m\(^2\).

+ Để tăng áp suất thì ta cần: Tăng áp lực, hoặc giảm diện tích bị ép.

Câu 2.

a) Thể tích, khối lượng và trọng lượng miếng gỗ là :

Thể tích miếng gỗ là:

\(V = 0,5.0,3.2 = 0,3\,m^3\)

Khối lượng miếng gỗ là:

\(m = D.V= 5000.0,3 = 1500 \,kg\)

Trọng lượng miếng gỗ là:

\(P = 10m = 10.1500 = 15000\,N\)

Trong 6 mặt của khối gỗ thì mặt \(S_1= 0,5 . 2 = 1 (m^2)\)  có diện tích lớn nhất. Vì vậy, nếu cho khối gỗ tựa trên mặt này thì áp suất của khối gỗ tác dụng lên nền là nhỏ nhất và có giá trị: \(P_1 = 15000 : 1 = 15000 (N/m ).\)

b) Nếu tăng chiều dài mỗi cạnh lên gấp đôi ta có

Thể tích miếng gỗ là :

\(V = 1. 0,6 . 4 = 2,4\,m^3\)

Khối lượng miếng gỗ là:

\(m =D.V = 5000.2,4 = 12.000\, kg\)

Trọng lượng miếng gỗ là:

\(P =10m = 10.12000 = 120.000\,N\)

Áp suất của khối gỗ tác dụng lên nền có diện tích \(S_1 = 1.4 = 4\,m^2\)

Vì vậy \(p_1 = 120000 : 4 = 30000\,N/m^2\)

Vậy áp suất tăng lên gấp đôi.

 

5. ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trường hợp nào sau đây có công suất lớn nhất ? 

A. Một máy bơm nước có công suất 2kW.

B. Một con bò kéo cày trong một phút thực hiện được một công là 42kJ.

C. Một vận động viên điền kinh trong cuộc đua đã thực hiện một công 6200 J trong thời gian 10 giây.

D. Một chiếc xe tải thực hiện được một công 5000J trong 6 giây.

Câu 2. Các trường hợp nào sau đây vật không có thế năng hấp dẫn?

A.Qủa nặng của búa máy được treo trên cần cẩu của búa máy.

B. Một chiếc ô tô đang chạy trên đường nằm ngang.

C. Nước nằm trong hồ chứa của nhà máy thủy điện.

 D. Một cái lò xo đang bị nén.

Câu 3. Em hãy tìm trong các câu sau đây, câu nào sai?

A. Vật có công suất càng lớn nếu thực hiện công trong thời gian càng ngắn.

B. Thời gian vật thực hiện công càng dài thì công suất của nó càng nhỏ.

C. Vật nào thực hiện công lớn hơn thì vật đó có công suất lớn hơn

D. Trong cùng một thời gian, vật nào có khả năng sinh ra một công lớn hơn thì vật đó có công suất lớn hơn.

Câu 4. Một ôtô tải và một xe môtô chạy trên một đoạn đường với cùng một vận tốc. Công suất của :

A. Môtô lớn hơn của xe tải.             

B. Môtô bằng của xe tải.

C. Môtô nhỏ hơn của xe tải.        

D. A, B đều sai.

Câu 5. Một viên đạn đang bay có dạng năng lượng nào dưới đây?

A. Chỉ có động năng

B. Chỉ có thế năng

C. Chỉ có nhiệt năng

D. Có cả động năng, thế năng và nhiệt năng

Câu 6. Chọn câu trả lời đúng nhất

Một viên đạn được bắn lên từ mặt đất. Trong quá trình bay lên thì viên đạn có:

A. Động năng tăng dần.

B. Thế năng tăng dần.

C. Động năng giảm dần.

D. Động năng giảm dần, thế năng tăng dần.

Câu 7. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có động năng, vừa có thế năng?

A. Khi vật đang đi lên hoặc đang rơi xuống.

B. Chỉ khi vật đang đi lên.

C. Chỉ khi vật đang rơi xuống.

D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.

Câu 8. Một học sinh kéo đều một gầu nước trọng lượng 60N từ giếng sâu 6m lên. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là

A. 360W                   B. 720W                    

C. 180W                   D. 12W

Câu 9. Một máy đóng cọc có quả nặng khối lượng 100 kg rơi từ độ cao 5m đến đập vào cọc móng, sau đó cọc bị đóng sâu vào đât 40cm. Cho biết khi va chạm búa máy đã truyền 80% công của nó cho cọc. Lực cản của đất đổi với cọc là :

A. 1000N.                 B. 10000N                  C. 1562,5N.              D. 15625N

Câu 10. Cần cẩu A nâng được 1100 kg lên cao 6m trong 1 phút, cần cẩu B nâng được 800kg lên cao 5m trong 30s. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu.

A. Công suất của cần cẩu A lớn hơn.

B. Công suất của cần cẩu B lớn hơn.

C. Công suất của hai cần cẩu bằng nhau.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Áp lực là gì ? Đơn vị đo áp lực? Làm cách nào để tăng áp lực?

Câu 2. Hãy tính áp lực và áp suất dựa vào bảng sau :

     Đối tượng

Khối lượng

Áp lực

Diện tích phần tiếp xúc với nền đất

Áp suất

(N/m\(^2\))

Người

60 kg

 

210 cm\(^2\) 1 bàn chân

 

Máy cày

6000 kg

 

1,4 m\(^2\) 1 dây xích

 

Bàn 4 chân

20 kg

 

16 cm\(^2\)  1 chân bàn

 

Xe tăng

60 tấn

 

1,5 m\(^2\) 1 dây xích

 

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

B

C

C

D

6

7

8

9

10

D

A

D

B

B

Câu 1.

+ Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép

+ Đơn vị đo áp lực là N

+ Để tăng áp lực thì ta cần: Tăng lực ép vuông góc lên diện tích bị ép.

Câu 2. Dùng công thức tính áp suất \(P =\dfrac{F }{ S}\)  ta được bảng sau:

Đối tượng

Khối lượng

Áp lực

Diện tích phần tiếp xúc với nền đất

Áp suất

(N/m\(^2\))

Người

60 kg

600 N

  210 cm\(^2\) 1 bàn chân

      14286 N/m\(^2\)

Máy cày

6000 kg

60000 N

1,4 m\(^2\) 1 dây xích

21429 N/m\(^2\)

Bàn 4 chân

20 kg

200 N

16 cm\(^2\) 1 chân bàn

31250 N/m\(^2\)

Xe tăng

60 tấn

600000 N

1,5 m\(^2\) 1 dây xích

200000 N/m\(^2\)

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Phú Lâm. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?