TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN | ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021 MÔN VẬT LÝ 12 Thời gian 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Các hạt có khối lượng dưới 200 lần khối lượng của electron được xếp vào loại
A.hadron
B.lepton
C.barion
D.mezon
Câu 2: Các hạt có khối lượng trên 200 lần khối lượng của electron được xếp vào loại
A.hadron
B.lepton
C.barion
D.mezon
Câu 3: Chọn phát biểu sai khi nói về các hạt sơ cấp
A.Các hạt sơ cấp luôn tương tác với nhau..
B.Các hạt sơ cấp có kích thước và khối lượng nhỏ hơn kích thước và khối lượng của hạt nhân nguyên tử.
C.Chỉ có các hạt sơ cấp mang điện tích thì mới có phản hạt của hạt đó.
D.Đa số các hạt sơ cấp là không đều.
Câu 4: Tương tác giữa các proton và electron thuộc loại tương tác
A.hấp dẫn
B.điện từ
C.mạnh
D.yếu
Câu 5: Hạt sơ cấp nào dưới đây không bền?
A.Proton
B.photon
C.Electron
D.Notron
Câu 6: Hadron là tên gọi của các hạt sơ cấp
A.barion và mezon
B.lepton và photon
C.lepton và mezon
D.nuclon và mezon
Câu 7: Hạt sơ cấp có khối lượng lớn hơn khối lượng của nuclon là
A.pozitron
B.electron
C.hiperon
D.mezon
Câu 8: Pozitron là phản hạt của
A.proton
B.notron
C.electron
D.notrion
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây là sai?
A.Barion gồm các hạt nhẹ có khối lượng nhỏ hơn hoặc bằng pproton.
B.các lepton gồm các hạt nhẹ có khối lượng nghỉ nhỏ hơn 200me, (me là khối lượng của electron)
C.các photon có khối lượng nghỉ bằng 0.
D.Mezon gồm các hạt có khối lượng nghỉ lớn hơn các hạt lepton.
Câu 10: Mặt Trời là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời. Nó có khối lượng lớn hơn khối lượng của Trái Đất vào khoảng
A.333000 lần
B.33000 lần
C.300000 lần
D.3300000 lần
Câu 11: Công thoát của electron khỏi đồng là \(6,{624.10^{ - 19}}J.\) Giới hạn quang điện của đồng là:
\(\begin{array}{l}A.0,3\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.0,48\mu m\\C.1,24\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,99\mu m\end{array}\)
Câu 12: Một kim loại có công thoát là 1,88eV. Giới hạn quang điện của kim loại đó bằng
\(\begin{array}{l}A.0,33\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.0,66\mu m\\C.1,05\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,15\mu m\end{array}\)
Câu 13: Photon của một bức xạ đơn sắc có năng lượng 2,66eV. Bức xạ đó là:
A.tia hồng ngoại
B.tia tử ngoại.
C.ánh sáng nhìn thấy.
D.tia X.
Câu 14: Chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc vào một tấm đồng. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra nếu ánh sáng có bước sóng
\(\begin{array}{l}A.0,12\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.0,35\mu m\\C.0,22\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,25\mu m\end{array}\)
Câu 15: Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của electron trong nguyên tử hidro là r0. Khi electron chuyển từ quỹ đạo O về quỹ đạo L thì bán kính quỹ đạo giảm bớt
A.21r0
B.12r0
C.9r0
D.15r0
Câu 16: Một nguồn sáng có công suất 2mW, phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(0,835\mu m.\) Số photon mà nguồn sáng phát ra trong một giấy bằng
\(\begin{array}{l}A.4,{8.10^{15}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.4,{8.10^{14}}\\C.8,{4.10^{15}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.8,{4.10^{14}}\end{array}\)
Câu 17: Một chất quang dẫn có giới hạn quang dẫn là \(4,5\mu m.\) Năng lượng kích hoạt của chất đó là
A.4,416ev
B.2,760eV
C.0,276eV
D.0,441eV
Câu 18: Ánh sáng phát quang của một chất có bước sóng \(0,76\mu m.\) Hỏi nếu chiếu vào chất đó ánh sáng có bước sóng nào dưới đây thì nó sẽ không phát quang?
\(\begin{array}{l}A.0,65\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.0,80\mu m\\C.0,76\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,55\mu m\end{array}\)
TỰ LUẬN
Câu 1: (2 điểm) Mức cường độ âm do một nguồn đặt tại điểm O gây ra tại một điểm M là L, cho ngồn tại O tiến lại gần M một khoảng a thì mức cường độ âm tăng thêm được 9 dB.
a) (1 điểm) Tính khoảng cách từ O đến M, biết a = 65m.
b) (1 điểm) Biết mức cường độ âm tại M là 73 dB, hay tính công suất của nguồn.
Câu 2: (2 điểm) Cho một đoạn mạch xoay chiều gồm một điện trở thuần \(R = 100\Omega ,\) một tụ điện có điện dung \(C = 31,8\mu F\) và một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được, mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp \(u = 100\sqrt 2 cos(100\pi t)\,(V).\) Khi đó độ tự cảm \(L = \dfrac{{0,7}}{\pi }H,\) thì công suất của mạch là P=100W. Viết biểu thức của cường độ dòng điện qua mạch.
Câu 3; (3 điểm) Tìm bước sóng của sóng điện từ có tần số \(f = {10^8}Hz\) khi truyền trong các môi trường sau:
a) (1 điểm) Không khí.
b) (1 điểm) Nước có chiết suất \({n_1} = \dfrac{4}{3}.\)
c) (1 điểm) Thủy tinh có chiết suất n2 = 1,5
Biết tốc độ truyền sóng điện từ trong không khí là \(c = {3.10^8}\,m/s.\)
ĐÁP ÁN
1.A | 2.B | 3.C | 4.B | 5.D | 6.A | 7.C | 8.C | 9.A |
10. A | 11. A | 12. B | 13. C | 14. B | 15. A | 16. C | 17. C | 18. B |
TỰ LUẬN
Câu 1:
Gọi I là cường độ âm tại M và I’ là cường độ âm ở điểm gần hơn ta có:
\(I = \dfrac{P}{{4\pi {R^2}}};I' = \dfrac{P}{{4\pi {{(R - a)}^2}}};\Delta L = 10\lg \dfrac{{I'}}{I}\)
Do đó:
\(\Delta L = 10\lg \dfrac{{{R^2}}}{{{{(R - a)}^2}}} = 20\lg \dfrac{R}{{R - a}}\)
Với \(\Delta L = 9dB,a = 65m,\) ta tìm được: \(\lg \dfrac{R}{{R - a}} = \dfrac{9}{{20}} \approx \lg 2,82\)
Suy ra: \(R \approx 101m.\)
b) Ta có:
\(L = 10\lg \dfrac{I}{{{I_0}}},\) với \({I_0} = {10^{ - 12}}{\rm{W}}/{m^2};L = 73dB\) ta suy ra:
\(\lg \dfrac{I}{{{I_0}}} = 7,3 = 7 + 0,3 = \lg {10^7} + \lg\)\(\, = \lg ({2.10^7})\)
Do đó:
\(\begin{array}{l}I = {2.10^7}{I_0} = {2.10^7}{.10^{ - 12}} = {2.10^{ - 5}}{\rm{W}}/{m^2}\\P = 4\pi {R^2}I \approx 2,56{\rm{W}}.\end{array}\)
Câu 2:
\(\begin{array}{l}{Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{1}{{100\pi .31,8}} = 100\Omega ;\\{Z_L} = \omega L = \dfrac{{100\pi .0,7}}{\pi } = 70\Omega \\Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} = \sqrt {{{100}^2} + {{(100 - 70)}^2}} \\= 104\Omega \\I = \dfrac{U}{Z} = \dfrac{{100}}{{104}} = 0,96A;\\ \tan \varphi = \dfrac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R} = \dfrac{{70 - 100}}{{100}} = 0,3\\ \Rightarrow \varphi = 0,29\,rad\end{array}\)
Biểu thức của cường độ dòng điện qua mạch là:
\(i = 0,96\sqrt 2 cos(100\pi t + 0,29)\,(A)\)
Câu 3:
Bước sóng của sóng điện từ truyền trong chân không (hay trong không khí)
\(\lambda = \dfrac{c}{f} = 3m\)
Bước sóng của sóng điện từ truyền trong môi trường có chiết suất n:
\(\lambda ' = \dfrac{v}{f}\) mà \(n = \dfrac{c}{v} \Rightarrow \lambda ' = \dfrac{\lambda }{n}\)
- Bước sóng của sóng điện từ truyền trong nước: \({\lambda _1} = \dfrac{\lambda }{{{n_1}}} = 2,25m\)
- Bước sóng của sóng điện từ truyền trong thủy tinh: \({\lambda _2} = \dfrac{\lambda }{{{n_2}}} = 2m\)
---(Hết đề ôn tập số 1)---
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Chiếu lần lượt 2 bức xạ có bước sóng λ1 = 0,25μm; λ2 = 0,5μm vào catốt của một tế bào quang điện thì vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện là v1 và v2 = 1/2 v1. Bước sóng giới hạn quang điện là:
A. 0,6μm
B. 0,375μm
C. 0,72μm
D. 0,75μm
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng. Cho h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s, e = 1,6.10-19 C. Công thoát electron của một quả cầu kim loại là 2,36 eV. Chiếu ánh sáng kích thích có bước sóng 0,3μm. Quả cầu đặt cô lập có điện thế cực đại bằng:
A. 1,8V
B. 1,5V
C. 1,3V
D. 1,1V
Câu 3: Chiếu ánh sáng đơn sắc vào một tấm kim loại đặt cô lập thì điện thế cực đại của tấm kim loại là 0,4V. Nếu dùng một electron (m = 9,1.10-31 kg, e = -1,6.10-16 C) có vận tốc bằng vận tốc ban đầu cực đại của electron bắn ra khỏi tấm kim loại nói trên, rồi cho bay vuông góc vào một từ trường đều B = 0,2T thì bán kính quỹ đạo của electron là
A. 8,54μm
B. 10,66μm
C. 9,87μm
D. 12,36μm
Câu 4: Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của một ống Rơnghen là 18,75 kV. Biết độ lớn điện tích electron, vận tốc ánh sáng trong chân không và hằng số Plăng lần lượt là 1,6.10-19 C, 3.108 m/s và 6,625.10-34 J.s. Bỏ qua động năng ban đầu của electron. Bước sóng nhỏ nhất của tia Rơnghen do ống phát ra là
A. 0,4625.10-9 m.
B. 0,5625.10-10 m.
C. 0,6625.10-9 m.
D. 0,6625.10-10 m.
Câu 5: Bước sóng giới hạn quang điện đối với một kim loại là 5200A0. Các electron quang điện sẽ được giải phóng ra nếu kim loại đó được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc phát ra từ:
A. Đèn hồng ngoại 1W
B. Đèn tử ngoại 50W
C. Đèn hồng ngoại 50W
D. Đèn hồng ngoại 10W
Câu 6: Chọn câu trả lời đúng. Cho h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s, 1eV = 1,6.10-19 J. Kim loại có công thoát electron là A = 2,62eV. Khi chiếu vào kim loại này hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,4μm và λ2 = 0,2μm thì hiện tượng quang điện:
A. Xảy ra với 2 bức xạ
B. Không xảy ra với cả 2 bức xạ
C. Xảy ra với bức xạ λ1 không xảy ra với bức xạ λ2
D. Xảy ra với bức xạ λ2 không xảy ra với bức xạ λ1
Câu 7: Chọn câu trả lời đúng. Biết mức năng lượng ứng với quĩ đạo dừng n trong nguyên tử hiđro: \({E_n} = - \frac{{13,6}}{{{n^2}}}eV;n = 1,2,3...\)Khi hiđro ở trạng thái cơ bản được kích thích chuyển lên trạng thái có bán kính quĩ đạo tăng lên 9 lần. Khi chuyển dời về mức cơ bản thì phát ra bước sóng của bức xạ có năng lượng lớn nhất là:
A. 0,103 μm
B. 0,203 μm
C. 0,13 μm
D. 0,23 μm
Câu 8: Chọn câu trả lời đúng. Bước sóng của các vạch quang phổ của nguyên tử hiđro được tính theo công thức: \(\frac{1}{\lambda } = {R_H}\left( {\frac{1}{{{m^2}}} - \frac{1}{{{n^2}}}} \right)\), với \({R_H} = 1,{0097.10^7}{m^{ - 1}}\). Bước sóng lớn nhất của bức xạ trong dãy Lyman là:
A. 1,215.10-7 m
B. 0,172μm
C. 0,215μm
D. 91,6.10-3 μm
Câu 9: Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích mà electron chuyển động trên quỹ đạo dừng N. Khi electron chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử đó có bao nhiêu vạch?
A. 3.
B. 1.
C. 6.
D. 4
Câu 10: Biết hai bước sóng dài nhất trong hai dãy Laiman và Banme của quang phổ nguyên tử Hiđrô tương ứng là λ1 = 0,1215μm và λ2 = 0,6563μm. Có thể tính được bước sóng của một vạch quang phổ nữa có giá trị là:
A. 0,4102μm
B. 0,1025μm
C. 0,4340μm
D. 1,0939μm
ĐÁP ÁN
1. D | 2. D | 3. B | 4. D | 5. B | 6. B | 7. A | 8. A | 9. C | 10. B |
...
---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Bước sóng \(\lambda \) của sóng cơ học là
A. Khoảng cách giữa hai điểm vuông pha trên phương truyền sóng.
B. Quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì sóng
C. Khoảng cách giữa hai điểm dao động cùng pha trên phương truyền sóng.
D. Quãng đường sóng truyền được trong 1 giây.
Câu 2: Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Vận tốc của vật
A. Luôn có giá trị dương
B. Luôn có giá trị không đổi
C. Là hàm bậc hai của thời gian
D. Biến thiên điều hòa theo thời gian
Câu 3: Một chất điểm dao động có phương trình \(x = 10cos\left( {15t + \pi } \right)\) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Chất điểm này dao động với tần số góc bằng.
A. 15 rad/s
B. 10 rad/s
C. 5 rad/s
D. 20 rad/s
Câu 4: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 10cm và chu kì 0,5s. Khối lượng vật nặng là 500g. Lấy \({\pi ^2} = 10\). Lực đàn hồi cực đại tác dụng lên vật nặng bằng
A. 8N
B. 4N
C. 0,8N
D. 0,4N
Câu 5: Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa \({x_1} = {A_1}.cos\left( {\omega t + {\varphi _1}} \right)\) và \({x_2} = {A_2}.cos\left( {\omega t + {\varphi _2}} \right)\) có biên độ
A. Là \(A = {A_1} + {A_2}\) nếu \(\Delta \varphi = {\varphi _2}--{\varphi _1} = \pi \)
B. Không phụ thuộc vào \({A_1},{A_2}\)
C. Phụ thuộc vào tần số chung của 2 dao động
D. Phụ thuộc vào độ lệch pha của 2 dao động \(\Delta \varphi = {\varphi _2} - {\varphi _1}\)
Câu 6: Một sóng dọc truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường.
A. Vuông góc với phương truyền sóng
B. Là phương thẳng đứng
C. Là phương ngang
D. Trùng với phương truyền sóng
Câu 7: Một con lắc đơn dao động với phương trình \(s = 3cos\left( {\pi t + 0,5\pi } \right)cm\) (t tính bằng giây). Chu kì dao động của con lắc này bằng
A. \(4\pi {\rm{ }}s\)
B. \(2s\)
C.\(0,5s\)
D. \(0,5\pi {\rm{ }}s\)
Câu 8: Một con lắc dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng là gốc tọa độ. Gia tốc của vật có phương trình \(a = - 400{\pi ^2}x\) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Tần số góc của vật dao động bằng.
A. \( - 20\pi {\rm{ }}rad/s\)
B. \(20\pi {\rm{ }}rad/s\)
C. \(400{\pi ^2}rad/s\)
D. \(20{\rm{ }}rad/s\)
Câu 9: Một vật nhỏ thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số góc \(\omega \) với biên độ lần lượt là 3 cm và 6 cm. Biên độ dao động tổng hợp của vật có thể là
A. 10 cm
B. 2 cm
C. 5 cm
D. 18 cm
Câu 10: Một lò xo có độ dài tự nhiên bằng 20cm. Treo vào lò xo một vật có khối lượng 100g thì khi vật ở trạng thái cân bằng chiều dài của lò xo là 24 cm. Lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\) . Độ cứng k của lò xo bằng
A. 25 N/m
B. 40 N/m.
C. 60 N/m
D. 120 N/m
ĐÁP ÁN
1. B | 2. D | 3. A | 4. A | 5. D |
6. D | 7. B | 8. B | 9. C | 10. A |
...
---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Khi nói về cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A.Hạt nhân được cấu tạo từ các nuclon (gồm hai loại là proton và notron).
B.Trong hạt nhân của các nguyên tố số notron có thể bằng, ít hơn hoặc nhiều hơn số proton.
C.Số proton trong hạt nhân đúng bằng số electron trong nguyên tử.
D.Số proton trong hạt nhân ít hơn số electron trong nguyên tử.
Câu 2: Các nguyên tử là nguyên tử đồng vị khi hạt nhân của chúng có
A.cùng số notron
B.cùng số proton
C.cùng số nuclon
D.cùng khối lượng.
Câu 3: Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclon của hạt nhân X nhỏ hơn số nuclon của hạt nhân Y thì
A.Hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.
B.Hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.
C.năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y.
D.năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.
Câu 4: Hạt nhân \({}_{84}^{210}Po\) đang đứng yên thì phóng xạ \(\alpha \) , ngay sau phóng xạ đó, động năng của hạt \(\alpha \)
A.nhỏ hơn động năng của hạt nhân con.
B.bằng động năng của hạt nhân con.
C.chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân con.
D.lớn hơn động năng của hạt nhân con.
Câu 5: Chọn phát biểu sai.
A.Tia \(\gamma \) có khả năng xuyên thấu nhỏ hơn tia \(\alpha \) và \(\beta .\)
B.Phóng xạ \(\gamma \) là phóng xạ đi kèm theo các phóng xạ \(\alpha \) và \(\beta .\)
C.Tia \(\gamma \) có khả năng xuyên thấu lớn hơn tia \(\alpha \) và \(\beta .\)
D.Phóng xạ \(\gamma \) xảy ra khi hạt nhân con ở trạng thái kích thích chuyển về trạng thái có năng lượng thấp hơn thì phát ra bức xạ điện từ \(\gamma .\)
Câu 6: Chọn phát biểu sai.
A.Phản ứng nhiệt hạch là sự tổng hợp hai hạt nhân nhẹ thành hạt nhân nặng hơn, còn phản ứng phân hạch là sự phá vỡ một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân nhẹ hơn.
B.Năng lượng tỏa ra trong phản ứng nhiệt hạch lớn hơn năng lượng tỏa ra trong phản ứng phân hạch.
C.Phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
D.Hiện nay con người đã kiểm soát được phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch.
Câu 7: Hạt nhân \({}_{27}^{60}Co\) có độ hụt khối bằng 4,544u. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \({}_{27}^{60}Co\) là
A.42,3 MeV/nuclon
B.57,5 MeV/nuclon
C.70,5 MeV/nuclon
D.156,7 MeV/nuclon.
Câu 8: Cho khối lượng nguyên tử heli là mHe=4,003u; khối lượng electron me=0,000549u. Khối lượng của hạt \(\alpha \) là
A.2,00951u
B.4,001902u
C.4,000975u
D.4,002654u
Câu 9: Một hạt nhân có 92 proton và 143 notron. Năng lượng liên kết của hạt nhân này bằng 7,6 MeV/nuclon. Biết \({m_p} = 1,0073u;{m_n} = 1,0087u.\) Khối lượng của hạt nhân đó bằng
A.234,998u
B.236,915u
C.324,899u
D.423,989u
Câu 10: Năng lượng liên kết của hạt nhân neon \({}_{10}^{20}Ne\) là 160,64 MeV. Cho \({m_p} = 1,00728u;{m_n} = 1,00866u,\)\(\,u = 931,5MeV/{c^2}.\) Khối lượng của nguyên tử neon bằng
A.19,98695u
B.91,98695u
C.17,2453u
D.71,2453u
ĐÁP ÁN
1. D | 2. B | 3. B | 4. D | 5. A | 6. B | 7. C | 8. B | 9. A | 10. A |
...
---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Một sóng cơ truyền dọc trục Ox. Phương trình dao động của phần tử tại một điểm trên phương truyền sóng là \(u = 4\cos \left( {20\pi t - \pi } \right)\) (u tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng là 60 cm/s. Bước sóng của sóng này bằng
A. 6 cm
B. 9cm
C. 3 cm
D. 5 cm
Câu 2: Một sóng cơ truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với bước sóng 4cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm trên dây dao động cùng pha bằng
A. 4 cm
B. 2 cm
C. 8 cm
D. 6 cm
Câu 3: Một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì 1s, tại nơi có gia tốc \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Lấy \({\pi ^2} = 10\). Chiều dài dây treo của con lắc bằng
A. 25 cm
B. 0,25 cm
C. 2,5 cm
D. 2,5 m
Câu 4: Một vật nặng gắn vào lò xo có độ cứng k = 20 N/m dao động với biên độ A = 5cm. Khi vật qua vị trí có li độ bằng 4 cm thì động năng của con lắc bằng
A. 0,025 J
B. 0,0016 J
C. 0,04J
D. 0,009 J
Câu 5: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình \(x = 8\cos \left( {\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\) (x tính bằng cm, t tính bằng s) thì
A. Lúc t = 0 chất điểm đang chuyển động theo chiều dương trục Ox
B. Chu kì dao động là 2s
C. Vận tốc của chất điểm tại vị trí cân bằng có độ lớn bằng 8 cm/s
D. Chất điểm chuyển động trên đoạn thẳng dài 8 cm
Câu 6: Hai vật M1 và M2 dao động điều hòa cùng tần số. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x1 và vận tốc v2 của M2 theo thời gian t, hai dao động M1 và M2 lệch pha nhau là
A. \(\frac{\pi }{3}\)
B. \(\frac{\pi }{6}\)
C. \(\frac{{5\pi }}{6}\)
D. \(\frac{{2\pi }}{3}\)
Câu 7: Cho ba con lắc đơn có cùng chiều dài dây treo và cùng khối lượng. Con lắc thứ nhất và thứ hai mang điện tích q1 và q2, con lắc thứ 3 không mang điện, Đặt lần lượt ba con lắc vào điện trường đều có vecto cường độ điện trường theo phương thẳng đứng hướng xuống dưới. Chu kì dao động của chúng trong điện trường lần lượt là \({T_1},{T_2},{T_3}\) với \({T_1} = \frac{{{T_3}}}{3}\) và \({T_2} = \frac{2}{3}{T_3}\). Tỉ số \(\frac{{{q_1}}}{{{q_2}}}\) có giá trị bằng
A. \(\frac{9}{4}\)
B. 12
C. 4,8
D. 6,4
Câu 8: Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình \(x = 4\cos \left( {\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\) cm (t tính bằng s). Kể từ thời điểm t = 0, thời điểm mà chất điểm đi qua vị trí có ly độ \(x = - 2cm\) lần thứ 2019 là
A. 4037s
B. 2018s
C. 2019s
D. 4018s
Câu 9: Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k dao động điều hòa với biên độ không đổi là A. Khi con lắc này dao động điều hòa tự do theo phương thẳng đứng thì ở vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên, vật có tốc độ bằng 0. Khi con lắc này dao động điều hòa tự do trên mặt phẳng nghiêng góc \({30^0}\) so với phương ngang thì ở vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên, vật có tốc độ bằng v. Nếu con lắc này dao động điều hòa tự do theo phương ngang thì ở vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên, vật có tốc độ bằng.
A. \(\frac{{v\sqrt 3 }}{2}\)
B. \(2v\)
C. \(\frac{{2v}}{{\sqrt 3 }}\)
D. \(v\sqrt 3 \)
Câu 10: Hai điểm M và N nằm trên trục Ox và ở cùng phía so với O. Một sóng cơ hình sin truyền trên trục Ox theo chiều từ M tới N với bước sóng \(\lambda \) . Biết \(MN = \frac{\lambda }{{12}}\) và phương trình dao động của phần tử tại M là \({u_M} = 5\cos 10\pi t\) cm (t tính bằng s). Tốc độ của phần tử tại N ở thời điểm \(t = \frac{2}{3}\) s là
A. \(50\pi {\rm{ }}cm/s\)
B. \(25\pi \sqrt 3 \,cm/s\)
C. \(25\pi {\rm{ }}cm/s\)
D. \(50\pi \sqrt 3 \,cm/s\)
ĐÁP ÁN
1. A | 2. A | 3. A | 4. D | 5. B |
6. B | 7. D | 8. C | 9. C | 10. A |
...
---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 12 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Khuyến. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.