Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Tất Thành

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 8

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Một xe lửa chuyển động với vận tốc trung bình là 40km/h từ nhà ga A đến nhà ga B hết 1 h 15 phút. Quãng dường từ ga A đến ga B là :

A. 60km                       B. 46km                

C. 50km                       D. 75km

Câu 2. Một người khởi hành từ nhà lúc 6h30 phút và tới nơi làm việc lúc 7h. Quãng đường từ nhà tới cơ quan là 5,4km. Dọc đường người đó dừng lại bơm xe mất 5 phút, sau đó mua báo hết 10 phút. Vận tốc trung bình của người đó là

A. 21,6km/h             B. 36m/phút

C. 10,8km/h             D. Cả A, B, C đều sai

Câu 3. Khi đánh tennis, vận động viên đập mặt vợt vào trái bóng. Khi đó mặt vợt đã tác dụng lực

A. làm biển dạng trái bóng và biến đổi chuyển động của nó.

B. chỉ làm biến đổi chuyển động của trái bóng.

C. chỉ làm biến dạng trái bóng.

D. cả A, B, C đều sai.

Câu 4. Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:

A. Trọng lực \(\overrightarrow P \) của Trái Đất với lực ma sát \(\overrightarrow F \) của mặt bàn.

B. Trọng lực \(\overrightarrow P \)  của Trái Đất với phản lực \(\overrightarrow N \) của mặt bàn.

C. Lực ma sát \(\overrightarrow F \)  với phản lực \(\overrightarrow N \) của mặt bàn.

D. Lực ma sát \(\overrightarrow F \)  của mặt bàn cân bằng với hợp lực của trọng lực \(\overrightarrow P \)  của Trái Đất và phản lực \(\overrightarrow N \)  của mặt bàn.

Câu 5. Ba lực cùng phương có cường độ lần lượt là \(\overrightarrow {{F_1}}  = 80N\), \(\overrightarrow {{F_2}}  = 60N\) và \(\overrightarrow {{F_3}}  = 20N\) cùng tác dụng vào một vật. Để vật đứng yên, ba lực đó phải thỏa mãn:

A. \(\overrightarrow {{F_1}} \), \(\overrightarrow {{F_2}} \) cùng chiều nhau và ngược chiều với hai lực trên.

B.\(\overrightarrow {{F_1}} \) , \(\overrightarrow {{F_3}} \) cùng chiều nhau và \(\overrightarrow {{F_2}} \)  ngược chiều với hai lực trên.

C.\(\overrightarrow {{F_2}} \) , \(\overrightarrow {{F_3}} \)  cùng chiều nhau và \(\overrightarrow {{F_1}} \)  ngược chiều với hai lực trên.

D. \(\overrightarrow {{F_1}} \) , \(\overrightarrow {{F_2}} \)  ngược chiều nhau và \(\overrightarrow {{F_3}} \)  cùng chiều hay ngược chiều \(\overrightarrow {{F_1}} \)  đều được.

Câu 6. Khi có các lực không cân bằng tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng đều thì chuyển động của vật sẽ như thế nào?

A. Không thay đổi               

B. Chỉ có thể tăng dần

C. Chỉ có thể giảm dần               

D. Có thể tăng dần, hoặc giảm dần

Câu 7. Tay ta cầm nắm được các vật là nhờ có:

A. ma sát trượt

B. ma sát nghỉ

C. ma sát lăn

D. quán tính

Câu 8. Cho một hòn bi lăn, trượt và nằm yên trên một mặt phẳng. Trường hợp nào sau đây lực ma sát có giá trị nhỏ nhât:

A. Hòn bi lăn trên mặt phẳng nghiêng.

B. Hòn bi trượt trên mặt phẳng nghiêng.

C. Hòn bi năm yên trên mặt phẳng nghiêng.

D. Hòn bi vừa lăn. vừa trượt trên mặt phẳng nghiêng.

Câu 9. Ma sát nào dưới đây có hại nhất?

A .Ma sát giữa dây và ròng rọc.      

B. Ma sát giữa bánh xe và trục quay.

C Ma sát giữa đế giày và nền nhà.      

D. Ma sát giữa thức ăn và đôi đũa.

Câu 10. Chọn câu trả lời sai

Một cỗ xe ngựa được kéo bởi một con ngựa đang chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang.

A. Không có lực nào tác dụng vào cỗ xe.

B. Tổng tất cả các lực tác dụng vào cỗ xe triệt tiêu nhau.

C. Trọng lực tác dụng lên cỗ xe cân bằng với phản lực của mặt đường tác dụng vào nó.

D. Lực kéo của ngựa cân bằng với lực ma sát của mặt đường tác dụng lên cỗ xe.

B. TỰ LUẬN

Câu 1. Người ta thả một miếng đồng khối lượng 600g ở nhiệt độ 100°C vào 2,5kg nước. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 30°C. Hỏi độ tăng nhiệt độ của nước là bao nhiêu? Biết Cđ= 380J/kg.K và Cn = 4200J/kg.K.

Câu 2. Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, một học sinh thả một miếng chì khối lượng 310g được nung nóng tới 100°C vào 0,25 lít nước ở 58,5°C. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước và chì là 60°C. Cho Cn = 4200J/Kg.K.

a) Tính nhiệt lượng nước thu được.

b) Tính nhiệt dung riêng của chì.

c) Tại sao kết quả tính được chỉ gần đúng giá trị ghi ở bảng nhiệt dung riêng?

Câu 3. Tính hiệu suất của động cơ một ô tô, biết rằng khi nó chuyển động với vận tốc 72km/h thì động cơ có công suất là 20kW và tiêu thụ 10 lít xăng trên quãng đường l00km, cho biết khối lượng riêng của xăng là 0,7.103kg/m3 và khi đốt cháy hoàn toàn lkg xăng ta thu được nhiệt lượng q = 46.106J.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

C

A

A

B

C

6

7

8

9

10

D

B

A

B

A

Câu 1. Nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa hai chất lỏng và môi trường

Nhiệt lượng thu vào và tỏa ra bằng nhau nên: Q = m1c1∆t= m2c2∆t2

Độ tăng nhiệt đọ của nước là \(∆t_2= \dfrac{{{m_1}{c_1}\Delta {t_1}} }{ {{m_2}{c_2}}} = \dfrac{{380.0,6.70}}{{4200.2,5}} \)\(\,= 1,52^oC\)

Câu 2.

a, Nhiệt lượng thu vào của nước: \(Q = mc∆t = 4200.0,25.1,5 = 1575 \,J\)

b, Tính nhiệt dung riêng của chì:

\(Q = m’c’∆t’ \)

\(\Rightarrow c’ = \dfrac{Q }{ {m'\Delta t'}} = \dfrac{{1575} }{ {0,31.40}} = 127\,J\)

c, So với giá trị ghi ở bảng nhiệt dung riêng thì giá trị này bé hơn là do trong thí nghiệm , một lượng nhỏ nhiệt đã mất mát.

Câu 3. Đổi 20kW = 20.103W ; 10\(l \) = 0,01 m3.

Khối lượng cùa 20l xăng là : \(m = D.V = 0,7.103.0,01 = 7\,kg.\)

Thời gian ô tô đi hết 100km là : \(t = \dfrac{s }{ v} = \dfrac{{100} }{ {72}} ≈ 1,39\, h = 5 000\,s\)

Công mà động cơ ô tô thực hiện: \(A = P.t = 20.103.5 000 =10.10^7\, J\)

Nhiệt lượng do xăng đốt cháy tỏa ra: \(Q = m.q = 7.4,6. 10^7 = 32,2.10^7\,J\)

Hiệu suất của động cơ ô tô là:

\(H = \dfrac{A }{ Q}.100\% = \dfrac{{{{10.10}^7}}}{{32,{{2.10}^7}}}.100\%\)\(\, ≈ 31\%\)

 

2. ĐỀ SỐ 2

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Một chiếc ô tô cùng chuyển động đều đi được đoạn đường 24km trong 25 phút. Lực cản của mặt đường là 500 N. Công suất cửa ô tô là:

A. 800W                  B8kW              

C. 80kW                   D. 800kW

Câu 2. Chọn câu đúng điền vào chỗ trống sau

Năng lượng không mất đi và cũng không tự sinh ra..................

A. Nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

B. Nó truyền từ vật này sang vật khác.

C. Nó giữ nguyên không trao đổi.

D. Câu (A) và (B).

Câu 3. Một vật được ném từ thấp lên cao thì

A. Cơ năng của vật biến toàn bộ thành nhiệt năng.

B. Thế năng biến đổi dần thành động năng.

C. Động năng biến đổi dần thành thể năng.

D. Cả (A), (B), (C) đều đúng.

Câu 4. Hạt phấn hoa chuyển động không ngừng trong nước về mọi phía trong chuyển động Brao là do:

A. Nguyên tử phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.

B. Phân tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng va chạm vào các hạt phấn hoa.

C. Phân tử phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.

D. Cả ba lí do trên.

Câu 5. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?

A. Chỉ trong chất lỏng và chất rắn.

B. Chỉ trong chân không.

C. Trong cả chất lỏng, chất rắn và chất khí.

D. Chỉ trong chất lỏng.

Câu 6. Chọn câu nhận xét đúng nhất

Khi sử dụng đèn dầu người ta hay dùng bóng đèn vì bóng đèn có các tác dụng sau:

A. Ngọn lửa không bị tẳt khi có gió.

B. Tăng độ sáng.

C. Cầm đèn di chuyển tiện lợi.

D. Sự đối lưu làm cho sự cháy diễn ra tốt hơn.

Câu 7. Một tấm đồng khối lượng 460g được nung nóng rồi bỏ vào trong 200g nước lạnh. Khi đạt đến sự cân bằng nhiệt, tấm đồng tỏa ra nhiệt lượng 500J. Hỏi nước đã thu nhiệt lượng bằng bao nhiêu? Bỏ qua sự thất thoát nhiệt vào môi truờng.

A. 1000J                   B. 500J.            

C. 250J                     D. 2000J

Câu 8. Pha 300g nước ở 100°C vào m (g) nước ở 20°C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là 50°C. Khối lượng m là :

A. 300g                    B. 200g.            

C. l00g                     D. 500g

Câu 9. Một máy đóng cọc có quả nặng rơi từ độ cao 5m đến đập vào cọc móng, sau đó cọc bị đóng sâu vào đất 40cm. Cho biết khi va chạm búa máy đã truyền 80% công của nó cho cọc. Lực cản của đất đối với cọc là 10000N. Khối lượng quả nặng là:

A. l00kg                   B. 200kg          

C300kg                   D. 400kg

Câu 10. Một ôtô có công suất 16000W chạy trong 575 giây. Biết hiệu suất của động cơ là 20%. Biết khi đốt cháy hoàn toàn lkg xăng ta thu được nhiệt lượng q = 46.106J . Khối lượng xăng tiêu hao để xe chạy trong 1 giờ là :

A. 6,26kg                B. 10kg.

C. 8,2kg                   D. 20kg

B.  TỰ LUẬN

Câu 1. Ngựa kéo xe chuyển động đều. Lực ngựa kéo xe là 600N. Trong 5 phút xe đã nhận được một công do ngựa sinh ra là 360kJ.

a) Quãng đường xe đi được là bao nhiêu? 

b) Tính vận tốc chuyển động của xe.

Câu 2. Một khối nước đá hình lập phương cạnh 3cm, khối lượng riêng bằng 0,9 lần khối lượng riêng của nước. Viên đá nổi trên mặt nước. Tính tỉ số giữa thể tích phần nổi và phần chìm của viên đá từ đó suy ra chiều cao của phần nổi.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

A

C

B

C

6

7

8

9

10

D

B

D

A

A

Câu 1.

a/ Quãng đường xe đi đươc là:

\(s =\dfrac{A}{ F}  = \dfrac{360000}{600} = 600\, m\)

b/ Vận tốc chuyển động của xe:

\(V = \dfrac{s }{ t}  = 2\,m/s\).

Câu 2. Gọi d\(_1\)  và d\(_2\)  là trọng lượng riêng của nước và nước đá, V\(_1\)  và V\(_2\)  là thể tích phần nước đá bị chìm và nổi. Gọi h\(_1\)  và h\(_2\) là chiều cao nước đá bị và nổi. Khi viên đá nổi thì lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng của vật.

V, h lần lượt là thể tích, chiều cao của khối nước đá

\(d_1 V_1 = d_2(V_1 +V_2 ) \Rightarrow \dfrac{{{V_1}}}{ {{V_2}}}  = \dfrac{{{d_1}} }{ {{d_2}}}  \)

\(\Rightarrow \dfrac{{{V_1}} }{ {{V_2}}} =\dfrac{1 }{ 9}\)

\(d_1 .h_1  = d_2 . h \rightarrow h_1  = \dfrac{{{d_2}h} }{{{d_1}}} = 2,7\,cm\) và độ cao phần nổi là:

\(h_2 = h - h_1 = 3 - 2,7 = 0,3\,cm = 3\)\(\,\,mm.\)

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Chọn câu trả lời sai

Một tàu cánh ngầm đang lướt sóng trên biển. Ta nói:

A. Tàu đang đứng yên so với hành khách trên tàu.

B. Tàu đang chuyển động so với mặt nước.

C. Tàu đang chuyển động so với chiếc tàu đánh cá đang chạy ngược chiều trên biển.

D. Tàu đang chuyển động so với người lái tàu.

Câu 2. Một ô tô chở khách chạy trên đường, người phụ lái đi soát vé của hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì trường hợp nào dưới đây đúng? 

A. Người phụ lái đứng yên

B. Ôtô đứng yên   

C. Cột đèn bên đường đứng yên     

D. Mặt đường đứng yên

Câu 3. Một người đi bộ từ nhà ra công viên trên đoạn đường dài s = 3,6km, trong thời gian t = 40 phút. Vận tôc trung bình của người đó là

A. 19,44m/s                 B. 15m/s.

C. 1,5m/s.                    D. \(\dfrac{2 }{ 3}\) m/s.

Câu 4. Vận tốc của ô tô là 36km/h, cùa người đi xe máy là 34000m/h và của tàu hỏa là 12m/s. Sắp xếp độ lớn vận tốc của các phương tiện trên theo thứ tự từ bé đến lớn là

A. tàu hỏa - ô tô - xe máy.        

B. ô tô - tàu hỏa - xe máy.

C. ô tô - xe máy - tàu hỏa.      

D. xe máy - ô tô - tàu hỏa.

Câu 5. Chuyển động của trái bi-a đang lăn trên mặt bàn nhẵn bóng là chuyển động

A. nhanh dần đều.                 B. tròn đều.

C. chậm dần đều.                  D. thẳng.

Câu 6. Một người đi xe môtô trên đoạn đường ABC với vận tốc trung bình 20 km/h. Biết trên đoạn đường AB người đó đi trong thời gian t\(_1\) = 10 phút; trên đoạn đường BC người đó đi trong thời gian t\(_2\)  = 20 phút. Quãng đường ABC dài là

A. 40 km             B. 30 km             

C. 20 km.            D. 10km

Câu 7. Trên các xe thường có đồng hồ đo tốc độ. Khi xe chạy, kim đồng hồ chỉ:

A. tốc độ lớn nhất của xe trên đoạn đường đi.

B. tốc độ lớn nhất mà xe có thể đạt đến.

C. tốc độ trung bình của xe.

D. tốc độ của xe vào lúc xem đồng hồ.

Câu 8. Chọn câu trả lời đúng.

Một vận động viên điền kinh chạy trên quãng đường dài 1 km hết 1,4 phút. Vận tốc trung bình của vận động viên đó là.

A. 45 km/h           B. 12 m/s            

C. 0,0125 km/s    D. 0,0125 km/h

Câu 9. Hình vẽ sau ghi lại các vị trí của một hòn bi lăn từ A đến D sau những khoảng thời gian bằng nhau. Câu nào dưới đây mô tả đứng chuyển động của hòn bi?

A. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường AB.

B. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường CD.

C. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường BC.

D. Hòn bi chuyển động đều trên cả đoạn đường từ A đến D.

Câu 10. Hai xe khởi hành đồng thời tại hai địa điểm A, B cách nhau quãng đường AB = s, đi ngược chiều nhau, với vận tốc mỗi xe là \(v_1\), \(v_2\) . Sau thời gian t, hai xe gặp nhau. Ta có:

A. \(s = (v_1 + v_2 ).t \)                      

B. \(v_1 t = s + v_2 .t\)

C. \(s = (v_1 - v_2 ).t\)                           

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 11. Khi dùng củi khô để đun nước, phần nhiệt năng mà nước nhận được bao giờ cũng nhỏ hơn phần nhiệt năng do đốt cháy củi khô cung cấp. Điều này có chứng tỏ năng lượng không được bảo toàn không? Vì sao?

Câu 12. Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khôi lượng, cùng nhiệt độ vào một cốc nước nóng. Trong ba miếng kim loại trên thì miếng nào thu nhiệt nhiều nhất, ít nhất vì sao? Hãy so sánh nhiệt độ cuối của ba miếng kim loại trên?

Câu 13. Nguời ta dùng bếp dầu hỏa để đun sôi 2 lít nước từ 20°C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg. Tính lượng dầu hỏa cần thiết, biết chỉ có 30% nhiệt lượng do dầu tỏa ra làm nóng nước và ấm. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm 880J/kg.K; Biết khi đốt cháy hoàn toàn lkg dầu hỏa ta thu được nhiệt lượng q = 46.10\(^6\) J.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

D

B

C

D

D

6

7

8

9

10

D

D

B

C

A

Câu 11. Không, vì một phần nhiệt năng của củi khô bị đốt cháy được truyền cho ấm và không khí xung quanh. Tổng phần nhiệt năng mà nước nhận được và nhiệt năng truyền cho ấm, không khí xung quanh vẫn bằng năng lượng do củi khô bị đốt cháy tỏa ra. Nghĩa là, năng lượng vẫn được bảo toàn.

Câu 12. Trong ba miếng kim loại trên thì miếng nhôm thu nhiệt nhiều nhất, miếng chì thu nhiệt ít nhất vì nhiệt dung riêng của nhôm lớn nhất, của chì bẻ nhất. Nhiệt độ cuối của ba miếng kim loại trên là bằng nhau.

Câu 13. Nhiệt lượng cần thiết để đun nóng nước :

Q1 = c1m1(t2 – t1) = 672000 J

Nhiệt lượng cần để đun nóng ấm:

Q2 = c2(t2 – t1) = 35200 J

Nhiệt lượng do dầu tỏa ra để đun nóng ấm và nước:

Q = Q1 + Q2 = 707200J

Tổng nhiệt lượng do dầu tỏa ra: QTP = 2357333 J

Mặt khác: QTP = m.q nên m = 0,051 kg.

 

4. ĐỀ SỐ 4

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có động năng, vừa có thế năng?

A. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống.

B. Chỉ khi vật đang đi lên.

C. Chỉ khi vật đang rơi xuống.

D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.

Câu 2. Một máy đóng cọc có quả nặng khối lượng 100kg rơi từ độ cao 5m đến đập vào cọc móng, sau đó cọc bị đóng sâu vào đất 40cm. Cho biết khi va chạm búa máy đã truyền 80% công của nó cho cọc. Lực cản của đất đối với cọc là :

A. 1000N.                     B. 10000N             

C. 1562,5N.                  D. 15625N

Câu 3. Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK, điều đó có nghĩa là :

A. Để nâng 1 kg nưóc tăng lên 1 độ ta phải cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200J

B. Để lkg nước sôi ta phải cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200J.

C. Để lkg nước bay hơi ta phải cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200J.

D. lkg nước khi biến thành nước đá sẽ giải phóng nhiệt lượng là 4200J.

Câu 4. Vì sao quả bóng bay dù buộc thật chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.

B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng, nó tự động co lại.

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua lỗ buộc ra ngoài.

D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.

Câu 5. Chọn câu giải thích đúng nhất

Lí do mùa đông áo bông giữ cho ta được ấm vì :

A. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.

B. Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bér ngoài vào cơ thể.

C. Bông xốp nên bên trong áo bông có chứa không khí, mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.

D. Khi ta vận động, các sợi bông cọ xát nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông.

Câu 6. Hình sau đây vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của cùng một khối lượng nước, đồng, nhôm khi nhận được cùng nhiệt lượng trong cùng một khoảng thời gian. Câu phát biểu nào sau là đúng?

A. Đường I ứng với đồng, đường II với nhôm, đường III với nước.

B. Đường I ứng với nước, đường II với đồng, đường III với nhôm.

C. Đường I ứng với nước, đường II với nhôm, đường III với đồng.

D. Đường I ứng với nhôm, đường II với đồng, đường III với nước.

Câu 7. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK. Để đun nóng 1 nước tăng lên l°C, ta cần cung cấp nhiệt lượng bằng:

A. 42J                            B. 420J

C. 4200J                        D. 420kJ

Câu 8. Pha l00g nước ở 80°C vào 200g nước ở 20°C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là:

A. 30°C                        

B. 50°C

C. 40°CD. 70°C

Câu 9. Đổ một chất lỏng có khối lượng m1, nhiệt dung riêng c1 và nhiệt độ t1 vào một chất lỏng có khối lượng m2 = 2m1, nhiệt dung riêng c2 = \({1 \over 2}\)c1 và nhiệt độ t2 > t1. Nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa hai chất lỏng và môi trường (cốc đựng, không khí...) thì khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ t của hai chất lỏng trên có giá trị là

A. \(t = \dfrac{{{t_2} - {t_1}} }{ 2}\)               

B. \(t = \dfrac{{{t_2} + {t_1}} }{ 2}\)                     

C. t < t1 < t2.                           

D. t > t2 > t1

Câu 10. Một ôtô chạy quãng đường l00km với lực kéo 700N thì tiêu thụ hết 4kg xăng. Biết khi đốt cháy hoàn toàn lkg xăng ta thu được nhiệt lượng q = 46.10\(^6\) J. Hiệu suất của động cơ:

A 13%.                         B. 18%.

C. 28%                         D. 38%

B. TỰ LUẬN

Câu 1. Dùng tay ấn một lực 40N vào chiếc đinh. Diện tích của mũ đinh là 0,5cm\(^2\), của đầu đinh là 0,1 mm\(^2\). Hãy tính áp suất tác dụng lên mũ đinh và của đầu đinh tác dụng lên tường.

Câu 2. Một bình có diện tích đáy 20cm\(^2\) . Lúc đầu, đổ 0,5\(\ell \)  nước vào bình,  sau đó đổ 0,5\(\ell \)  dầu có khối lượng riêng 850 kg/m\(^3\). Tính áp suất của khối chất lỏng tác dụng lên

a) Điểm ở thành bình, nằm trên đường thẳng nối mặt phân cách của hai môi trường.

b) Đáy bình.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

B

A

D

C

6

7

8

9

10

A

B

C

B

D

Câu 1.

Áp suất của tay tác dụng lên mũ đinh: \(P = 40 : 0,00005 = 800000 (N/m^2\) )

Áp suất của mũi đinh tác dụng lên gỗ :

\(P = 40 : 0,0000001\)\(\; = 400000000 (N/m^2\))

Câu 2.

a) Dầu và nước đều có thể tích như nhau, do đó khi đổ vào bình, chất lỏng có độ cao 25cm.

Tại điểm trên thành bình nằm ở mặt phân cách của hai môi trường, chi lớp dầu bên trên gây ra áp suất tại đây: \(p_d  = 8500. 0,25 = 2125\; (N/m^2\) )

b) Áp suất do nước là \(p_n  = 10000.0,25 = 2500\;(N/m^2\))

Áp suất của khối chất lỏng tác dụng lên đáy bình do áp suất của lớp dầu và lớp nước:

\(p = p_d  + p_n  = 2125 + 2500 = 4625 \) \((N/m^2\)).

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Thả một vật rắn vào chất lỏng. Vật sẽ nổi lên khi trọng lượng của vật

A. lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét.

B. nhỏ hơn lực đẩy Ác-si-mét.

C. bằng lực đẩy Ác-si-mét.

D. bằng hoặc lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét.

Câu 2. Khi một miếng gỗ nổi trên mặt chất lỏng đựng trong một cái cốc thì lực Ác-si-mét được tính bằng công thức F = d.V trong đó V là

A. thể tích miếng gỗ.

B. thể tích phần miếng gỗ nổi trên mặt chất lỏng.

C. thể tích chất lỏng trong cốc.

D. thể tích phần miếng gỗ chìm trong chất lỏng.

Câu 3. Thả một vật có trọng lượng riêng d\(_1\) vào chất lỏng có trọng lượng riêng d\(_2\). Phần nổi của vật có thể tích V\(_1\), phần chìm thể tích V\(_2\). Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật có độ lớn

A . d\(_2\) .V\(_2\)              

B. d\(_1\) .V\(_2\)            

C. d\(_2\) .(V\(_1\)  + V\(_2\) )    

D. d\(_1\) .(V\(_1\) + V\(_2\) )

Câu 4. Dụng cụ điện nào sau đây thực hiện công cơ học khi làm việc ?

A. Đèn điện.         

B. Động cơ điện.       

C. Bếp điện.               

D. Máy vi tính.

Câu 5. Câu nào sau đây đúng ? Hiệu suất của một máy cơ càng lớn nếu

A. càng được lợi về lực.

B. ma sát càng nhỏ.

C. ma sát càng lớn.

D. càng được lợi về đường đi.

Câu 6. Để cẩu hàng ở các cảng người ta thường sử dụng các cần cẩu có các hệ thống ròng rọc hoặc palang nhằm mục đích có lợi về:

A. Công.                      B. Quãng đường.

C .Năng lượng             D. Lực.

Câu 7. Trường hợp nào sau đây không có công cơ học?

A .Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.

B. Người công nhân đang đẩy xe làm xe chuyển động.

C. Người học sinh đang cố sức đẩy hòn đá nhưng không đẩy nổi.

D. Người công nhân đang dùng ròng rọc kéo một vật lên cao.

Câu 8. Máy cơ đơn giản nào sau đây có thể cho ta lợi về công ?

A. Đòn bẩy

B. Mặt phẳng nghiêng

C. Ròng rọc 

D. Không máy nào trong ba máy trên

Câu 9. Một vật có trọng lượng P = 420(N), người ta đã kéo vật này lên cao bằng ròng rọc động. Lực phải kéo là

A. F = 210 (N)       B. F = 211(N)     

C.F = 420(N)         D.F = 210,1(N)

Câu 10. Người ta dùng một chiếc xe kéo để kéo một vật đi được một đoạn đường s = 20 (m). Biết rằng xe kéo phải sinh ra một lực F = 120 (N). Xe này đã thực hiện được một công cơ học là

A. A = 24000 (J)                B. A = 2350 (J)

C. A= 2400 (J)                   D. A = 2401 (J)

Câu 11. Tính công phải thực hiện để đưa một vật có khối lượng 50kg lên cao l,5m bằng một mặt phẳng nghiêng, cho biết hiệu suất làm việc của mặt phẳng nghiêng là 80%.

Câu 12. Người ta đun 450g nhôm đến 100°C rồi thả vào một cốc nước ở 45°C. Miếng nhôm nguội xuống còn 57°C.

a. Hỏi nhiệt độ của nước là bao nhiêu khi có cân bằng nhiệt? Giải thích.

b. Tính nhiệt lượng, tỏa ra của miếng nhôm.

c. Tính lượng nước trong cốc.

d. Nếu muốn làm cho lượng nước trên đến sôi thì cần bao nhiêu củi khô?

Biết năng suất tỏa nhiệt của nhôm 880J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K; Biết khi đốt cháy hoàn toàn lkg củi khô ta thu được nhiệt lượng q = 10.10\(^6\) J. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường.

Câu 13. Một máy bơm nước sau khi chạy hết 10\(l\) dầu (khoảng 8kg) thì đưa được 700m3 nước lên cao 8m. Tính hiệu suất của máy bơm đó, Biết khi đốt cháy hoàn toàn lkg dầu ta thu được nhiệt lượng q = 46.106J.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

D

A

B

B

6

7

8

9

10

D

C

D

A

C

Câu 11.  Từ công thức:  \(H=\dfrac{{{A_1}}}{ A}\).

với A1 = P.h, công thực hiện là: A = 937,5J.

Câu 12.

a) Nhiệt độ của nước là 57°C khi có cân bằng nhiệt, vì khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nhôm và nước bằng nhau.

b) Tính nhiệt lượng tỏa ra của miếng nhôm:

Qtỏa = m1.c1.(t1-t) = 0,45.880.43 = 17028 (J).

c) Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có nhiệt lượng do nhôm tỏa ra bằng nhiệt lượng mà nước hấp thụ:

Qtỏa = Qthu = 17028 (J)         

Qthu = m2.c2.(t – t2)

Khối lượng của nước: \(m_2=\dfrac{{{Q_{thu}}}}{{c(t - {t_2})}} = 0,34\) (kg)

d) Nhiệt lượng mà 0,34kg nước hấp thụ tăng nhiệt độ từ 57°C đến 100°C:

Q’ = m2.c2.(t3 - t) = 0,34.4200.( 100 - 57) = 61404 (J)

Nhiệt lượng này bằng nhiệt lượng do củi khô tỏa ra Q’:

\(Q’ = m.q \Rightarrow m = \dfrac{{Q'} }{ q}  = 0,0061\, (kg)\)

Câu 13. Nhiệt luợng do dầu đốt cháy tỏa ra là:

Q = md.q = 8.4,6.10\(^7\) = 36,8.10\(^7\) J.

Trọng lượng của 700m3 nước là :

P = 10.mn - 10.Dn.Vn = 10.1 000.700 = 0,7. 10\(^7\)N.

Công mà máy bơm thực hiện : A = P.h = 0,7. 10\(^7\).8 = 5,6. 10\(^7\)J.

Hiệu suất của máy bơm nước là:

\(H = \dfrac{A }{ Q} . 100\% = \dfrac{{5,{{6.10}^7}}}{ {36,{{8.10}^7}}}.100\% \)\(\,≈ 15,2\%\)

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Tất Thành. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?