Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Bình Phú

TRƯỜNG THCS BÌNH PHÚ

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 8

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Khi vật nổi lên trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính như thế nào ? Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây:

A. Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước.

B. Bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.

C. Bằng trọng lượng của vật.

D. Bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật.

Câu 2. Điều kiện để một vật nổi trên bề mặt chất lỏng là trọng lượng P của nó so với lực đẩy Ác-si-mét F là

A. P > F

B. P < F

C. P = F

D. Hai đại lượng này không có quan hệ với nhau.

Câu 3. Trường hợp nào sau đây sinh ra công cơ học bằng nhau?

A. Lực 50N gây dịch chuyển 100m. Lực 250N gây dịch chuyển 500m

B. Lực 250N gây dịch chuyển 500 m. Lực 75 N gây dịch chuyển 200m

C. Lực 250N gây dịch chuyển 20 m. Lực 50N gâv dịch chuyển 100m.

D. Lực 75N gây dịch chuyển 200 m. Lực 50N gây dịch chuyển 100m

Câu 4. Em hãy tìm câu sai trong các câu dưới đây?

A. Nước trong đập chắn của nhà máy thủy điện có khả năng sinh công cơ học.

B. Hàng ngày người nông dân và công nhân trong quá trình lao động của mình đã tiêu tốn nhiều công cơ học vì họ đã sử dụng sức của cơ bắp.

C. Thầy cô giáo khi đi lại trên bục giảng cũng tiêu tốn không ít công cơ học.

D. Lực hút của Trái Đất đổi với viên bi đã sinh ra một công cơ học làm cho nó chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang.

Câu 5. Một người thợ xây dùng ròng rọc để đưa một vật nặng lên cao và người thợ đó đã được lợi 2 lần về lực. Trong trường hợp này, công của người thợ đã thay đổi như thế nào so với khi người thợ không dùng ròng rọc?

A. Không thay đổi     

B. Lợi 2 lần

C. Thiệt 2 lần 

D. Tất cả đều sai.

Câu 6. Câu nào sau đây nói về tính chất của máy cơ đơn giản là đúng?

Được lợi bao nhiêu lần về lực thì

A. được lợi bấy nhiêu lần về đường đi.

B. được lợi bấy nhiêu lần về công.

C. thiệt bấy nhiêu lần về công.

D. thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.

Câu 7. Tìm từ thích hợp và điền vào chỗ trống:

Khi ném tạ lực sĩ đã thực hiện một công cơ học để chống lại công…………………của quả tạ.

A. quán tính.            B. cơ học.         

C. trọng lực.             D. cản.

Câu 8. Một khúc gỗ có kích thước 30cm x 40cm x 50cm. Thả khúc gỗ vào trong nước. Biết trọng lượng riêng của khối gỗ bằng \({7 \over {10}}\) trọng lượng riêng của nước. Phần thế tích nổi trên mặt nước của khối gỗ là.

A. 18cm\(^3\)                 B. 0,18m\(^3\)

C. 18dm\(^3\)                 D. 1,8cm\(^3\)

Câu 9. Để đưa một vật khối lượng 20kg lên độ cao 15m người ta dùng một ròng rọc cố định. Công của lực kéo tối thiểu là

A.  150 J.                  B. 300 J          

C. 1500 J                 D. 3000 J

Câu 10. Để đưa một vật khối lượng 100kg lên sàn xe tải có độ cao 1,2m người ta dùng một tấm ván nghiêng dài 2,5m. Biết lực ma sát của tấm ván có độ lớn là 80N. Lực kéo vật là

A. 400N.                   B. 40N            

C. 560N                    D. 56N

Câu 1. Hãy phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng? Khi cưa thép, đã có sự chuyển hóa và truyền năng lượng nào xảy ra?

Câu 2. Khi dùng củi khô để đun nước, phần nhiệt năng mà nước nhận được bao giờ cũng nhỏ hơn phần nhiệt năng do đốt cháy củi khô cung cấp. Điều này có chứng tỏ năng lượng không được bảo toàn không? Vì sao?

Câu 3. Một quả cầu đặc bằng đồng có nhiệt dung riêng là 380J/kgK. Để đun nóng quả cầu đó từ 20°C lên 200°C cần cung cấp nhiệt lượng là 12175,2kJ, biết Dđồng = 8 900kg/m3. Tính thể tích của quả cầu trước khi đun?

Câu 4. Một ấm nhôm có khối lượng 400g chứa 1 lít nước ở nhiệt lượng 20°C. Tính nhiệt lượng cần thiết đổ đun sôi lượng nước này, bỏ qua nhiệt lượng tỏa ra môi trường ngoài.

Câu 5. Một ô tô chạy 100km với lực kéo không đổi là 700N thì tiêu thụ hết 5 lít xăng. Tính hiệu suất của động cơ ô tô đó. Biết khi đốt cháy hoàn toàn lkg xăng ta thu được nhiệt lượng q = 46.106J, khối lượng riêng của xăng là 700kg/m3.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

B

C

D

A

6

7

8

9

10

D

C

C

D

C

 

Câu 1. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra và cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Khi cưa thép, cơ năng đã chuyển hóa nhiệt năng làm nóng lưỡi cưa và miếng thép.

Câu 2. Không, vì một phần nhiệt năng của củi khô bị đốt cháy được truyền cho ấm và không khí xung quanh. Tổng phần nhiệt năng mà nước nhận đuợc và nhiệt năng truyền cho ấm, không khí xung quanh vẫn bằng năng lượng do củi khô bị đốt cháy tỏa ra. Nghĩa là, năng lượng vẫn được bảo toàn.

Câu 3. Thể tích của quả cầu \(V =\dfrac {Q }{{c\Delta t.D}} = 2.10^{ - 5}\) m3 \(= 20\) cm3.

Câu 4. Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào : Q1 = 28 160J.

Nhiệt lượng nuớc thu vào : Q2 = 336 000J.

Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi lượng nước này : Q = Q1 + Q2 = 364 160J.

Câu 5. Đổi V = 5\(l\) = 0,005m3; s = 100km = 100 000m

Khối lượng xăng tiêu thụ là : m = D.V = 700.0,005 = 3,5kg.

Nhiệt lượng toàn phần do xăng bị đốt cháy trong động cơ tỏa ra là:

Q = m.q = 3,5.4,6.107 = 16,1.107 J

Công mà động cơ ô tô thực hiện là: A = F.s = 700.100 000 = 7.107 J

Hiệu suất của động cơ ô tô là:

\(H = \dfrac{A }{ V}.100\% = \dfrac{{{{7.10}^7}}}{{16,{{1.10}^7}}}.100\% \)\(\,≈ 43,5\%\)

 

2. ĐỀ SỐ 2

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì xảy ra trường hợp nào dưới đây?

A. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau.

B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng chì.

C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng nhôm.

D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, miếng chì.

Câu 2. Cần cẩu A nâng được l000kg lên cao 3m trong 0,5 phút, cần cẩu B nâng được 800kg lên cao 5m trong 45 giây. Hãy so sánh công suất cùa hai cần cẩu.

A. Công suất cửa A lớn hơn.

B. Công suất của B lớn hơn

C. Công suất của A và của B bằng nhau.

D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh hai công suất này.

Câu 3. Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20°C lên 50°C là bao nhiêu? Cd = 380 J/kg.K

A. 57000kJ.              B. 57000J.             

C.5700J.                   D. 5700kJ.

Câu 4. Hai vật 1 và 2 trao đổi nhiệt với nhau. Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của vật 1 giảm bớt ∆t1, nhiệt độ của vật 2 tăng thêm ∆t2.

Hỏi ∆t1 = ∆t2, trong trường hợp nào dưới đây ?

A. Khi m= m2, c1 = c2, t= t2

B. Khi m1 = \(\dfrac{3 }{ 2}\)m2 , c1 = \(\dfrac{2 }{ 3}\)c2, t> t2

C. Khi m1 = m2, c1 = c2, t1 < t2

D.Khi m1 = \(\dfrac{3}{ 2}\)m2, c= \(\dfrac{2 }{ 3}\)c2, t1< t2

Câu 5. Một miếng chì khối lượng lkg rơi tự do từ độ cao h = 10m xuống đất. Ngay trước khi chạm đất:

A. Cơ năng của vật là 100J.                 

B. Thế năng của vật là 100J.

C. Động năng của vật là 100J.           

D. Cả (A), (C) đúng.

Câu 6. Đun nóng bình có nút đậy. Sau một khoảng thời gian nút bị đẩy bật ra khỏi bình. Đó là sự biến đổi:

A. Giữa những dạng khác nhau của cơ năng.

B. Nhiệt năng thành cơ năng.

C. Cơ năng thành nhiệt năng.

D. Cả A, B, c đều sai.

Câu 7. Biết nhiệt dung riêng của rượu là 2500J/kgK. Cung cấp cho 200g rượu nhiệt lượng bằng 5000J. Độ tăng nhiệt độ của rượu bằng:

A. 10°C                     B. 20°C.                  

C. 25°C                     D. 50°C

Câu 8. Để có được 1,2 kg nước ở 36°C, người ta trộn một khối lượng m1 nước ở 15°C với khối lượng m2 (kg) nước ở 85°C. Khối lượng nước mỗi loại là:

A. m1 = 0,84kg ; m2 = 0,36kg                  

B. m1 = 8,4kg ; m2 = 3,6kg

C. m = 0,36kg ; m2 = 0,84kg                   

D. m1 = 3,4kg ; m2 = 8,4kg

Câu 9. Phải đốt bao nhiêu dầu hỏa để thu được nhiệt lượng 88.106J? Biết khi đốt cháy hoàn toàn 1kg dầu hỏa ta thu được nhiệt lượng q = 44.106J.

A. 0,2kg                   B. 2kg.                  

C. 20g                      D. 20kg

Câu 10. Mỗi giờ động cơ thực hiện một công là 40500000J. Biết khi đốt cháy hoàn toàn lkg than ta thu được nhiệt lượng q = 36.10\(^6\) J và hiệu suất của động cơ là 10%. Lượng than mà động cơ nhiệt tiêu thụ là:

A. 1,125kg.                 B. 1 l,25kg.        

C. 1 l,25g                    D. 112,5g

B.TỰ LUẬN

Câu 1. Hãy tính áp lực và áp suất dựa vào bảng sau:

Đối tượng

Khối lượng

Áp lực

Diện tích phần tiếp xúc với nền đất

Áp suất (N/m\(^2\))

Người

60kg

 

210 cm\(^2\) 1 bàn chân

 

Máy cày

6000kg

 

1,4 m\(^2\) 1 dây xích

 

Bàn 4 chân

20kg

 

16 m\(^2\) 1 chân bàn

 

Xe tăng

60 tấn

 

1,5 m\(^2\)1 dây xích

 

Câu 2. Theo tính toán của các kĩ sư xây dựng, áp suất của các công trình trên nền đất cứng có giá trị nhỏ hơn 98000 Pa thì công trình sẽ không bị Ịún, nghiêng. Một căn nhà khối lượng 600 tấn phải có diện tích móng tối thiểu là bao nhiêu để được an toàn ?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

A

B

B

D

6

7

8

9

10

B

A

A

B

B

Câu 1.

Đối tượng

Khối lượng

Áp lực

Diện tích phần tiếp xúc với nên đất

Áp suất ( N/m\(^2\))

       Người

60 kg

600 N

   210 cm\(^2\) 1 bàn       

chân

14286

Máy cày

6 000 kg

60 000 N

  1,4 m\(^2\) 1 dây xích 

21429

Bàn 4 chân

20 kg

200 N

16 m\(^2\) 1 chân bàn

31250

Xe tăng

60 tấn

600 000 N

1,5 m\(^2\) 1 dây xích

200000

Câu 2.

Áp suất \(p =\dfrac{F}{ S}\)

\( \Rightarrow  S = {F \over p}= \dfrac{{{{6.10}^6}}}{ {{{98.10}^3}}} =61,22 m^2\)

 

3. ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Áp lực là:

A. lực có phương song song với mặt nào đó.

B. lực ép vuông góc với mặt bị ép.

C. lực kéo vuông góc với mặt bị kéo.

D. tất cả các loại lực trên.

Câu 2. Cách nào dưới đây làm tăng áp suất?

A. Tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.

B. Tăng diện tích bị ép lên 2 lần, tăng áp lực lên gấp đôi.

C. Giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.

D. Giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.

Câu 3. Để đo áp suất khí quyển ta dùng:

A. Lực kế.                      B. Áp kế.

C. Vôn kế.                      D. Ampe kế.

Câu 4. Điền từ thích hợp

Nguyên lý Ác-si-mét được phát biểu: "lực đẩy tác dụng lên một vật ở trong một chất lỏng bằng………"

A. khối lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

B. lực giữ cho vật nổi.

C. trọng lượng của vật bị chất lỏng chiếm chỗ.

D. trọng lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu 5. Tại ba điểm: đáy hầm mỏ, mặt đất và đỉnh núi, áp suất khí quyển lớn nhất ở?

A. mặt đất. 

B. đỉnh núi.

C. đáy hầm mỏ và ở mặt đất.

D. đáy hầm mỏ.

Câu 6. Muốn kiểm chứng độ lớn lực đẩy Ác-si-mét (Ác-si-mét) cần phải đo độ lớn lực đẩy Ác-si-mét và

A. trọng lượng chất lỏng (nước).

B. trọng lượng của vật.

C. trọng lượng của phần chất lỏng (nước) có thể tích bằng thể tích của vật.

D. thể tích chất lỏng.

Câu 7. Cách làm nào sau đây không xác định được độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét?

A. Đo trọng lượng P của phần vật chìm trong nước \( \to F_A = P_\text{vật chìm dưới nước}\)

B. Treo vật vào lực kế. Ghi số chỉ \(P_1\) của lực kế khi vật ở trong không khí và số chỉ \(P_2\)  của lực kế khi vật nhúng chìm trong nước \( \to   F_2  = P_1  - P_2\) .

C. Đo trọng lượng P cùa vật nếu vật nổi trên mặt nước \( \to   F_A  = P_\text{vật}\)

D. Đo trọng lượng P của phần nước bị vật chiếm chỗ  \( \to  F_A= P_\text{nước bị chiếm chỗ}\)

Câu 8. Trong một tòa nhà cao tầng, áp suất ở vòi nước trên tầng một bằng 2 atm. Biết tầng một cao 4m so với mặt đất. Khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m\(^3\) , \(1 \;atm = 1,01.10^5\)  Pa. Độ cao của mực nước (so với mặt đất) trong bồn chứa của tháp nước là :

A. 16,2m.                    B. 20,2m                

C. 24,2m                     D. 12m

Câu 9. Khi nhúng quả cầu bằng đồng nặng 3,6kg vào một bình chứa dầu, nó có trọng lượng biểu kiến P' = 32,28 N. Khối lượng riêng của đồng \(D_{Cu}\) = 8470 kg/m\(^3\) . Khối lượng riêng của dầu là:

A. 8,752 kg/m\(^3\)                B. 87,52 kg/m\(^3\)

C. 875,2 kg/m\(^3\)                D. 8752 kg/m\(^3\)

Câu 10. Một vật nặng 3600g có khối lượng riêng bằng 1800kg/m\(^3\) . Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 850kg/m\(^3\) , nó hoàn toàn nằm dưới mặt chất lỏng. Vật đã chiếm chỗ lượng chất lỏng có thể tích bằng :

A. 2 m\(^3\) .                        B. 2.10\(^{ - 1}\) m\(^3\)

C. 2.10\(^{ - 2}\)m\(^3\).                 D. 2.10\(^{ - 3}\) m\(^3\)

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Tại sao khi thả quả bóng cao su từ một độ cao nào đó xuống mặt bàn nằm ngang, quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu? Dựa vào định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để giải thích hiện tượng này.

Câu 2. Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Trong ba miếng kim loại trên thì miếng nào thu nhiệt nhiều nhất, ít nhất vì sao? Hãy so sánh nhiệt độ cuối của ba miêng kim loại trên?

Câu 3. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun nóng 5 lít nước từ 20°C lên 40°C, biết nhiệt dung riêng của nước là 4 200J/kg.K.

Câu 4. Đổ 738g nước ở nhiệt độ 15°C vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100g, rồi thả vào đó một miếng đồng có khối lượng 200g và nhiệt độ 100°C. Nhiệt độ khi bắt đầu có cân bằng nhiệt là 17°C. Tính nhiệt dung riêng của đồng, lấy nhiệt dung riêng của nước là 4186J/kg.K.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

A

B

D

D

6

7

8

9

10

C

A

B

C

D

Câu 1.

Trong quá trình quả bóng rơi xuống, thế năng chuyền dần sang động năng. Khi quả bóng nảy lên, động năng chuyển dần sang thế năng. Ngoài ra, có một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng quả bóng và không khí xung quanh quả bóng cũng vì thế cơ năng giảm, quả bóng không bay lên đến độ cao ban đầu.

Câu 2.

Trong ba miếng kim loại trên thì miếng nhôm thu nhiệt nhiều nhất, miếng chì thu nhiệt ít nhất vì nhiệt dung riêng của nhôm lớn nhất, của chì bé nhất. Nhiệt độ cuối của ba miếng kim loại trên là bằng nhau.

Câu 3

Nhiệt lượng cần thiết: Q = c.m (t2°- t1º).

Thay số tính được: Q = 420 000J.

Câu 4

Đã cho:

m1 = 200g; t1= 100°C; m2 = 738g; t2 = 15°C; C= 4186J/kg.K; m3 = 100g; t = 17°C

Tìm C1 = ?

Giải

Nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra.

Q1 = m1c1(t1 - t) = 0,2c1(100 - 17) = 16,6c1

Nhiệt lượng do nước và nhiệt lượng kế thu vào:

Q2 = m2c2(t - t2) = 0,738.4186(17 - 15)= 6178,5

và Q3 = m3c1(t - t2) = 0, lc1(17 - 15) = 0,2c1

Vì nhiệt lượng tỏa ra = nhiệt lượng thu vào nên :

Q1 = Q2 + Q3

Thay số vào phương trình trên sẽ tính được c1:

16,6c1 = 6178,5 + 0,2c1 \(\Rightarrow\) 16,4c= 6,1785

Vậy c1 ≈ 377 J/kg.K.

 

4. ĐỀ SỐ 4

A. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Phương án nào dưới đây sai

Trong công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét: F = dV, trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của

A. phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

B. phần chất lỏng dâng lên thêm khi có vật trong chất lỏng.

C. phần vật chìm trong chất lỏng.

D. cả vật.

Câu 2. Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì cường độ của lực đẩy Ác-si-mét

A. bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước.

B. nhỏ hơn trọng lượng của của phần vật chìm trong nước.

C. bằng trọng lượng của vật.

D. lớn hơn trọng lượng của vật.

Câu 3. Cho hai vật cùng khối lượng, cùng thể tích nhưng một vật hình hộp. vật kia hình lập phương. Khi nhúng cả hai vật trong cùng một chất lỏng thì:

A. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật hình lập phương lớn hơn vật hình hộp.

B. Lực đẩy Ảc-si-mét tác dụng lên vật hình lập phương nhỏ hơn vật hình hộp.

C. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật hai vật là như nhau.

D. Cả ba trường hợp trôn đều có thể xảy ra.

Câu 4. Một quả cân bằng sắt có khối lượng 200g thả vào trong dầu. Biết lực đẩy tác dụng lên quả cân khi thả nó trong dầu là 0,2N. Cho biết trọng lượng riêng của dầu d\(_{dau}\)  = 8000 N/m\(^3\) . Trọng lượng riêng của sắt là

A. 8000N/m\(^3\)

B. 80000N/m\(^3\)  

C. 800000N/m\(^3\).  

D. 8000000N/m\(^3\)

Câu 5. Một kg nhôm (có trọng lượng riêng 27000 N/m\(^3\)) và l kg chì (trọng lượng riêng 130000 N/m\(^3\)) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?

A. Nhôm.       

B. Bằng nhau.

C. Chì.           

D. Không đủ dữ liệu để kểt luận.

Câu 6. Người nào sau đây khi hoạt động có công suất lớn nhất ?

A. Một người thợ rèn sinh ra một công 5000J trong 10 giây.

B. Một người thợ mỏ đẩy xe goòng trong thời gian 5 giây đã thực hiện một công 2000J.

C. Một vận động viên điền kinh trong cuộc đua đã thực hiện một công 7000J trong thời gian 10 giây.

D. Một công nhân bốc vác đã tiêu tốn một công 30 kJ trong một phút.

Câu 7. Các trường hợp nào sau đây vật có thế năng đàn hồi ?

A. Viên bi đang lăn trên mặt phẳng nghiêng.

B. Cái tên nằm trong cái cung đã được dương lên.

C. Quả nặng đang làm việc trong cái búa máy.

D. Viên đạn đang nằm trong khẩu súng .

Câu 8. Trường hợp nào sau đây vật không có vừa động năng vừa thể năng?

A. Một cái ôtô đang leo dốc.

B. Ôtô đang chạy trên đường nằm ngang

C. Vận động viên xe đạp đang xuống đèo.

D. Quả tạ đang rơi từ trên cao xuống.

Câu 9. Một vận động viên điền kinh với công suất 700W đã chạy quãng đường 100m hết 10 giây. Một công nhân xây dựng đã sử dụng ròng rọc động để nâng một khối vật liệu nặng 650N lên cao 10m.

A. Vận động viên thực hiện công lớn hơn người công nhân.

B. Vận động viên thực hiện công nhỏ hơn người công nhân.

C. Vận động viên thực hiện công bằng người công nhân.

D. Cả A, B đều sai.

Câu 10. Cần cẩu A nâng được 1000kg lên cao 7m trong 1 phút, cần cẩu B nâng được 800kg lên cao 5m trong 30 giây. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu.

A. Công suất của A lớn hơn.

B. Công suất của B lớn hơn.

C. Công suất của A và của B bằng nhau.

D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh hai công suất này.

B. TỰ LUẬN

Câu 1. Một bình chứa nước có diện tích đáy là 50cm\(^2\) , chứa một lít nước.

a) Tính áp suất do nước tác dụng lên đáy bình.

b) Nếu đặt một áp kế ở đáy bình, áp kế có chỉ giá trị của câu a không ? Tại sao?

Câu 2. Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.10\(^4\)  N/m\(^2\). Diện tích của các bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m\(^2\) . Hỏi trọng lượng và khối lượng cùa người đó?

Câu 3. Hành khách ngồi yên trên xe ô tô đang chuyển động, cơ năng của hành khách đó tồn tại ở dạng nào?

Câu 4. Để đưa một vật lên độ cao 20m người ta dùng một ròng rọc cố định. Công của lực kéo tối thiểu là 30 kJ. Khối lượng của vật nặng là bao nhiêu?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

D

C

C

B

A

6

7

8

9

10

C

B

B

A

B

Câu 1. 

a) Độ cao mực nước trong bình:

\(h = \dfrac{V }{ S} = \dfrac{{1000} }{ {50}} = 20\;cm\)

Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình:

\(p = hd = 2000 (N/m^2\))

b) Nểu đặt một áp kế ở đáy bình, áp kế không chỉ giá trị cửa câu a. Áp kế sẽ chỉ áp suất tổng cộng ở đáy bình bao gồm áp suất của khí quyen (tác dụng lên mặt nước) và áp suất của nước.

Câu 2.

Trọng lượng của người

\(P = p'.S = 17000.0,03 = 510N.\)

Khối lượng của người:

\(m = 510 : 10 = 51kg.\)

Câu 3.

Hành khách ngồi trên xe, chuyển động cùng với xe nên có động năng, đồng thời ở độ cao h so với mặt đất nên có cả thế năng hấp dẫn.

Câu 4.

Lực kéo cần thiết là:

\(F =\dfrac {A }{ S}  = \dfrac{{30000} }{ 2}  = 1500\;N\)

Khối lượng của vật

\(m=\dfrac{P }{ {10}} =\dfrac{F }{ {10}} =150 \;kg\)

 

5. ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cùng một lực như nhau tác dụng lêu hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B. Gọi P\(_A\) , P\(_B\)  lần lượt là áp suất tác dụng lên vật A, vật B. Ta có:

A . \(P_A = 2P_B\)                     B. \(P_B= 2P_A\)

C. \(P_A = P_B\)                        D.\(P_A ={ P_B^2}\)

Câu 2. Trong hình vẽ 2, lực nào không phải là áp lực ?

A. Trọng lượng của máy kéo chạy trên đoạn đường nằm ngang

B. Lực kéo khúc gồ

C. Lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh.

D. Lực của mũi đinh tác dụng lên bảng gỗ

Câu 3. Lực đẩy Ác-si-mét xuất hiện trong một chất lỏng là do :

A. sự khác nhau giữa trọng lượng và khối lượng của vật.

B. khả năng một chất rắn có thể nổi trên một chất lỏng.

C. xu hướng thoát khỏi chất lỏng của vật.

D. sự khác nhau giữa áp suất tác dụng lên mặt trên và mặt dưới của vật khi nó ở trong chất lỏng.

Câu 4. Chọn câu trả lời đúng

Theo nguyên lý Ác-si-mét, lực đẩy lên vật nhúng trong một chất lỏng bằng

A. trọng lượng của vật.

B. trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng.

C. trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

D. tỉ số trọng lượng riêng của chất lỏng trên trọng lượng riêng của vật.

Câu 5. Điền từ thích hợp

Khi độ cao của cột chất lỏng trên một mặt nào đó………… áp suất do chất lỏng tác dụng lên mặt đó……………

A. giảm, tăng.

B. thay đổi, không phụ thuộc vào độ cao của chất lỏng.

C. tăng, giảm.

D. tăng, tăng.

Câu 6. Ở độ sâu nào lực đẩy lên một vật nằm trong một chất lỏng là lớn nhất?

A. Ở đáy bình chứa chất lỏng.

B. Ở dưới mặt chất lỏng.

C. Ở độ sâu nào lực đẩy lên vật cũng bằng nhau.

D. Ở càng sâu trong chất lỏng lực đẩy càng lớn.

Câu 7. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng vào vật có giá trị

A . 2,4N.                  B. 1,3N.

C. 1,1N.                   D. 3,7N.

Câu 8. Một vật có khối lượng 3600g có khối lượng riêng bằng 1,8g/cm\(^3\). Khi thả vào chất lỏng có trọng lượng riêng bằng 8500N/m\(^3\) , nó hoàn toàn nằm dưới mặt chất lỏng . Lực đẩy Ác-si-mét lên vật có độ lớn bằng

A. 17N.                        B. 8.5N                  

C. 4N.                         D. 1,7N

Câu 9. Glyxêrin có trọng lượng riêng gấp 1,26 lần trọng lượng riêng của nước. Áp suất ở độ sâu 10m trong glyxêrin bằng

A. 126 kPa.                     B. 252 kPa.  

C. 79 kPa                        D. 159 kPa

Câu 10. Một vật nặng 5400g có khối lượng riêng bằng 1800 kg/m\(^3\). Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 850kg/m\(^3\), nó hoàn toàn nằm dưới mặt chất lỏng. Vật đã chiếm chỗ lượng chất lỏng có thể tích bằng

A. 2m\(^3\) .                    B. 2.10\(^{ - 1}\) m\(^3\)

C. 2.10\(^{ - 3}\) m\(^3\) .          D. 3.10\(^{ - 3}\) m\(^3\) .

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Có mấy cách truyền nhiệt từ một bếp lửa đến một người đứng gần đó? Trong trường hợp này cách nào là chủ yếu?

Câu 2. Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng và ngược lại cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng được không, lấy thí dụ minh họa?

Câu 3. Tại sao khi thả quả bóng cao su từ một độ cao nào đó xuống mặt bàn nằm ngang, quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu? Dựa vào định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để giải thích hiện tượng này.

Câu 4. Muốn có 100 lít nước ở nhiệt độ 35°C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 15°C. Lấy nhiệt dung riêng của nuớc là 4.190J/kg.K?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

B

D

C

D

6

7

8

9

10

C

C

A

A

D

Câu 1. Có 3 cách truyền nhiệt từ một bếp lửa đến một người đứng gần đó là: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt. Trong trường hợp này cách truyền nhiệt từ bếp lửa đến người là bức xạ nhiệt.

Câu 2. Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng và ngược lại cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng đều được.

Thí dụ: Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng: Nút đậy ống nghiệm có chứa nước bật ra khi nước được đun sôi.

Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng: Miếng kim loại nóng lên khi được cọ xát nhiều lần vào mặt bàn.

Câu 3. Trong quá trinh quả bóng rơi xuống, thế năng chuyền dần thành động năng. Khi quả bóng nảy lên, động năng chuyển dần thành thế năng. Ngoài ra, có một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng quả bóng và không khí xung quanh quả bóng vì thế cơ năng giảm, quả bóng không bay lên đến độ cao ban đầu.

Câu 4. Giải: Gọi x là khối lượng nước ở 15°C và y là khối lượng nước đang sôi.

Ta có : x + y = 100kg         (1)

Nhiệt lượng y kg nước đang sôi tỏa ra:

Q1 = y.4190.(100 - 35)

Nhiệt lượng x kg nước ở nhiệt độ 15°C thu vào để nóng lên 35°C:

Q2 = x.4190.(35 - 15)

Nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào:

Q1 = Q2 =  x.4190.(35 – 15) = y.4190.(100 -35)    (2)

Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được:

x = 76,5kg; y ≈ 23,5kg

Phải đổ 23,5 lít nước đang sôi vào 76,5 lít nước ở 15°C.

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Bình Phú. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?