TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ | ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021 MÔN VẬT LÝ 8 Thời gian 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
A.TRẮC NGHIỆM.
Câu 1. Chọn câu sai
A. Không khí hòa trộn với một khí khác dễ hơn đi vào một chất lỏng.
B. Chất rắn hoàn toàn không cho một chất khí đi qua vì giữa các hạt cấu thành chất rắn không có khoảng cách.
C. Cá vẫn sống được ở sông, hồ, ao, biển. Điều này cho thấy không khí truyền được vào nước.
D. Việc đường tan trong nước chứng tỏ giữa các phân tử nước có khoảng cách.
Câu 2. Chọn câu sai
A. Nhiệt năng, công và nhiệt lượng hoàn toàn giống nhau nên chúng có chung đơn vị là Jun (J).
B. Khi thực hiện một công lên miếng sắt, nhiệt năng của nó tăng.
C. Một hệ cô lập gồm hai vật nóng, lạnh tiếp xúc nhau, nhiệt lượng sẽ truyền từ vật nóng sang vật lạnh.
D. Một chất khí thực hiện một công thì nhiệt năng của chất khí giảm.
Câu 3. Chọn câu trả lời chính xác nhất
Ở vùng khí hậu lạnh, người ta hay làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính. Vì sao?
A. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.
B. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
C. Để tăng thêm bề dày của kính.
D. Để phòng một lớp kính bị vỡ thì còn lớp kia.
Câu 4. Đối lưu nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra :
A .Chỉ ở chất lỏng và khí.
B. Chi ở chất lỏng và rắn.
C. Chỉ ở chất khí và rắn.
D. Ở cả chất rắn, lỏng và khí.
Câu 5. Nhiệt truyền từ bếp ga đến người đứng gần bếp ga chủ yếu bằng hình thức nào?
A. Dẫn nhiệt.
B. Đối lưu.
C. Bức xạ nhiệt.
D. Cả 3 hình thức trên.
Câu 6. Cách làm thay đổi áp suất nào sau đây là không đúng?
A. Tăng áp suất bằng cách tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
B. Tăng áp suất bằng cách giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.
C. Giảm áp suất bằng cách giảm áp lực và giữ nguyên diện tích bị ép.
D. Giảm áp suất bằng cách tăng diện tích bị ép.
Câu 7. Đơn vị đo áp suất là:
A. (N) B. (m\(^2\) )
C. (Pa) D. (Kg/m\(^3\) )
Câu 8. Gọi h là chiều cao tính từ mặt thoáng của chất lỏng đến điểm cần tính áp suất; D và d lần lượt là khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất lỏng. Biểu thức tính áp suất có dạng
A . p = \({D \over h}\) . B. p = Dh.
C. p =\({d \over h}\) D. p = dh.
Câu 9. Một bể cá chứa nước đến độ sâu 20cm. Khi chưa có cá trong bể, áp suất do nước ở đáy bể bằng p\(_1\) . Khi thả cá vào và vẫn giữ cho mực nước không thay đổi, áp suất do nước ở đáy bể bằng p\(_2\) . Trọng lượng riêng của nước và của cá được xem là bằng nhau.
A. P\(_1\) > P\(_2\)
B. P\(_1\) = P\(_2\)
C. P\(_1\) < P\(_2\)
D. P\(_2\) có thể nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn P\(_1\) tùy thuộc vào khối lượng của cá được thả vào bể.
Câu 10. Trong thí nghiệm Tô-ri-xen-li, sở đĩ cột thuỷ ngân không tụt xuống vì:
A. do ma sát của thuỷ ngân với thành ống.
B. do thuỷ ngân là chất lỏng đặc và sệt.
C. do áp suất khí quyển tác dụng lên mặt thoáng của thuỷ ngân nằm trong chậu.
D. Tất cả các lí do trên.
B. TỰ LUẬN
Câu 1. Dùng tay ấn một lực 40N vào chiếc đinh. Diện tích của mũ đinh là 0,5cm\(^2\) , của đầu đinh là 0,1 mm\(^2\) . Hãy tính áp suất tác dụng lên mũ đinh và của đầu đinh tác dụng lên tường.
Câu 2. Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104 N/m\(^2\) . Diện tích của các bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m\(^2\) . Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó?
Câu 3. Tại sao đường tan được vào nước? Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh?
Câu 4. Hai ấm nhôm giống nhau, nhưng ấm thứ nhất có một lớp muội đen mỏng bám vào. Nếu đun nước bằng hai ấm nhôm này trên cùng một bếp lửa thì ấm nào sẽ nhanh sôi hơn ? Nếu để nguội thì nước trong ấm nào sẽ nguội nhanh hơn ?
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | A | B | A | C |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | C | D | B | C |
Câu 1. Áp suất của tay tác dụng lên mũ đinh:
\(P_1 = 40 : 0,00005 = 800000 \;(N/m^2)\)
Áp suất của mũi đinh tác dụng lên gỗ :
\(P_2 = 40 : 0,0000001 = 400000000 \)\(\;(N/m^2)\)
Câu 2. Trọng lượng của người:
\(P = p.S= 1700.0,03 = 510\;N.\)
Khối lượng của người:
\(m = 510 : 10 = 51\; kg.\)
Câu 3.
Đường tan được vào nước vì đường và nước đều cấu tạo bởi các phân tử, nguyên tử. Các phân tử, nguyên tử luôn luôn chuyển động nên hiện tượng khuếch tán xảy ra vì thế đường tan vào trong nước.
Khi nước nóng thi chuyển động của các phân tử, nguyên tử nhanh hơn nên hiện tượng khếch tán xảy ra nhanh hơn, do đó đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước nguội.
Câu 4.
Ta thấy ấm thứ nhất có một lớp muội đen mỏng bám vào dẫn nhiệt sẽ kém hơn. Nếu đun nước bằng hai ấm nhôm này trên cùng một bếp lửa thì ấm thứ hai (không có muội bám vào) sẽ nhanh sôi hơn.
Nếu để nguội nước trong ấm 2 sẽ nguội nhanh hơn vì ấm 1 có lớp muội đen là chất dẫn nhiệt kém. Do đó nhiệt truyền từ ấm ra ngoài môi trường sẽ chậm hơn.
2. ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Chọn câu đúng
A. Các chất cấu tạo từ các phân tử, phân tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia được.
B. Ở thể rắn, lực liên kết giữa các phân tử, nguyên tử nhỏ hơn ở thể lỏng
C. Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước của các hạt này rất nhỏ.
D. Vì thể tích bảo toàn nên khi trộn hai chất lỏng với nhau, thể tích của hỗn hợp sẽ bằng tổng thể tích của hai chất lỏng.
Câu 2. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm dần thì đại lượng nào dưới đây của vật không thay đổi?
A. Khối lượng và trọng lượng.
B. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng
C. Thể tích và nhiệt độ.
D. Nhiệt năng.
Câu 3. Nung nóng một cục sắt rồi thả vào một chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:
A. Từ nhiệt năng sang cơ năng.
B. Từ cơ năng sang nhiệt năng.
C. Từ cơ năng sang cơ năng.
D. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
Câu 4. Chọn câu sai
A. Chất rắn dẫn nhiệt tốt.
B. Chất lỏng dẫn nhiệt kém.
C. Chất khí dẫn nhiệt còn kém hơn chất lỏng.
D. Chân không dẫn nhiệt tốt nhất.
Câu 5. Trong các tình huống sau đây, tình huống nào cốc sẽ bị nứt ?
A. Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh có thành dày.
B. Rót nước sôi từ từ vào cốc thủy tinh có thành mỏng.
C. Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh có thành dày trong đó đã đổ sẵn một thìa bằng bạc (hoặc nhôm).
D. Rót nước sôi đột ngột vào một cốc bằng nhôm.
Câu 6. Chất nào dưới đây có thể truyền nhiệt bằng đối lưu?
A. Chỉ chất khí.
B. Chỉ chất khí và chất lỏng.
C. Chỉ chất lỏng.
D. Cả chất khí, chất lỏng, chất rắn.
Câu 7. Gió được tạo thành là do:
Ạ. Dòng đối lưu giữa các lớp không khí nóng và lạnh trên mặt đất.
B. Sự chênh lệch áp suất giữa các lớp không khí nóng và lạnh trên mặt đất.
C. Sự bức xạ nhiệt giữa các lớp không khí nóng và lạnh trên mặt đất.
D. Cả A, B,C đều đúng.
Câu 8. Chọn câu nhận xét đúng nhất
Cánh máy bay thường được quét ánh bạc để :
A. Giảm ma sát với không khí.
B. Giảm sự dẫn nhiệt.
C. Liên lạc thuận lợi hơn với các đài rađa.
D. ít hấp thụ bức xạ nhiệt của Mặt Trời.
Câu 9. Bức xạ nhiệt không phải là hình thức truyền nhiệt nào dưới đây?
A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới nguời đứng gần bếp.
C. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng tới vỏ bóng đèn.
D. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng tới đầu không bị nung nóng của thanh đồng.
Câu 10. Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn nào dưới đây là đúng?
A. Đồng, không khí, nước.
B. Đồng, nước, không khí.
C. Không khí, đồng, nước.
D. Không khí, nước, đồng.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là các lực nào?
Câu 2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
a) Khi thả vật rơi, do sức……………….vận tốc của vật
b) Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do………………….của cát nên vận tốc của bóng bị…………………
Câu 3. Một bạn học sinh đi xe đạp từ nhà đến trường, có chiều dài quãng đường 600m. Biết rằng bạn đó đi trong 120m đầu tiên của quãng đường hết thời gian 13 giây, và đi hết quãng đường còn lại mất 180 giây. Em hãy tính:
a/ Vận tốc trung bình của bạn đó đi trên từng đoạn đường.
b/ Vận tốc trung bình của bạn đó đi trên cả quãng đường trên.
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
C | A | D | D | A |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | B | D | D | B |
+ Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang, các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là trọng lực P của Trái Đất tác dụng vào vật với phản lực N của mặt bàn.
Câu 2.
a) ………hút Trái Đất………….tăng........
b) ……lực cản…………….giảm………..
Câu 3.
a/ Vận tốc trung bình của bạn đó đi trên từng đoạn:
+ Vận tốc trung bình của bạn đó đi trên đoạn thứ nhất dài 120m, hết thời gian 13 giây:
\({v_1} = \dfrac{{{S_1}}}{{{t_1}}} = \dfrac{{120}}{{13}} = 9,2\,m/s\)
+ Vận tốc của bạn đó đi trên đoạn còn lại, dài: \(600-120 = 480\,m\), hết thời gian 180 giây.
\({v_2} = \dfrac{{{S_2}}}{{{t_2}}} = \dfrac{{480}}{{180}} = 2,7\,m/s\)
b/ Tính vận tốc trung bình của bạn đó đi trên cả đoạn đường dài 600m:
\({v_{tb}} = \dfrac{{{S_1} + {S_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \dfrac{{600}}{{13 + 180}} = 3,1\,m/s\)
3. ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Chọn phương án sai.
A. Áp suất tỉ lệ với diện tích bị ép (khi áp lực không đổi).
B. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
C. Áp suất ti lệ với áp lực (khi diện tích bị ép không đổi).
D. Áp suất là độ lớn áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Câu 2. Một ôtô vận tải có khối lương 1,5 tấn. Xe có bốn bánh. Mỗi bánh có diện tích tiếp xúc với mặt đất bằng 100 cm\(^2\) . Áp suất tác dụng lên mặt đất dưới các lốp xe là
A. 6000 Pa B. 375 Pa
C. 375000 Pa D. 1462 Pa
Câu 3. Công thức tính áp suất là.
A . P = F.S B. P =\({F \over S}\)
C . P = \({A \over t}\) D. Cả B và C đều đúng
Câu 4. Hai bình hình trụ a và b thông nhau, có khoá K ở ống nối đáy hai bình. Bình a có thể tích lớn hơn. Khi khoá K đóng, hai bình chứa cùng một lượng nước. Khi mở khóa K, có hiện tượng gì xảy ra ?
A. Nước chảy từ bình a sang bình b.
B. Nước chảy từ bình b sang bình a.
C. Nước chảy đồng thời từ bình a sang bình b và từ bình b sang bình a.
D. Nước không chảy từ bình nọ sang bình kia.
Câu 5. So sánh áp suất tại bốn điểm A, B, C và D trong hình vẽ bên. Quan hệ nào dưới đây là đúng?
A. p\(_D\)
B. p\(_D\) = p\(_A\) >p\(_C\) >p\(_B\).
C. p\(_A\) >p\(_D\) > p\(_C\) >p\(_B\) .
D. p\(_D\) = p\(_A\)
Câu 6. Bình thường áp suất khí quyển có giá trị vào khoảng:
A. 76cm. B. 76cmHg.
C. 76N/m\(^2\) D. 760cmHg
Câu 7. Một kích thủy lực (con đội) với pitlông nhỏ và pittông lớn lần lượt có diện tích bằng 0,5m\(^2\) và 6m\(^2\) . Độ lợi cơ học của thiết bị (được định nghĩa bằng tỷ số lực ở pittông lớn trên lực tác dụng lên pittông nhỏ) bằng:
A. 1,2 B. 6,5
C. 3 D. 12
Câu 8. Trường hợp nào sau đây không có áp lực:
A. Lực của búa đóng vào đinh.
B. Trọng lượng của vật.
C. Lực của vật tác dụng vào quả bóng.
D. Lực kéo một vật lên cao.
Câu 9. Một người nặng 60kg đứng lên sàn nhà bằng hai chân. Biết diện tích mỗi bàn chân là 3dm\(^2\). Áp suất người ấy tác dụng lên sàn nhà là
A. 2.000N/m\(^2\) B. 20.000N/m\(^2\)
C. 10.000N/m\(^2\) D. 100.000N/m\(^2\)
Câu 10. Một cột nước cao 75cm ở trạng thái cân bằng với cột chất lỏng cao 30cm như ở hình vẽ. Trọng lượng riêng của nước bằng 10\(^4\) N/m\(^3\). Trọng lượng riêng của chất lỏng bằng
A. 2,5.10\(^3\) N/m\(^3\)
B. 2,5.10\(^4\) N/m\(^3\)
C. 0,4.10\(^4\) N/m\(^3\)
D. 0,4.10\(^3\) N/m\(^3\)
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Tại sao chất khí bao giờ cũng choán hết thể tích của bình chứa ?
Câu 2. Tại sao sau một thời gian bơm căng săm xe đạp, dù không sử dụng săm xe vẫn bị xẹp xuống ?
Câu 3. Tại sao trong ấm đun nước bằng điện, dây đốt nóng được đặt gần sát đáy ấm, còn trong tủ lạnh thì ngăn đá lại được đặt trên cùng ?
Câu 4. Tại sao nhỏ một giọt mực vào một chén nước thì nước trong chén chuyển dần thành màu mực ?
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
A | C | B | B | D |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | D | D | C | B |
Câu 1.
Các phân tử chất khí cũng như các phân tử khác luôn chuyển động hỗn loạn với vận tốc hàng trăm m/s. Vì các phân tử khí ở rất xa nhau nên lực hút giữa chúng yếu, các phân từ khí ít va chạm với nhau hơn so với các phân tử chất lỏng và chất rắn. Do đó, các phân tử khí chuyển động tự do xa hơn, nghĩa là chất khí chiếm toàn bộ thể tích bình chứa.
Câu 2.
Giữa các phân tử tạo thành săm xe vẫn có những khoảng cách, các phân tử chất khí có thể “chui” qua để ra ngoài.
Câu 3.
Sỡ dĩ trong ấm đun nước bằng điện, dây đốt nóng được đặt gần sát đáy ấm, còn trong tủ lạnh thì ngăn đá lại được đặt trên cùng đó là người ta sử dụng sự dẫn nhiệt đối lưu. Trong ấm khi đun lớp nước sát đáy được dây đốt nóng đặt gần sát đáy ấm đun nóng, nó trở thành nhẹ hơn và nổi lên, lớp phía trên nặng hơn thì chìm xuống đáy và tiếp tục được đun nóng... còn trong tủ lạnh thì ngăn đá lại được đặt trên cùng đó là người ta sử dụng sự dẫn nhiệt đối lưu ngược lại.
Câu 4.
Giọt mực và nước đều cấu tạo bởi các phân tử, nguyên tử. Các phân tử, nguyên tử luôn luôn chuyển động nên hiện tượng khuếch tán xảy ra vì thế các phân tử mực chuyển động hòa vào trong nước.
4. ĐỀ SỐ 4
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Áp suất tăng khi:
A. Áp lực tăng còn diện tích có lực tác dụng được giữ nguyên không đổi.
B. Diện tích bị ép tăng và áp lực không đổi.
C. Áp lực và diện tích bị ép tăng theo cùng tỉ lệ.
D. Áp lực và diện tích bị ép giảm theo cùng tỉ lệ.
Câu 2. Đơn vị đo áp suất là :
A .Niutơn (N) B. m\(^2\)
C. kPa D.\({{kg} \over {{m^3}}}\)
Câu 3. Áp suất của khí quyển trên mặt nước là p\(_o\) Pa. Trọng lượng riêng của nước là 10\(^4\) N/m. Độ sâu (so với mặt nước) có áp suất bằng 3 p\(_o\) là:
A. 10m B. 20m
C. 10m D. 30m.
Câu 4. Một máy nâng thủy lực (con đội) được dùng để nâng các vật nặng lên cao. Khi tác dụng lực 10N lên pittông nhỏ để nâng vật 50N đặt trên pittông lớn một đoạn 0,5m thì pittông nhỏ phải đi xuống một đoạn bằng:
A. 25m. B. 5m
C. 2,5m. D. 0,5m.
Câu 5. Áp suất do khí quyển tác dụng lên cơ thể bạn ở mực nước biển có độ lớn gần đúng bằng:
A. 100 Pa. B. 1000 Pa.
C. 10000 Pa. D. 100000 Pa.
Câu 6. 1 Pa có giá trị bằng :
A. 1 N/cm\(^2\). B. 1 N/m\(^2\) .
C. 10 N/m\(^2\) . D. 100 N/cm\(^2\).
Câu 7. Đổ cùng một lượng nước vào ba bình A, B, C ở hình vẽ bên.
Gọi P\(_A\) , P\(_B\) , P\(_C\) lần lượt là áp suất của nước tác dụng lên đáy các bình A, B và C thì:
A. P\(_A\) = P\(_B\) = P\(_C\) B. P\(_A\) < P\(_B\) < P\(_C\)
C. P\(_B\) < P\(_A\) < P\(_C\) D. P\(_B\) > P\(_A\) > P\(_C\)
Câu 8. Theo nguyên lý Paxcan, áp suất tác dụng lên một chất lỏng chứa trong bình kín
A. giảm khi đi trong chất lỏng.
B. được truyền nguyên vẹn trong chất lỏng.
C. tăng khi đi trong chất lỏng.
D. thăng giáng khi đi trong chất lỏng tùy thuộc vào tiết diện của bình chứa.
Câu 9. Một máy nén thủy lực có pittông vào có đường kính bằng 20mm và bán kính pittông ra có đường kính bằng 10mm. Tác dụng lực vào 1 N sẽ tạo ra một lực ra bằng
A. 2N. B. 0,5N
C. 0,25N D. 4N
Câu 10. Một khinh khí cầu có thể tích V = 25m\(^3\) chứa khí hiđrô. Biết trọng lượng của khí cầu bằng M = 200N, trọng lượng riêng của không khí và của khí hiđrô lần lượt là d\(_0\) = 13 N/m\(^3\) và d\(_H\) = 0,9 N/m\(^3\) . Khinh khí cầu có thể kéo lên trên không một vật nặng có trọng lượng bằng
A .102,5N. B. 547,5N
C. 302,5N. D.347,5N
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Vì sao vào những ngày giá lạnh, chim thường xù lông ra để chống rét?
Câu 2. Tại sao đun nước bằng một cái ấm cũ, thành trong có bám một lớp cặn, nước lâu sôi hơn đun bằng một cái ấm mới ?
Câu 3. Đổ 100 cm\(^3\) rượu vào 100cm\(^3\) nước sẽ thu được một lượng hỗn hợp rượu và nước có thể tích như thể nào, vì sao ?
Câu 4. Bếp lửa truyền nhiệt ra môi trường xung quanh bằng các cách nào? Trong đó cách nào là chủ yếu?
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
A | C | B | C | D |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | C | B | C | A |
Câu 1. Những ngày giá lạnh, chim thường xù lông ra để chống rét vì khi xù lông giữa các lông có một lớp không khí dẫn nhiệt kém nên nhiệt trong cơ thế con chim truyền ra ngoài ít nên nó đỡ bị rét.
Câu 2. Ta thấy ấm thứ nhất có một lớp cặn bám vào nên dẫn nhiệt sẽ kém hơn. Nếu đun nước bằng hai ấm nhôm này trên cùng một bếp lửa thì ấm mới (không có cặn bám vào) sẽ nhanh sôi hơn.
Câu 3.
Đổ 100 \(^3\) cm rượu vào 100cm\(^3\) nước sẽ thu được một lượng hỗn hợp rượu và nước có thể tích nhỏ hơn tổng của thể tích rượu và nước cộng lại nghĩa là nhỏ hơn 200cm\(^3\). Sở dĩ như vậy là vì giữa các phân tử có khoảng cách nên có các phân tử xen vào giữa các phân tử kia.
Câu 4.
Bếp lửa truyền nhiệt ra môi trường xung quanh bằng 3 cách:
Dẫn nhiệt, đối lưu, bằng bức xạ. Trong đó cách bức xạ nhiệt là chủ yếu
5. ĐỀ SỐ 5
A. TRẮC NGHIỆM.
Câu 1. Áp suất của người tác dụng lên mặt sàn lớn nhất trong trường hợp nào dưới đây?
A. Người đứng co một chân.
B. Người đứng cả hai chân.
C. Người ngồi cả hai chân.
D. Người đứng co một chân trên một tấm ván rộng đặt trên mặt sàn.
Câu 2. Muốn tăng, giảm áp suất thì phải làm như thế nào? Trong các cách sau đây, cách nào là không đúng?
A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
C. Muốn giảm áp suất thỉ giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
D. Muốn giảm áp suất thì phải tăng diện tích bị ép.
Câu 3. Một bể cá dài 50cm, rộng 30cm chứa nước đến độ sâu 20cm. Lấy trọng lượng riêng của nước bằng 10000 N/m\(^3\) . Khi chưa có cá trong bế, áp suất do nước ở đáy bể bằng
A. 5 kPa. B. 3 kPa
C. 2 kPa. D. 1 kPa
Câu 4. Có 3 bình như nhau đựng 3 loại chất lỏng có cùng độ cao. Bình (1) đựng cồn, bình (2) đựng nước, bình (3) đựng nước muối. Gọi p\(_1\) , p\(_2\) , p\(_3\) là áp suất khối chất lỏng tác dụng lên đáy bình. Ta có:
A. p\(_1\) > p\(_2\) > p\(_3\) . B. p\(_2\) > p\(_1\) > p\(_3\) .
C. p\(_3\) > p\(_2\) >p\(_1\) . D. p\(_2\) > p\(_3\) > p\(_1\) .
Câu 5. Lực đẩy lên một vật trong chất lỏng bằng
A. trọng lượng của vật trong không khí trừ cho trọng lượng trong chất lỏng của nó.
B. khối lượng của vật trừ cho khối lượng của nước.
C. khối lượng (kg) / thể tích (m\(^3\) ).
D. lực (N) / diện tích (m\(^2\) ).
Câu 6. Khi đổ 50cm\(^3\) rượu vào 50cm\(^3\) nước, ta thu được một hỗn hợp rượu - nước có thể tích :
A. Bằng 100 cm\(^3\) .
B. Lớn hơn 100 cm\(^3\) .
C. Nhỏ hơn 100 cm\(^3\).
D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100 cm\(^3\) .
Câu 7. Chọn câu đúng
A. Thỏi sắt nung nóng chứa 300J nhiệt lượng.
B. Nhiệt độ của miếng đồng càng cao thì công thực hiện lên miếng đồng càng lớn.
C. Nhiệt độ của vật càng thấp thì nhiệt lượng mà vật nhận vào càng nhỏ.
D. Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng lớn.
Câu 8. Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền từ vật có
A. nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
B. nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
C. khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
D. thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn.
Câu 9. Chọn câu sai
A. Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
B. Đối lưu xảy ra khi một chất khí (lỏng) tiếp xúc với một vật có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ chất khí (lỏng) đó.
C. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
D. Dùng sự hiểu biết về đối lưu có thể giải thích sự tạo thành gió trong tự nhiên.
Câu 10. Bếp lửa truyền nhiệt ra môi trường xung quanh bằng cách nào dưới đây?
A. Chỉ bằng cách dẫn nhiệt
B. Chỉ bằng cách đối lưu
C. Chỉ bằng cách bức xạ nhiệt
D. Bằng cả 3 cách trên
B. TỰ LUẬN
Câu 1. Một bình hoa có khối lượng 2kg đặt trên bàn. Biết đáy bình là mặt tròn bán kính 5cm. Hãy tính áp suất của bình lên mặt bàn ra đơn vị N/m\(^2\) và Pa.
Câu 2. Theo tính toán cùa các kĩ sư xây dựng, áp suất của các công trình trên nền đất cứng có giá trị nhỏ hơn 98000 Pa thì công trình không bị lún, nghiêng. Một căn nhà khối lượng 600 tấn phải có diện tích móng tối thiểu là bao nhiêu để được an toàn ?
Câu 3. Tại sao trời càng nắng to thì quần áo phơi càng nhanh khô?
Câu 4. Vì sao về mùa lạnh, khi đặt tay lên một vật bằng sắt ta thấy buốt hơn khi đặt tay vào một vật bằng gỗ? Có phải vì nhiệt độ của sắt lúc ấy thấp hơn nhiệt độ của gỗ không?
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
A | B | C | C | A |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | D | B | B | D |
Câu 1.
Diện tích đáy bình là:
\(S = \pi {R^2} = 0,00785\,{m^2}\)
Áp suất của đáy bình tác dụng lên bàn:
\(p = 20 : 0,00785 = 2547 N/m^2\) \(= 2547\) Pa.
Câu 2. Diện tích móng tối thiểu là:
\(S = \dfrac{F}{p} = \dfrac{{{{6.10}^6}}}{{{{98.10}^3}}} = 61,22\,{m^2}\)
Câu 3. Trời càng nắng to, năng lượng của ánh sáng truyền đến càng nhiều, nhiệt độ vật bị phơi càng cao thì các phân tử chất lỏng chuyển động càng nhanh hơn nên dễ dàng thoát ra khỏi quần áo làm quần áo mau khô hơn.
Câu 4. Về mùa lạnh, khi đặt tay lên một vật bằng sắt ta thấy buốt hơn khi đặt tay vào một vật bằng gỗ bởi vì sắt dẫn nhiệt tốt hơn gỗ rất nhiều, tay ta đặt vào thì nhiệt sẽ truyền từ tay ta vào sắt nhanh hơn, gây cho ta cảm giác lạnh hơn.
Còn về nhiệt thì nhiệt độ của sắt lúc đó vẫn bằng với nhiệt độ của gỗ.
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Huệ. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.