Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 12 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Hiền

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIỀN

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 12

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng phát biểu nào sau đây đúng?

A.Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là photon.

B.Năng lượng photon càng nhỏ khi cường độ chùm sáng càng nhỏ.

C.Photon có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên.

D.Năng lượng của photon càng lớn khi tần số ứng với photon đó càng nhỏ.

Câu 2: Hiện tượng quang điện trong chỉ xảy ra ở

A.chất khí

B.chất bán dẫn

C.kim loại

D.chất điện môi.

Câu 3: Một kim loại có bước sóng giới hạn là \({\lambda _0}.\)  Ánh sáng kích thích có bước sóng là \(\dfrac{{{\lambda _0}}}{3}.\)  Cho rằng năng lượng còn lại của photon sau khi bứt electron ra khỏi kim loại chuyển hết thành động năng của hạt electron. Động năng ban đầu cực đại của quang electron là:

\(\begin{array}{l}A.\dfrac{{hc}}{{4{\lambda _0}}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\dfrac{{hc}}{{2{\lambda _0}}}\\C.\dfrac{{2hc}}{{{\lambda _0}}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\dfrac{{hc}}{{{\lambda _0}}}\end{array}\)

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai?

Để gây ra hiện tượng quang điện đối với một kim loại, bức xạ chiếu vào nó phải

A.có bước sóng lớn hơn một tần số nào đó.

B.có tần số lớn hơn một bước sóng nào đó.

C.có bước sóng bằng một bước sóng nào đó.

D.có bước sóng nhỏ hơn một bước sóng nào đó.

Câu 5: Có bốn chùm sáng đỏ, da cam, vàng, lục lần lượt chiếu vào một tấm kim loại. Hiện tượng quang điện không thể xảy ra đầu tiên phải kể đến chùm sáng

A.da cam                    

B.đỏ

C.vàng                        

D.lục.

Câu 6: Nguyên nhân ở trạng thái dừng có nghĩa là:

A.electron đứng yên so với hạt nhân.

B.hệ thống nguyên tử có một trạng thái chuyển động xác định.

C.nguyên tử chuyển động đều.

D.hạt nhân trong nguyên tử không dao động.

Câu 7: Chọn phát biểu đúng.

Ánh sáng lân quang

A.tắt ngay sau khi tắt nguồn kích thích

B.tồn tại lâu hơn 10-8s sau khi tắt nguồn kích thích

C.có bước sóng nhỏ hơn bước sóng tới kích thích.

D.được phát ra từ mọi chất rắn, lỏng, khí khi được kích thích do được cung cấp năng lượng thích hợp.

Câu 8:Tia tử ngoại được dùng

A.trong y tế để chụp điện, chiếu điện.

B.tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại.

C.để tìm khuyết tật trên các sản phẩm đúc.

D.để chụp ảnh Trái Đất từ vệ tinh.

Câu 9: Ánh sáng vàng có bước sóng \(\lambda  = 0,555\mu m.\) Năng lượng của photon ánh sáng vàng này tính theo đơn vị electron vôn (eV) bằng

A.3,5eV                     

B.35,6eV

C.2,2eV                      

D.3,52eV

Câu 10: Chùm sáng nào sau đây có năng lượng lớn nhất?

A.Có 105 photon với bước sóng 3mm.

B.Có 103 photon với bước sóng 10-12m.

C.Có 108 photon với bước sóng 10-10m.

D.Có 103 photon với bước sóng \(500\mu m.\)

Câu 11: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo gần tròn có bán kính khoảng

\(\begin{array}{l}A{.15.10^6}km\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B{.15.10^7}km\\C{.15.10^8}km\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D{.15.10^9}km\end{array}\)

Câu 12: Hành tinh thứ tư kể từ Mặt Trời trở ra là

A.Mộc tinh

B.Kim tinh

C.Hỏa tinh

D.Thiên Vương tinh.

Câu 13: Hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mặt Trời là

A.Thủy tính

B.Kim tinh

C.Hỏa tinh

D.Thiên Vương tinh

Câu 14: Hành tinh trong hệ Mặt Trời gần như có cùng kích cỡ với Trái Đất là

A.Hỏa tinh

B.Thổ tinh

C.Thủy tinh

D.Kim tinh

Câu 15: Trong các hành tinh sau đây thuộc hệ Mặt Trời, hành tinh ở gần Trái Đất nhất là

A.Kim tinh

B.Thủy tinh

C.Hỏa tinh

D.Mộc tinh

Câu 16: Đường kính của thiên hà vào khoảng

A.200000 năm ánh sáng

B.100000 năm ánh sáng

C.10000 năm ánh sáng

D.1 triệu năm ánh sáng

Câu 17: Khi sao chổi chuyển động trên phần quỹ đạo gần Mặt Trời, một số nơi trên Trái Đất có thể quan sát được đuôi sao chổi. Sự hình thành đuôi sao chổi là do

A.đám khí bao quanh sao có nhiệt độ tăng rất cao và bị bốc hơi mạnh.

B.lớp bụi bao quanh sao bị ma sát mạnh, nóng sáng và bốc chay.

C.đám khí và bụi bao quanh sao chịu tác động của áp suất ánh sáng mặt trời nên bị thổi dạt về phía đối diện với Mặt Trời.

D.sự tăng áp suất đội ngột của đám khí bao quanh sao khi nó tiến gần Mặt Trời.

Câu 18: Mặt Trời thuộc loại sao

A.trung bình giữa chất trắng và kềnh đỏ

B.kềnh đỏ

C.chất trắng

D.notron.

TỰ LUẬN

Câu 1: (2 điểm) Giới hạn quang điện của kẽm là \(0,35\mu m.\)

a) (1 điểm) Hỏi công thoát (theo eV) của electron bứt ra khỏi kẽm bằng bao nhiêu?

b) (1 điểm) Chiếu tia tử ngoại có bước sóng \(0,25\mu m\)  vào một tấm kẽm. Nếu cho rằng toàn bộ năng lượng còn lại ngoài công thoát mà photon tia tử ngoại trao cho electron đều chuyển hóa thành động năng của electron thì động năng này băng bao nhiêu?

Câu 2: (2 điểm) Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng với khe Y-âng. Biết hai khe cách nhau 0,5mm, màn ảnh cách hai khe một khoảng 2m và ánh sáng dùng trong thí nghiệm có bước sóng \(0,5\mu m.\)

a) (1 điểm) Tại các điểm cách vân trung tâm những khoảng 9mm và 12mm có vân loại gì, bậc bao nhiêu?

Câu 3(3 điểm) Một mạch dao động lí tưởng gồm tụ điện C và cuộn cảm L = 0,1H. Cho biểu thức của điện tích trên các bản tụ điện là \(q = 2cos(200\pi t)\,(\mu C)\) 

a) (1,5 điểm) Tính chu kì dao động của mạch.

b) (1,5 điểm) Tìm cường độ dòng điện trong mạch và năng lượng điện từ của mạch.

ĐÁP ÁN

1. A

2. B

3. C

4. A

5. B

6. B

7. B

8. C

9. C

10.B

11.B

12.C

13.A

14.D

15.A

16.B

17.C

18.A

TỰ LUẬN

Câu 1:

\(\begin{array}{l}a)A = \dfrac{{hc}}{\lambda } = \dfrac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{0,{{35.10}^{ - 6}}.1,{{6.10}^{ - 19}}}} = 3,55eV\\b){{\rm{W}}_d} = \dfrac{{hc}}{\lambda } - A = \dfrac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{0,{{25.10}^{ - 6}}.1,{{6.10}^{ - 19}}}} - 3,55\\ = 4,61eV.\end{array}\)

Câu 2:

\(a)i = \dfrac{{\lambda D}}{a} = \dfrac{{0,{{6.10}^{ - 6}}.2}}{{0,{{5.10}^{ - 3}}}} = 2mm\)

Tại điểm cách vân trung tâm 9mm, ta có x = 9 mm = 4,5i. Vậy tại đây có vân tối thứ 5.

Tại điểm cách vân trung tâm 12mm, ta có: x = 12mm =6i. Vậy tại đây có vân sáng bậc 6.

Câu 3:

a) Từ biểu thức \(q = 2cos(200\pi t)(\mu C) \)\(\,\Rightarrow \omega  = 200\pi \,rad/s\)

Chu kì: \(T = \dfrac{{2\pi }}{\omega } = \dfrac{{2\pi }}{{200\pi }} = 0,01s\)

b) Vì cường độ dòng điện biến thiên nhanh pha hơn điện tích là \(\dfrac{\pi }{2},\)  do đó ta có biểu thức của cường độ dòng điện là:

\(i = {I_0}cos\left( {200\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)\) 

với \({I_0} = \omega {q_0} = 1,25cos\left( {200\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)\,(mA)\)

 

---(Hết đề số 1)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng, có \(a = 0,6mm;D = 1,2m;\lambda  = 0,75\mu m\). Tại điểm M trên màn quan sát cách vân trung tâm \(5,25mm\) có vân

A. sáng bậc 3        

B. Tối thứ 3

C. Tối thứ 4           

D.  Sáng bậc 4.

Câu 2. Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa 2 khe Yâng là \(a = 1mm\), khoảng cách từ 2 khe đến màn \(D = 2m\). Chùm sáng chiếu vào khe S có 2 bước sóng trong đó \({\lambda _1} = 0,4\mu m\). Trên màn xét khoảng  \(MN = 4,8mm\) đếm được 9 vân sáng với 3 vạch là kết quả trùng nhau của 2 vân sáng và 2 trong 3 vạch đó nằm tại M,N. Bước sóng \({\lambda _2}\) là

A. \(0,6\mu m\)                      

B. \(0,64\mu m\)

C. \(0,48\mu m\)                    

D. \(0,72\mu m\)

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn \(0,4\mu m\)

B. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.

C. Tia hồng ngoại bị lệch trong điện trường và từ trường.

D. Tia hồng ngoại là một bức xạ đơn sắc có màu hồng.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ vạch phát xạ:

A. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối.

B. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những dải màu biến thiên liên tục nằm trên một nền tối.

C. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau là rất khác nhau về số lượng các vạch, về bước sóng  (tức là vị trí các vạch) và cường độ sáng của các vạch đó.

D. Mỗi nguyên tố hoá học ở những trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.

Câu 5: Trong thí nghiệm Y-âng nếu chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,49µm và λ2. Trên màn quan sát trong một khoảng bề rộng đếm được 57 vân sáng, trong đó 5 vân sáng cùng màu với vân trung tâm và 2 trong 5 vân này nằm ngoài cùng của khoảng rộng. Biết trong khoảng rộng đó số vân sáng đơn sắc của \({\lambda _1}\) nhiều hơn số vân sáng của \({\lambda _2}\) là 4 vân. Bước sóng \({\lambda _2}\) bằng

A. \(0,551\mu m.\)                 

B. \(0,542\mu m\).

C. \(0,560\mu m.\).                

D. \(0,550\mu m.\)

Câu 6. Mạch dao động điện từ điều hoà có cấu tạo gồm:

A. nguồn một chiều và điện trở mắc thành mạch kín.

B. nguồn một chiều và cuộn cảm mắc thành mạch kín.

C. tụ điện và cuộn cảm mắc thành mạch kín.                       

D. nguồn một chiều và tụ điện mắc thành mạch kín.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây về tia tử ngoại là không đúng?

A. tác dụng lên kính ảnh.

B. có tác dụng sinh học: diệt khuẩn, hủy diệt tế bào.

C. có khả năng làm ion hóa không khí và làm phát quang một số chất.

D. có thể dùng để chữa bệnh ung thư nông.

Câu 8. Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

B. Ánh sáng trắng là ánh sáng đơn sắc vì nó có màu trắng.

C. Ánh sáng đơn sắc bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

D. Ánh sáng mặt trời là ánh sáng đơn sắc.

Câu 9. Mạch dao động LC gồm cuộn cảm có độ tự cảm \(L = 2mH\) và tụ điện có điện dung \(C = 2pF\),

(lấy \({\pi ^2} = 10\)). Tần số dao động của mạch là:          

A. \(f = 1MHz\)          

B. \(f = 1Hz\)

C. \(f = 2,5Hz\)          

D. \(f = 2,5MHz\)

Câu 10. Sóng điện từ và sóng cơ học không có cùng tính chất nào.

A. mang năng lượng.

B. truyền được trong chân không

C. phản xạ.

D. giao thoa

ĐÁP ÁN

1. C

2. A

3. B

4. B

5. C

6. C

7. D

8. D

9. D

10.B

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Cho phản ứng hạt nhân: \({}_1^3T + {}_1^2D \to {}_2^4He + X\). Lấy độ hụt khối của hạt nhân T, hạt nhân D, hạt nhân He lần lượt là 0,009106u; 0,002491u; 0,030382 và \(1u = 931,5MeV/{c^2}\). Năng lượng tỏa ra của phản ứng xấp xỉ bằng:

A. 15,017 MeV.    

B. 200,025 MeV.

C. 17,498 MeV.    

D. 21,076 MeV.

Câu 2: Người ta dùng protôn có động năng \({K_H} = 7MeV\) bắn phá \({}_4^9Be\) đang đứng yên tạo ra hạt  α có động năng Kα = 8MeV và hạt nhân X. Biết rằng vận tốc hạt α bắn ra vuông góc với vận tốc hạt prôtôn. Lấy gần đúng khối lượng các hạt nhân tính theo u có giá trị bằng số khối. Động năng hạt nhân X là

A. 6,5MeV    

B. 8MeV

C. 7,5MeV    

D. 7,8MeV

Câu 3: Các lò phản ứng hạt nhân trong các nhà máy điện nguyên tử hoạt động trong chế độ mà hệ số nhân nơtron s phải thỏa mãn:

A. s < 1    

B. s ≥ 1

C. s = 1    

D. s > 1

Câu 4: Ban đầu có \(\sqrt 2 \)gchất phóng xạ 210Po (pôlôni) với chu kỳ bán rã 138 ngày. Sau 69 ngày khối lượng P0 còn lại là:

A. 0,707g       B. 1g

C. 2g              D. 0,5g

Câu 5: Biết tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Năng lượng nghỉ của 2 gam một chất bất kì bằng

A. 3.107 kW.h.    

B. 5.107 kW.h.

C. 2.107 kW.h.    

D. 4.107 kW.h. 

Câu 6: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng được thực hiện trong không khí, 2 khe S1 và S2 được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng vân đo được là 1,2mm. Nếu thí nghiệm được thực hiện trong một chất lỏng thì khoảng vân là 1 mm. Chiết suất của chất lỏng là:

A. 1,33            B. 1,2

C. 1,5              D. 1,7

Câu 7: Trong thí nghiệm Young, khi dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,589μm thì quan sát được 13 vân sáng còn khi dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ thì quan sát được 11 vân sáng. Bước sóng λ có giá trị

A. 0,696μm     

B. 0,6608μm

C. 0,6860μm    

D. 0,6706μm

Câu 8: Thực hiện giao thoa ánh sáng với 2 nguồn kết hợp cách nhau 4mm bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6μm. Vân sáng bậc 3 cách vân trung tâm là 0,9mm. Tính khoảng cách từ hai nguồn đến màn?

A. 20cm          

B. 2.103 mm

C. 1,5m           

D. 2cm

Câu 9: Trong thí nghiệm Young nguồn là ánh sáng trắng, độ rộng của quang phổ bậc 3 là l,8mm thì quang phổ bậc 8 rộng:

A. 2,7mm    

B. 3,6mm

C. 3,9mm    

D. 4,8mm

Câu 10: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách hai khe là 0,5mm, từ hai khe đến màn giao thoa là 2m. Bước sóng của ánh sáng trong thí nghiệm là 4,5.10-7m. Xét điểm M ở bên phải và cách vân trung tâm 5,4mm; điểm N ở bên trái và cách vân trung tâm 9mm. Từ điểm M đến N có bao nhiêu vân sáng?

A. 8                 B. 9

C. 7                 D. 10

ĐÁP ÁN

1. C

2. A

3. C

4. B

5. B

6. B

7. A

8. B

9. D

10. B

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Máy phát điện xoay chiều ba pha kiểu cảm ứng có các cuộn dây của phần ứng mắc hình sao thì tải tiêu thụ của nó được mắc với nhau:

A.theo kiểu hình sao hoặc theo kiểu hình tam giác.

B.luôn theo kiểu hình tam giác.

C.luôn theo kiểu hình sao.

D.luôn phải mắc song song với nhau.

Câu 2: Khi nói về hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha, phát biểu nào sau đây là sai?

A.Từ trường quay có cùng tần số với tần số điện áp mà động cơ sử dụng.

B.Điện năng đưa vào động cơ biến thành cơ năng quay của rôto.

C.Tốc độ quay của rôto nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.

D.Tốc độ quay của roto bằng tần số góc của dòng điện xoay chiều qua động cơ.

Câu 3: Đoạn mạch điện xoay chiều AB chỉ chứa một trong các phần tử: điện trở thuần, cuộn cảm thuần hoặc tụ điện. Khi đặt điện áp \(u = {U_0}cos\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{4}} \right)\)  lên hai đầu A và B thì dòng điện trong mạch có biểu thức \(i = {I_0}cos\left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{4}} \right).\)  Đoạn mạch AB chứa

A.cuộn dây có điện trở.

B.cuộn cảm thuần.

C.tụ điện.

D.điện trở thuần.

Câu 4: Một đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm L, tụ điện có điện dung C và một điện trở thuần R: mắc nối tiếp. Nếu hai đầu đoạn mạch được duy trì bởi điện áp \({U_0}\sqrt 2 cos(\omega t)\)  thì công suất tiêu thụ của mạch đạt cực đại khi

\(\begin{array}{l}A.\omega  = \dfrac{1}{{LC}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\omega  = \sqrt {\dfrac{L}{C}} \\C.\omega  = \sqrt {LC} \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\omega  = \dfrac{1}{{\sqrt {LC} }}\end{array}\)

Câu 5: Trong đoạn mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp, các đại lượng L, C không đổi. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch điện xoay chiều có biên độ và tần số không thay đổi. Thay đổi R cho đến khi R=R0 thì công suất của đoạn mạch cực đại. Khi đó:

\(\begin{array}{l}A.{R_0} = {({Z_L} - {Z_C})^2}\\B.{R_0} = |{Z_L} - {Z_C}|\\C.{R_0} = {Z_C} - {Z_L}\\D.{R_0} = \sqrt {{Z_L}.{Z_C}} \end{array}\)

Câu 6: Cho đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, với R thay đổi được, cuộn cảm thuần có cảm kháng \({Z_L} = 80\Omega ,\)  tụ có dung kháng \({Z_C} = 30\Omega ,\)  điện áp đặt vào mạch có dạng \(u = 120\sqrt 2 cos(100\pi t)\,(V).\)  Công suất tiêu thụ của mạch cực đại khi R bằng:

\(\begin{array}{l}A.55\Omega \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.110\Omega \\C.50\Omega \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.25\Omega \end{array}\)

Câu 7: Cho một đoạn mạch xoay chiều AMNB. Trong đó AM chứa tụ điện, MN chứa cuộn cảm thuần, NB chứa điện trở thuần. Biết \({U_{AM}} = 40V,{U_{MB}} = 20\sqrt 2 ,{U_{AB}} = 20\sqrt 2 V.\)  Hệ số công suất của mạch bằng

\(\begin{array}{l}A.\dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\dfrac{1}{2}\\C.\sqrt 2 \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,25\end{array}\)

Câu 8: Một máy phát điện xoay chiều một pha (kiểu cảm ứng). Roto là một nam châm điện có 10 cặp cực. Để phát ra dòng điện có tần số 50Hz thì roto phải quay với tốc độ bằng

A.n = 300 vòng/phút

B.n = 500 vòng/phút

C.n = 600 vòng/phút

D.n = 1000 vòng/phút.

Câu 9: Cho đoạn mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Biết điện áp đặt vào đầu đoạn mạch \(u = 100cos(100\pi t)\,(V),\)  điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm thuần UL=50V, công suất tiêu thụ điện trên đoạn mạch P=50W và dòng điện sớm pha \(\dfrac{\pi }{4}\)  so với điện áp. Điện trở R và dung kháng ZC có giá trị là:

\(\begin{array}{l}A.R = 100\Omega ;{Z_C} = 50\Omega \\B.R = 50\Omega ;{Z_C} = 50\Omega \\C.R = 50\Omega ;{Z_C} = 100\Omega \\D.R = 100\Omega ;{Z_C} = 100\Omega \end{array}\)

Câu 10: Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều có biểu thức \(u = {U_0}cos(\omega t)\)  thì dòng điện trong mạch là \(i = {I_0}cos\left( {\omega t + \dfrac{\pi }{3}} \right).\)  Đoạn mạch này luôn có:

\(\begin{array}{l}A.{Z_L} < {Z_C}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.{Z_L} > {Z_C}\\C.{Z_L} = R\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.{Z_L} = {Z_C}\end{array}\)

Đáp án

1. A

2. D

3. B

4. D

5. B

6. C

7. A

8. A

9. C

10. B

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Một vật nhỏ dao động điều hòa thực hiện \(2018\) dao động toàn phần trong \(1009s\). Tần số dao động là

A. \(4\pi Hz\)                         

B. \(0,5Hz\)

C. \(1Hz\)                           

D. \(2Hz\)

Câu 2: Đơn vị đo mức cường độ âm là

A. Oát trên mét (W/m)

B. đề-xi-ben (dB)                  

C. Niuton trên mét vuông (N/m2

D. Oát trên mét vuông (W/m2)

Câu 3: Nốt La phát ra từ hai nhạc cụ khác nhau thì chắc chắn khác nhau về

A. âm sắc                   

B. độ cao

C. độ to                      

D. tần số

Câu 4: Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox với phương trình \(x = 4cos\left( {5\pi t + \varphi } \right)cm\). Tại thời điểm pha của dao động là \(\frac{\pi }{3}\) rad thì vật có:

A. li độ \(2cm\) và theo chiều dương trục Ox. 

B. li độ \(2cm\) và theo chiều âm trục Ox.

C. li độ \( - 2cm\) và theo chiều âm trục Ox.

D. li độ \( - 2cm\) và theo chiều dương trục Ox.

Câu 5: Con lắc lò xo dao động điều hòa. Khi giảm độ cứng của lò xo đi 3 lần và tăng khối lượng vật 3 lần thì chu kì dao động của con lắc

A. tăng lên 9 lần.  

B. không đổi                          

C. tăng lên 3 lần

D. giảm đi 3 lần

Câu 6: Chu kì dao động là

A. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở về lại trạng thái ban đầu.

B. Khoảng thời gian để vật đi từ bên này sang bên kia của quỹ đạo chuyển động.

C. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại vị trí ban đầu.

D. Số dao động toàn phần vật thực hiện được trong 1s.

Câu 7: Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp \({S_1}\) và \({S_2}\). Hai nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn \({S_1}{S_2}\) sẽ:

A. dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại. 

B. dao động với biên độ cực tiểu

C. dao động với biên độ cực đại 

D. không dao động

Câu 8: Hai dao động điều hòa thành phần cùng phương, cùng tần số, ngược pha có biên độ là \({A_1}\) và \({A_2}\) với \({A_2} = 3{A_1}\) thì dao động tổng hợp có biên độ là

A. \({A_1}\)                           

B. \(2{A_1}\)

C. \(3{A_1}\)                         

D. \(4{A_1}\)

Câu 9: Một người quan sát trên mặt nước biển thấy một cái phao nhô lên 5 lần trong 20s và khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp là 2m. Tốc độ truyền sóng biển là

A. \(40cm/s\)                          

B. \(50cm/s\)

C. \(60cm/s\)                           

D. \(80cm/s\)

Câu 10: Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động

A. cùng tần số, cùng phương.

B. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

C. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ.

D. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

Đáp án

1.D

2.B

3.A

4.B

5.C

6.A

7.C

8.B

9.A

10.D

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 12 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Hiền. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?