Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Bông Sao

TRƯỜNG THCS BÔNG SAO

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 8

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Chuyển động cơ học là sự thay đổi

A. khoảng cách của vật chuyển động so với vật mốc.

B. vận tốc của vật.

C. vị trí của vật so với vật mốc

D. phương, chiều của vật.

Câu 2. Theo dương lịch, một ngày được tính là thời gian chuyển động của Trái Đất quay một vòng quanh vật làm mốc là

A. Trục Trái Đất.                      B. Mặt Trời.

C. Mặt Trăng.                          D. Sao Hỏa.

Câu 3. Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là:

A. Vôn kế            B. Nhiệt kế.        

C. Tốc kế.            D. Ampe kế.

Câu 4. Thành tích của một học sinh trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1000m với thời gian là 2 phút 5 giây. Vận tốc trung bình của học sinh đó là

A. 40m/s.              B. 8 m/s.             

C. 4,88m/s.           D. 120m/s.

Câu 5. Một máy bay cất cánh từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Hà Nội trên đường bay dài 1260km, với vận tốc trung bình 200m/s. Thời gian bay là

A. 1,45 h.             B. 1,75 h           

C. 1,15 h.             D. 2 h

Câu 6. Hình nào sau đây mô tả hai lực cân bằng?

A. Hình a              B. Hình b           

C. Hình c              D. Hình d

Câu 7. Khi xe ô tô đang chuyển động trên đường thì đột ngột phanh, hành khách trên xe bị xô về phía trước là do

A. lực ma sát          B. trọng lực          

C. quán tính            D. lực đàn hồi

Câu 8. Khi rửa rau sổng, trước khi dọn lên đĩa người ta thường để rau vào rổ và vẩy mạnh cho nước văng ra, rau ráo bớt nước. Đó là dựa vào tác dụng của

A. lực ma sát.          B. quán tính.        

C. trọng lực.            D. lực đàn hồi.

Câu 9. Khi chuyển các kiện hàng từ trên cao xuống đất bằng mặt phẳng nghiêng thì giữa kiện hàng và mặt phẳng nghiêng xuất hiện :

A. Lực ma sát trượt.    B. Trọng lực.

C. Lực ma sát lăn.       D. Lực ma sát nghỉ.

Câu 10. Vật chỉ chịu tác dụng của hai lực. Cặp lực nào sau đây làm vật đứng yên thì tiếp tục đứng yên?

A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.

B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.

C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.

D. Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, có phương cùng nằm lên một đường thẳng, ngược chiều.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Nhiệt dung riêng là gì? Công thức tính nhiệt dung riêng, đơn vị đo nhiệt dung riêng.

Câu 2. Một ô tô chuyển động với vận tốc 54km/h. Động cơ ô tô có công suất 15kW và tiêu thụ 6kg xăng trên đoạn đường 50km. Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng là 46.10\(^6\) J/kg, tính hiệu suất của động cơ.

ĐÁP ÁN

             1

            2

            3

            4

            5

             C

            A

            C

            B

            B

             6

            7

            8

            9

           10

             D

            C

            B

            A

            D

Câu 1. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg một chất tăng thêm 1°C.

Công thức tính nhiệt dung riêng \(c = \dfrac{Q }{{m.\Delta {t^0}}}\)

Đơn vị đo nhiệt dung riêng là J/kg.K

Câu 2.

Đổi

\(54km/h = 15m/s \); \(50km = 50000m.\)

Lực do động cơ ô tô sinh ra: Từ \(P = F.v \Rightarrow F = \dfrac{P }{ v}\)  thay số (P ở đây là công suất):

\(F =\dfrac{{1500} }{ {15}} = 1000N\).

Công mà động cơ thực hiện trên đoạn đường 50km:

\(A = F.s= 1000.50 000 = 5.10^7\; J.\)

Nhiệt lượng do 6kg xăng bị đốt cháy tỏa ra \(Q = m.q = 6.46.10^6  = 27,6.10^7\; J.\)

Hiệu suất của động cơ là: \(H = Q . 100\% = \dfrac{{{{5.10}^7}} }{ {27,{{6.10}^7}}} .100\%\)\(\; \approx 18,1\%\)

 

2. ĐỀ SỐ 2

A .TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng thu vào của một vật?

A. Q = mc∆t, với ∆t là độ giảm nhiệt độ

B. Q = mc∆t, với ∆t là độ tăng nhiệt độ

C. Q = mc(t\(_1\) - t\(_2\) ), với t\(_1\) là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\) là nhiệt độ cuối của vật

D. Q = mc(t\(_1\) + t\(_2\) ), với t\(_1\)  là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\) là nhiệt độ cuối của vật

Câu 2. Hình sau vẽ các đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của 3 vật a, b, c nhận được những nhiệt lượng như nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. Biết cả 3 vật đều được làm bằng thép và có khối lượng m \(_a\)  > m\(_b\)  > m\(_c\) .

Nếu bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh thì trường hợp nào dưới đây là đúng?

A.Đường I ứng với vật b, đường II ứng với vật c, đường III ứng với vật a.

B. Đường I ứng với vật a, đường II ứng với vật c đường III ứng với vật b.

C. Đường I ứng với vật c, đường II ứng với vật b, đường III ứng với vật a. 

D. Đường I ứng với vật b, đường II ứng với vật a, đường III ứng với vật c.

Câu 3. Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng tỏa ra của một vật?

A. Q = mc(t\(_2\)  - t\(_1\) ), với t\(_1\)  là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\)  là nhiệt độ cuối của vật.

B. Q = mc(t\(_1\) - t\(_2\) ), với t\(_1\)  là nhiệt độ ban đầu, t\(_2)(  là nhiệt độ cuối của vật.

C. Q = mc(t\(_1\)  +t\(_2\)  ), với t\(_1\)  là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\)  là nhiệt độ cuối của vật.

D. Q = mc∆t, với ∆t độ tăng nhiệt độ của vật.

Câu 4. Pha một lượng nước nóng ở nhiệt độ t vào nước lạnh ở 10°C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn họp nước là 20°C. Biết khối lượng nước lạnh gấp 3 lần khối lượng nước nóng. Hỏi nhiệt độ lúc đầu t của nước nóng bằng bao nhiêu?

A. 50°C                      B. 60°C.                  

C. 70°C                       D. 80°C

Câu 5. Khối nước và khối đất riêng biệt cùng khối lượng. Biết nhiệt dung riêng của nước và đất lần lượt là c\(_n\)  = 4200 J/kgK và c\(_d\)  = 800 J/kgK. Để hai khối này có độ tăng nhiệt độ như nhau thì phải cung cấp nhiệt lượng cho nước nhiều gấp bao nhiêu lần so với nhiệt lượng cung cấp cho đất ?

A.2,25                             B.4,25.

C. 5,25                            D. 6,25

Câu 6. Một ôtô đang chuyển động trên đường. Trong các mô tả dưới đây. câu nào không đúng? 

A. Ôtô chuyển động so với người lái xe

B. Ôtô đứng yên so với người lái xe

C. Ôtô chuyển động so với mặt đường

D. Ôto chuyển động so với cây ven đường

Câu 7. Nếu biết độ lớn vận tốc của một vật, ta có thể:

A. biết được quỹ đạo của vật là đường tròn hay đường thẳng.

B. biết được vật chuyển động nhanh hay chậm

C. biết được tại sao vật chuyển động.

D. biết được hướng chuyển động của vật.

Câu 8. Đường bay từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh dài 1400km. Một máy bay bay đều thì thời gian bay là 2 giờ. Vận tốc của máy bay có giá trị là

A. 7000 km/h.             B. 700km/h.          

C.  700,09m/s.            D. 700 m/s.

Câu 9. Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường lúc phanh gấp.

B. Lực giữ cho vật còn đứng yên trên mặt bàn bị nghiêng.

C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.

D. Lực xuất hiện khi viên bi lăn trên mặt sàn.

Câu 10. Trường hợp nào dưới đây có xuất hiện lực ma sát nghỉ?

A. Chiếc xe “tắt máy” đang nằm yên trên đường dốc.

B. Chuyển động của khúc gỗ trượt trên mặt sàn.

C. Chuyển động của các bánh xe lăn trên mặt đường.

D. Chuyển động của cành cây khi có gió thổi.

B. TỰ LUẬN.

Câu 1. Em hãy cho thí dụ về một vật:

a) Đứng yên so với vật này, nhưng lại chuyển động so với vật khác.

b) Vừa tham gia chuyển động tròn, vừa tham gia chuyển động thẳng.

c) Đối với người này, quỹ đạo là đường thẳng, còn đối với người khác, quỹ đạo là đường cong.

Câu 2. Hai lực cân bằng là gì? Nếu hai lực cân bằng tác dụng vào một vật đang chuyển động thì có hiện tượng gì xảy ra.

Câu 3. Người ta đổ 1 kg nước sôi vào 2kg nước ở nhiệt độ 25°C. Sau khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ cùa nước là 45°C. Tính nhiệt lượng mà nước đã tỏa ra môi trường ngoài?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

C

B

A

C

6

7

8

9

10

A

B

B

C

A

Câu 1:

a) Khi xe chuyển động yên xe đứng yên so với khung xe, nhưng lại chuyển động so với mặt đường.

b) Khi bánh xe quay, một điểm trên bánh vừa chuyển động tròn, vừa chuyển động thẳng trên đường.

c) Khi thả một vật rơi trên tàu. Đối với hành khách trên toa tàu thì quỹ đạo của vật rơi theo phương thẳng đứng, còn đối với người ở dưới sân ga thì quỹ đạo của vật là đường cong.

Câu 2:

- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên một đường thẳng, chiều ngược nhau.

- Nếu hai lực cân bằng tác dụng vào một vật đang chuyển động thì vật sẽ chuyển động thẳng đều.

Câu 3.

Nhiệt lượng nước nóng tỏa ra là: \(Q_\text{tỏa}  = c.m_1  (t^o-t_1^o ) = c (100 - t^o)\)

Nhiệt lượng nước lạnh thu vào là: \(Q_{thu}  = c.m_2  (t_2  -t_1 ) = 2c (t^o-25).\)

Ta có phương trình cân bằng nhiệt:

\(Q_{thu}  = Q_\text{tỏa} \)

\(\Rightarrow c (100 -t^o) = 2c (t^o- 25)\)

\(\Rightarrow t^o= 50^oC.\)

Độ chênh lệch nhiệt độ so với thực tế: 5°C.

Nhiệt lượng tỏa ra môi trường ngoài là: \(Q = c.5.(m_1  + m_2 ) = 63000\;J.\)

 

3. ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Chuyển động cong là chuyển động tròn.

B. Chuyển động tròn là chuyển động cong.

C. Hai vật cùng chuyển động so với vật thứ ba thì hai vật này đứng yên đối với nhau.

D. Hai vật cùng đứng yên so với vật thứ ba thì hai vật này chuyển động đối với nhau.

Câu 2. Công thức nào sau đây dùng để tính vận tốc trung bình của một chuyển động:

A . \(v = {t \over s}\)                 B. \(v = t.s\)                 

C.  \(v ={s \over t}\)                  D. \(s = {v \over t}\)

Câu 3. Chọn câu trả lời đúng 

Chuyển động của đầu van xe đạp so với vật mốc là mặt đường khi xe chuyển động thẳng trên đường là chuyển động

A. thẳng.                     

B. tròn.

C. cong.                               

D. phức tạp, là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng với chuyển động tròn.

Câu 4. Hai xe khởi hành đồng thời tại hai địa điểm A, B cách nhau quãng đường AB = s, đi cùng chiều nhau, với vận tốc mỗi xe là v\(_1\)  > v\(_2\) . Sau thời gian t, hai xe gặp nhau. Ta có

A. s = (v\(_1\) + v\(_2\) ).t      B. s = (v\(_2\) –v\(_1\) ).t

C. s = (v\(_1\)  - v\(_2\) ).t      D. Cả A, B, C đều sai

Câu 5. Nói vận tốc là 4m/s nghĩa là bằng

A. 144km/h            B.14,4km/h

C. 0,9km/h             D. 9km/h

Câu 6. Chọn câu trả lời sai

Một vận động viên bơi lội bơi sáu vòng dọc theo hồ bơi có chiều dài 90m hết 10 phút. Vận tốc trung bình của người đó là

A. 6,48 km/h.           B. 108m/phút.        

C. 1,8 m/s.               D. 0,5 m/s.

Câu 7. Một ô tô lên dốc với vận tốc 16km/h, khi xuống lại dốc đó, ô tô này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Vận tốc trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là

A. 24km/h.              B. 32km/h.              

C.21,33km/h.          D. 26km/h.

Câu 8. Cho hai xe như nhau lúc đầu đứng yên. Dưới tác dụng của lực F\(_1\), xe 1 đạt vận tốc 3m/s trong 3s. Dưới tác dụng của lực F\(_2\)  = 2 F\(_1\)  thì xe 2 đạt vận tốc như trên trong thời gian

A. 1,5s.                 B. 8s.                

C. 5s.                    D. 3s.

Câu 9. Chọn câu trả lời đúng

Một ôtô đang đứng yên trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là lực:

A. ma sát trượt.                 B. ma sát lăn.

C. ma sát nghỉ.                  D. đàn hồi.

Câu 10. Những cách nào sau đây sẽ làm giảm lực ma sát?

A. Mài nhẵn bề mặt tiếp xúc giữa các vật.

B. Thêm dầu mỡ.

C. Giảm lực ép giữa các vật lên nhau.

D. Tất cả các biện pháp trên.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Một tấm thép khối lượng 2kg được bỏ vào 2kg rượu. Nhiệt độ của thép giảm đi 25°C. Biết nhiệt dung riêng của thép và rượu lần lượt là c\(_{th}\) = 460 J/kgK và c\(_r\)  = 250 J/kgK. Hỏi nhiệt độ của rượu tăng lên bao nhiêu độ ?

Câu 2. Với 2 lít xăng, một xe máy có công suất 1,6kW chuyển động với vận tốc 36km/h sẽ đi được bao nhiêu km? Biết hiệu suất của động cơ là 25%. khi 1 kg xăng cháy hết thì tỏa ra nhiệt lượng q = 4,6.10\(^7\) J, khối lượng riêng của xăng là 700kg/m\(^3\) .

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

C

D

C

B

6

7

8

9

10

D

C

A

D

D

Câu 1.

Nhiệt lượng tấm thép tòa ra: \(Q_1  = m_1 .c_t  .∆t_1\)

Nhiệt lượng rượu thu vào: \(Q_2  = m_2.c_t .∆t_2\)

Vì nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào nên ta có: \(Q_1 = Q_2\) .

Hay \(m_1 .c_t ∆t_1 =m_2 .c_t . ∆t_2  \)

\(\Leftrightarrow  2.460.25 = 2.250. ∆t_2\)

\( \Rightarrow  ∆t_2= 46^oC\)

Câu 2.

Đổi \(2l  = 0,002 m^3\); \(1,6kW = 1600W ; \) \(v = 36km/h = 10 m/s\)

Khối lượng của 2\(\ell \)  xăng là: \(m = D.V = 700.0,002 = 1,4\,kg.\)

Nhiệt lượng do xăng bị đốt cháy tỏa ra là:

\(Q = m.q = 1,4.4,6.10^7  = 6,44.10^7\,J\).

Công của động cơ xe máy:

Từ \(H = \dfrac{A }{ Q}  100\%  \Rightarrow  A = \dfrac{{QH} }{ {100\% }}\)

Thay số:

\(A = \dfrac{{6,{{44.10}^7}.25\% } }{{100\% }} = 1,61 .10^7\,J\)

Thời gian xe máy đi : Từ \(P=\dfrac{A}{ t}\)

\(\Rightarrow t= \dfrac{A }{ P} = \dfrac{{1,{{61.10}^7}} }{ {1600}} =10062,5\,s.\)

Quãng đường xe máy đi được là : \(s = v.t = 10.10062,5 = 100,625km.\)

 

4. ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị nhiệt dung riêng?

A. J.kg                        B. J/kg

 C. J                            D.\({J \over {kg.K}}\)

Câu 2. Đặt một thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì nhiệt năng của thìa nhôm và của nước thay đổi như thế nào?

A. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều giảm.

B. Nhiệt năng cùa thìa giảm, cùa nước trong cốc tăng.

C. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm.

D. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều tăng.

Câu 3. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là đúng?

A. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

B. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun.

C. Bất cứ vật nào cũng có nhiệt lượng.

D. Sự truyền nhiệt giữa hai vật dừng lại khi hai vật có nhiệt lượng bằng nhau.

Câu 4. Thả hai miếng đồng, nhôm có cùng khối lượng và ở cùng một nhiệt độ vào một cốc nước nóng. Nếu gọi nhiệt lượng của miếng đồng, nhôm thu vào cho tới khi cân bằng nhiệt là Q\(_D\)  và Q\(_N\) thì kết luận nào sau đây là đúng? (biết C\(_d\)  = 380J/kg.K và C\(_N\)  = 880J/kg.K)

A .Q\(_N\)  < Q\(_D\)         

B. Q\(_N\)  = Q\(_D\)   

C. Q\(_N\)  > Q\(_D\)  

D. Không kết luận được

Câu 5. Thả vào chậu nước có nhiệt độ t\(_1\) một thỏi nhôm được đun nóng đến nhiệt độ t\(_{1'}\))(t\(_{1'}\) > t\(_1\)). Sau khi cân bằng nhiệt cả hai có nhiệt độ t\(_2\)

A. t\(_2\) >t\(_1\) >t\(_{1'}\)         

B. t\(_{1'}\) >t\(_2\) >t\(_1\)   

C. t\(_1\) >t\(_2\) >t\(_{1'}\)   

D. t\(_1\) >t\(_2\) =t\(_{1'}\)

 Câu 6. Câu nào sau đây nói về công và nhiệt lượng là đúng?

A. Công và nhiệt lượng là hai đại lượng không có cùng đơn vị đo.

B. Công và nhiệt lượng là hai cách làm thay đổi nhiệt năng

C. Công và nhiệt lượng là các dạng năng lượng.

D. Một vật chỉ thực hiện công khi nhận được nhiệt lượng.

Câu 7. Khối thép m = 10g ở nhiệt độ 30°C, sau khi nhận nhiệt lượng 46J thì tăng lên đến nhiệt độ 40°C. Nhiệt dung riêng của thép là:

A .2500J/kgK      B.460J/kgK.        

C. 4.200J/kgK     D. 130J/kgK

Câu 8. Người tạ thả một miếng đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 100°C vào 2,5kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 30°C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ nếu bỏ qua sự trao đôi nhiệt với bình đựng nước và môi trường ngoài.

A. 5°C                B. 15°C.              

C. 10°C.             D. 1,52°C.

Câu 9. Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20°C lên 50°C là bao nhiêu?

C\(_d\) = 380 J/kg.K

A. 57000kJ                  B.57000J               

C.5700J                       D. 5700kJ

Câu 10. Để đun 8,8kg nước từ 5°C nóng lên 85°C. Bỏ qua sự thất thoát nhiệt với môi trường xung quanh. Người ta phải dùng khôi lượng dầu là m (g), nhiệt dung riêng của nước là C\(_n\)  = 4200 J/kgK; Biết rằng khi đốt cháy 1 kg dầu thì thu được năng lượng q = 44.10\(^6\) J, hỏi khối lượng m(g) dầu cần dùng là :

A .6,72g .             B. 0,672g.         

C. 67,2g               D. 672g

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều, công thức tính vận tốc trung bình.

Câu 2. Chọn các từ nhanh dần, chậm dần đều điền vào chỗ trống cho phù hợp. Nếu trong những khoảng thời gian như nhau:

a) Vật đi được những quãng đường như nhau thì chuyển động của vật là chuyển động…………….         

b) Vật đi được những quãng đường càng lúc càng dài thì chuyển động của vật là chuyển động………………     

c) Vật đi được những quãng đường càng lúc càng nhỏ thì chuyển động của vật là chuyển động……………….   

Câu 3. Một vận động viên đua xe đạp vô địch thế giới đã thực hiện cuộc đua vượt đèo với kết quả như sau:

Quãng đường từ A đến B: 45km trong 2 giờ 15 phút.

Quãng đường từ B đến C: 30km trong 24 phút.

Quãng đường từ C đến D: 10km trong \({1 \over 4}\)  giờ.

Hãy tính:

a) Vận tốc trung bình trong mỗi quãng đường.

b) Vận tốc trung bình trên cả quãng đường đua.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

D

C

A

C

B

6

7

8

9

10

B

B

D

B

C

Câu 1.

- Chuyển động đều là chuyển động mà độ lớn vận tốc không thay đổi theo thời gian.

- Chuyển động không đều là chuyển động mà độ lớn vận tốc thay đổi theo thời gian.

- Công thức: \(v_{tb}=\dfrac{s }{ t}\)

Câu 2.

a) đều ; b) nhanh dần; c) chậm dần

Câu 3. Vận tốc trung bình trên quãng đường từ A đến B: \(v_1  = 5,56\) m/s.

Vận tốc trung bình trên quãng đường từ B đến C: \(v_2   = 20,83\) m/s.

Vận tốc trung bình trên quãng đường từ c đến D: \(v_3 = 11,11\) m/s.

Vận tốc trung bình trên cả quãng đường từ A đến D: \(v_{tb}  = 8,14\) m/s.

 

5. ĐỀ SỐ 5

A. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng tỏa ra của một vật?

A. Q = mc(t\(_2\) - t\(_1\) ), với t\(_1\) là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\) là nhiệt độ cuối của vật.

B. Q = mc(t\(_1\) - t\(_2\) ), với t\(_1\) là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\) là nhiệt độ cuối của vật.

C. Q = mc(t\(_1\) + t\(_2\) ), với t\(_1\) là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\) là nhiệt độ cuối của vật.

 D. Q = mc∆t, với ∆t độ tăng nhiệt độ của vật.

Câu 2. Hình dưới đây vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của cùng một khối Iượng nước, đồng, nhôm khi nhận được cùng một nhiệt lượng trong cùng một khoảng thời gian. Câu phát biểu nào sau đây là đúng?

B. Đường I ứng với nước, đường II với đồng, đường III với nhôm.

A. Đường I ứng với đồng, đường II với nhôm, đường III với nước.

C. Đường I ứng với nước, đường II với nhôm, đường III với đồng.

D. Đưòng I ứng với nhôm, đường II với đồng, đường III với nước.

Câu 3. Trong động cơ nổ 4 kì, thì trong kì nào động cơ sinh công có ích :

 A. Kì thứ nhất.            B. Kì thứ hai.    

C. Kì thứ ba.                D. Kì thứ tư.

Câu 4. Để đun m (kg) nước từ 20°C nóng lên 100°C. Bỏ qua sự thất thoát nhiệt với môi trường xung quanh. Người ta phải dùng khối lượng dầu là 33,6 (g). Biết nhiệt dung riêng của nước là c\(_a\) = 4200 J/kgK; năng suất tỏa nhiệt cùa dầu là q\(_d\)  = 44.10\(^6\)  J/kg. Hỏi khối lượng m (kg) nước bằng bao nhiêu?

A .44g.                        B. 440g.                 

C. 44kg                       D. 4,4kg

Câu 5. Pha m (g) nước ở 100°C vào 50g nước ở 30°C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là 50°C. Khối lượng m là :

A. 10g                B. 20g.                

C. 30g                D. 40g

Câu 6. Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng?

A. Ôtô chuyển động so với mặt đường.

B. Ôtô đứng yên so với người lái xe.

C. Ôtô chuyển động so với người lái xe.

D. Ôtô chuyển động so với cây bên đường.

Câu 7. Quỹ đạo chuyển động của một vật là

A. đường mà vật chuyển động vạch ra trong không gian.

B. đường thẳng vật chuyển động vạch ra trong không gian.

C. đường tròn vật chuyển động vạch ra trong không gian.

D. đường cong vật chuyển động vạch ra trong không gian.

Câu 8. Một canô đi xuôi dòng nước từ địa điểm A đến B hết 30 phút. Nếu canô đi ngược dòng nước từ B về A thì hết 45 phút. Nếu canô tắt máy trôi theo dòng nước thì thời gian đi từ A đến B là

A. 1,5 h               B. 2,5 h             

C. 2 h                  D. 3 h

Câu 9. Một viên bi lăn trên mặt bàn nhẵn, phẳng nằm ngang. Coi ma sát và sức cản của không khí là không đáng kể. Phương án nào dưới đây là đúng?

A. Tổng các lực tác dụng lên viên bi là bằng không.

B. Quỹ đạo chuyển động của viên bi là tròn.

C. Trọng lực đã làm cho viên bi chuyển động.

D. Lực tác dụng của mặt bàn lên viên bi đã làm cho viên bi chuyển động.

Câu 10. Mặt lốp ô tô, xe máy, xe đạp có khía rãnh để

A. tăng ma sát             B. giảm ma sát    

C. tăng quán tính         D. giảm quán tính

B. TỰ LUẬN.

Câu 1. Ngồi trên chiếc xe đạp đang chạy, em hãy cho biết:

a) Các bộ phận nào của xe chuyển động theo quỹ đạo thẳng?

b) Các bộ phận nào của xe chuyển động theo quỹ đạo tròn?

Câu 2. Cho 1 ví dụ về ma sát có hại và 1 ví dụ về ma sát có lợi?

Câu 3. Một tấm đồng khối lượng 32,5g ở nhiệt độ 200°C, được cho vào nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng 60g chứa 50g nước ở nhiệt độ 10°C. Hỏi nhiệt độ cuối cùng của hệ là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng cùa đồng và nưóc lần lượt là c\(_d\)  = 400J/kgK và c\(_n\)  = 4200J/kgK.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

A

C

D

B

6

7

8

9

10

C

A

D

A

A

Câu 1.

a) Khung xe, và phần dây xích khi chưa ăn vào các đĩa, chuyển độns theo đường thẳng.

b) Bánh xe, bàn đạp, đầu mút của tay lái ... chuyển động theo đường tròn.

Câu 2.

+ Ma sát có hại: ma sát giữa các trục quay, làm cản trở chuyển động của bánh xe, máy móc.

+ Ma sát có lợi: ma sát giữa má phanh và trục hoặc vành xe để hãm các xe cộ khi phanh

Câu 3.

Nhiệt lượng tấm đồng tỏa ra : \(Q _1= m_1 . c ( {t^0}_1 - {t^0} )\)

Nhiệt lượng nhiệt lượng kế thu vào : \(Q_2  =m_2 . c ({t^0}  - {t^0}_2).\)

Nhiệt lượng nước thu vào: \(Q_3  =m_3 . c . ({t^0} -{t^0}_2).\)

Vì nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào nên ta có: \(Q_1  = Q_2  + Q_3\).

Hay \(m_1  .c .({t^0}_1 -{t^0} ) \)\(\;= m_2 .c ({t^0}  - {t^0}_2 ) +m_3 .c. ({t^0}  - {t^0}_2 )\)

\(32,5 .400( 200 -{t^0} )\)\(\; = 60.400 ({t^0} -10) + 50.4200 ({t^0}- 10)\)

Giải ra ta được t = 10°C

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Bông Sao. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?