Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 12 năm 2021 Trường THPT Lương Thế Vinh

TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 12

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Một vật dao động điều hòa, trong thời gian 1 phút vật thực hiện được 30 dao động. Chu kì dao động của vật là:

A. 2s                B. 1s

C. 0,5s             D. 30s

Câu 2: Cho một con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình \(x = 10\cos \left( {20t - \frac{\pi }{3}} \right)\left( {cm} \right)\). Biết vật nặng có khối lượng m = 100g. Động năng của vật tại li độ x = 8cm là:

A. 7,2J                         

B. 0,072J

C. 0,72J                       

D. 2,6J

Câu 3: Hiện tượng cộng hưởng cơ học xảy ra khi nào?

A. tần số dao động cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.

B. tần số của lực cưỡng bức bé hơn tần số riêng của hệ.

C. tần số của lực cưỡng bức bằng tần số của dao động cưỡng bức.

D. tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số riêng của hệ.

Câu 4: Một vật treo vào lò xo làm nó dãn ra 4cm. Cho \(g = {\pi ^2} \approx 10m/{s^2}\). Biết lực đàn hồi cực đại, cực tiểu lần lượt là 10N và 6N. Chiều dài tự nhiên của lò xo là 20cm. Chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động là

A. 25cm và 24cm        

B. 24cm và 23cm

C. 26cm và 24cm         

D. 25cm và 23cm

Câu 5: Một vật dao động điều hòa trên quỹ đạo dài 40cm. Khi vật ở vị trí x = 10cm thì vật có vận tốc là \(v = 20\pi \sqrt 3 cm/s\). Chu kì dao động của vật là:

A. 5s                B. 1s

C. 0,5s             D. 0,1s

Câu 6: Một vật dao động điều hòa có phương trình dao động là \(x = 5\cos \left( {2\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\left( {cm} \right)\). Vận tốc của vật khi có li độ x = 3cm là:

A. \( \pm 12,56cm/s\)              

B. 25,12cm/s

C. \( \pm 25,12cm/s\)              

D. 12,56cm/s

Câu 7: Một vật dao động điều hòa khi đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương ở thời điểm ban đầu. Khi vật có li độ 3cm thì vận tốc của vật bằng \(8\pi \)cm/s và khi vật có li độ bằng 4cm thì vận tốc của vật bằng \(6\pi \)cm/s. Phương trình dao động của vật có dạng:

A. \(x = 10\cos \left( {2\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\left( {cm} \right)\)

B. \(x = 5\cos \left( {\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\left( {cm} \right)\)

C. \(x = 5\cos \left( {2\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\left( {cm} \right)\)

D. \(x = 5\cos \left( {2\pi t + \pi } \right)\left( {cm} \right)\)

Câu 8: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình \({x_1} = 3\cos \left( {10\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\left( {cm} \right)\) và \({x_2} = 7\cos \left( {10\pi t + \frac{{13\pi }}{6}} \right)\left( {cm} \right)\). Dao động tổng hợp có phương trình là:

A. \(x = 10\cos \left( {10\pi t + \frac{{7\pi }}{3}} \right)\left( {cm} \right)\)

B. \(x = 4\cos \left( {10\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\left( {cm} \right)\)

C. \(x = 10\cos \left( {20\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\left( {cm} \right)\)

D. \(x = 10\cos \left( {10\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\left( {cm} \right)\)

Câu 9: Một con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình \(x = 10\cos \omega t\left( {cm} \right)\). Tại vị trí có li độ x = 5cm, tỉ số giữa động năng và thế năng của con lắc là:

A. 4                 B. 1

C. 2                 D. 3

Câu 10: Cho một con lắc lò xo dao động với phương trình \(x = 10\cos \left( {20t - \frac{\pi }{3}} \right)\left( {cm} \right)\). Biết vật nặng có khối lượng m = 100g. Thế năng của con lắc tại thời điểm \(t = \pi \left( s \right)\) bằng:

A. 0,25J                       

B. 0,5J

C. 0,5mJ                      

D. 0,05J

Câu 11: Chọn phát biểu đúng

Tốc độ truyền sóng cơ trong một môi trường

A.phụ thuộc vào bản chất của môi trường và tần số của sóng.

B.phụ thuộc vào mật độ vật chất của môi trường và năng lượng của sóng.

C.chỉ phụ thuộc vào mật độ vật chất của môi trường (mật độ khối lượng, độ đàn hồi) và nhiệt độ của môi trường.

D.phụ thuộc vào độ đàn hồi của môi trường và cường độ sóng.

Câu 12: Sóng cơ không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?

A.chất rắn                  

B.chất lỏng

C.chất khí                   

D.chân không

Câu 13: Trong sự giao thoa sóng trên mặt của hai nguồn kết hợp, cùng pha, những điểm dao động với biên độ cực đại có hiệu khoảng cách từ đó tới các nguồn bằng:

\(\begin{array}{l}A.{d_2} - {d_1} = k\lambda \\B.{d_2} - {d_1} = k\dfrac{\lambda }{2}\\C.{d_2} - {d_1} = \left( {k + \dfrac{1}{2}} \right)\lambda \\D.{d_2} - {d_1} = 2k\lambda \end{array}\)

Câu 14: Một sóng có tần số 100 Hz truyền trong một môi trường với tốc đọ 50 m/s, thì bước sóng của nó là

A.0,25m                      B.1,0m

C.0,25m                      D.0,5m

Câu 15: Cho hai nguồn sóng kết hợp S1, S2 giống hệt nhau cách nhau 5 cm. Sóng do hai nguồn này tạo ra có bước sóng 2 cm. Trên S1, S2 quan sát được số cực đại giao thoa là:

A.7                              B.5

C.9                              D.3

Câu 16: Trong một môi trường có sóng tần số 50 Hz lan truyền với tốc độ 160 m/s. Hai điểm gần nhau nhất trên cùng phương truyền sóng dao động vuông pha nhau thì cách nhau là:

A.3,2 m                       B.8m

C.0,8m                        D.1,6m

Câu 17: Một sóng cơ truyền theo trục Ox có phương trình \(u = 12cos(20t - 4x)\,(cm)\) trong đó x là tọa độ tính bằng mét (m), t là thời gian được tính bằng giây (s). Tốc độ truyền sóng là:

A.5 m/s                       

B.0,5 m/s

C.40 m/s                     

D.4 m/s

Câu 18: Một sóng có tần số 500 Hz có tốc độ lan truyền 350 m/s. Hai điểm gần nhất trên sóng phải cách nhau một khoảng là bao nhiêu để giữa chúng có độ chênh lệch pha bằng \(\dfrac{\pi }{3}\,rad?\)

A.4,285m                   

B.0,233m

C.0,476m                   

D.0,116m

Câu 19: Một người quan sát trên mặt biển nhận thấy trong 4s có ba ngọn sóng biển đi qua trước mặt mình, ngoài ra khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp là 12cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là:

A.24 cm/s                    B.12 cm/s

C.6 cm/s                      D.18 cm/s

Câu 20: Hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2, nằm trên mặt chất lỏng thực hiện các dao động điều hòa theo phương vuông góc với mặt chất lỏng với hiệu số pha ban đầu bằng \(\varphi \). Biết rằng trên đường nối hai nguồn, trong số những điểm có biên độ dao động bằng 0 thì điểm M gần đường trung trực nhất cách đường trung trực một khoảng bằng \(\dfrac{\lambda }{6}.\)  Hiệu số pha ban đầu \(\varphi \)  có giá trị bằng: 

\(\begin{array}{l}A.\dfrac{{2\pi }}{3}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\dfrac{\pi }{2}\\C.\dfrac{\pi }{3}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\dfrac{\pi }{6}\end{array}\)

Câu 21: Một dòng điện xoay chiều có tần số f = 50Hz. Trong mỗi giây, dòng điện đổi chiều:

A.50 lần                     

B.150 lần

C.100 lần                    

D.200 lần

Câu 22: Điện áp tức thời giữa hai đầu một đoạn mạch là \(u = 220cos100\pi t\,(V).\)  Thời điểm gần nhất kể từ lúc t = 0, điện áp tức thời đạt giá trị 110V là:

\(\begin{array}{l}A.\dfrac{1}{{600}}s\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\dfrac{1}{{100}}s\\C.0,02s\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\dfrac{1}{{300}}s\end{array}\)

Câu 23: Một máy phát điện xoay chiều (kiểu cảm ứng) có 6 cặp cực. Rôt phải quay với tốc độ bằng bao nhiêu để dòng điện nó phát ra có tần số 50Hz?

A.n = 500 vòng/phút

B.n = 500 vòng/phút

C.n = 750 vòng/phút

D. n = 1000 vòng/ phút

Câu 24: Trong đoạn mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, nếu ZL > ZC thì pha của cường độ dòng điện I chạy trong mạch so với pha của điện áp u giữa hai đầu đoạn mạch là:

A.sớm hơn                 

B.trễ hơn

C.cùng pha                 

D.ngược pha

Câu 25: Một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc vào điện áp xoay chiều có tần số f. Nếu tăng L lên 2 lần, giảm f đi 4 lần thì cảm kháng của cuộn cảm sẽ

A.giảm 4 lần

B.tăng 4 lần

C.giảm 2 lần

D.tăng 2 lần.

Câu 26: Một tụ điện có điện dung \(C = \dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }F\)  vào điện áp xoay chiều có tần số f = 50Hz thì dung kháng của tụ điện là:

\(\begin{array}{l}A.50\Omega \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.100\Omega \\C.0,01\Omega \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.1\Omega \end{array}\)

Câu 27: Một đoạn mạch gồm điện trở thuần \(R = 100\Omega \)  mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L = \dfrac{1}{\pi }H.\)  Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều \(u = 200cos(100\pi t)\,(V).\)  Công suất tiêu thụ của mạch điện là:

\(\begin{array}{l}A.200\sqrt 2 {\rm{W}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.200W\\C.100W\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.50W\end{array}\)

Câu 28: Một đoạn mạch gồm điện trở thuần \(R = 100\Omega \)  mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung \(C = \dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }F.\)  Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều \(u = 200cos(100\pi t)\,(V).\)  Cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện chạy trong mạch là:

\(\begin{array}{l}A.1,2\sqrt 2 A\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.1A\\C.2A\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\sqrt 2 A\end{array}\)

Câu 29: Cho đoạn mạch xoay chiều gồm các phần tử R, L, C mắc nối tiếp với R thay đổi được, cuộn cảm thuần có cảm kháng \({Z_L} = 15\Omega ,\)  tụ điện có điện dung \({Z_C} = 4\Omega ,\)  điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch là \(12\sqrt 2 cos100\pi t\,(V).\)  Công suất tiêu thụ điện của mạch cực đại khi R bằng:

\(\begin{array}{l}A.11\Omega \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.6\Omega \\C.2\Omega \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.14\Omega \end{array}\)

Câu 30: Cho đoạn mạch điện gồm R, L, C mắc nối tiếp. Biết điện trở R không thay đổi, hệ số tự cảm \(L = \dfrac{{0,5}}{\pi }H,\)  tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp ổn định có biểu thức: \(u = 200\sqrt 2 cos(100\pi t)\,(V).\)  Giá trị của C để công suất tiêu thụ trong mạch đạt cực đại là:

\(\begin{array}{l}A.\dfrac{{0,1}}{\pi }F\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\dfrac{{{{10}^{ - 2}}}}{\pi }F\\C.\dfrac{{{{10}^{ - 3}}}}{\pi }F\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\dfrac{{{{2.10}^{ - 4}}}}{\pi }F.\end{array}\)

TỰ LUẬN

Một photon có bước sóng 4,14.10-13m biến thành một cặp electron – pozitron có động năng như nhau. Tính động năng của mỗi hạt theo đơn vị MeV.

ĐÁP ÁN

1. A

2. B

3. A

4. D

5. B

6. C

7. C

8. D

9. D

10. D

11. A

12. D

13. A

14. D

15. B

16. C

17. A

18. D

19. C

20. C

21. C

22. D

23. A

24. B

25. C

26. B

27. C

28. B

29. A

30. D

TỰ LUẬN

Năng lượng của photon:

\(\varepsilon  = \dfrac{{hc}}{\lambda } = 4,{8.10^{ - 13}}J.\)

Theo định luật bảo toàn năng lượng: \(\varepsilon  = 2{m_0}{c^2} + 2{W_d},\)  với m0c2 là năng lượng nghỉ và Wđ là động năng của hạt (2 hạt có cùng khối lượng)

\({m_0} = 9,{1.10^{ - 31}}kg;\,c = {3.10^8}m/s\)

Từ đó ta tìm được: \({{\rm{W}}_d} = 1,{58.10^{ - 13}}J = 1\,MeV.\)

 

---(Hết đề ôn tập số 1)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Một chùm sáng song song đi từ không khí vào thủy tinh, với góc tới lớn hơn không sẽ:

A. chỉ có phản xạ.

B. có khúc xạ, tán sắc và phản xạ

C. chỉ có khúc xạ

D. chỉ có tán sắc.

Câu 2: Khi nghiêng các đĩa CD dưới ánh sáng mặt trời, ta thấy xuất hiện các màu sặc sỡ như màu cầu vồng. Đó là kết quả của hiện tượng:

A. Giao thoa ánh sáng

B. Khúc xạ ánh sáng

C. Phản xạ ánh sáng

D. Tán sắc ánh sáng

Câu 3: Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng tán sắc ánh sáng là sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vào:

A. Màu sắc của môi trường

B. Màu của ánh sáng

C. Lăng kính mà ánh sáng đi qua

D. Bước sóng của ánh sáng

Câu 4: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng của Y-âng, khoảng cách giữa hai khe a = 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát D = 2 m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng λ = 0,5μm. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa có khoảng vân i bằng

A. 0,1 mm                  

B. 2,5 mm

C. 2,5.10-2 mm           

D. 1,0 mm

Câu 5: Thân thể con người ởnhiệt độn 370C phát ra bức xạ nào trong các bức xạ sau đây?

A. Bức xạ nhìn thấy 

B. Tia Rơnghen

C. Tia hồng ngoại 

D. Tia tử ngoại

Câu 6: Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng trong không khí, khoảng cách hai khe a = 0,5mm. Khoảng cách hai khe tới màn là D, được chiếu bức xạ đơn sắc có bưóc sóng λ. Nhúng toàn bộ thí nghiệm vào trong nước có chiết suất n = 4/3. Để khoảng vân vẫn như trong không khí thì khoảng cách hai khe là:

A. 0,35 mm                 

B. 0,45 mm

C. 0,667 mm               

D. 0,375 mm

Câu 7: Trong thí nghiệm Iâng (Y-âng) về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 1 mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 1,5 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng

A. 0,40μm       

B. 0,76μm

C. 0,48μm       

D. 0,60μm

Câu 8: Trong thí nghiệm Young (Iâng) ánh sáng dùng trong thí nghiệm là đơn sắc có bước sóng \(\lambda  = 0,4\mu m\), khoảng cách giữa hai khe a =0,4mm. Để trên màn tại vị trí cách vân trung tâm 2,5mm ta có vân sáng bậc 5 thì khoảng cách từ hai khe đến màn là:

A. 0,5m           

B. 1m

C. 1,5m           

D. 2m

Câu 9: Một nguồn sáng đơn sắc \(\lambda  = 0,6\mu m\)chiếu vào một mặt phẳng chứa hai khe hở S1, S2 hẹp, song song, cách nhau 1 mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách mặt phẳng chứa hai khe lm. Đặt trước khe S1 một bản thuỷ tinh 2 mặt phẳng song song có chiết suất n = 1,5, độ dày e = 12μm. Hỏi vị trí hệ thống vân sẽ dịch chuyển trên màn thế nào?

A. Về phía S1 2 mm

B. về phía S1 2 mm

C. Về phía S1 3 mm

D. Về phía S1 6 mm

Câu 10: Trong thí nghiệm của Young, khoảng cách giữa hai khe S1S2 đến màn là 2m. Nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc đặt cách đều hai khe một khoảng 0,5m. Nếu dời S theo phương song song với S1S2 một đoạn 1mm thì vân sáng trung tâm sẽ dịch chuyển một đoạn là bao nhiêu trên màn ?

A. 4mm           

B. 5mm

C. 2mm           

D. 3mm

ĐÁP ÁN

1. B

2. A

3. D

4. D

5. C

6. D

7. D

8. A

9. D

10. A

...

---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng quang điện?

A. Electron bị bật ra khỏi mặt kim loại khi bị chiếu sáng với bước sóng ánh sáng thích hợp.

B. Electron bật ra khỏi kim loại khi có ion đập vào kim loại đó.

C. Electron bị bật ra khỏi một nguyên tử khi nguyên tử này va chạm với nguyên tử khác.

D. Electron bứt ra khỏi kim loại khi kim loại bị nung nóng.

Câu 2: Chiếu tới bề mặt của một kim loại bức xạ có bước sóng \(\lambda \), giới hạn quang điện của kim loại đó là \({\lambda _0}\). Biết hằng số Plăng là h, vận tốc ánh sáng trong chân không là c. Để có hiện tượng quang điện xảy ra thì:

A. \(\lambda  > {\lambda _0}\)       

B. \(\lambda  < \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}}\)

C. \(\lambda  \ge \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}}\)       

D. \(\lambda  \le {\lambda _0}\)

Câu 3: Nếu quan niệm ánh sáng chỉ có tính chất sóng thì không thể giải thích được hiện tượng nào dưới đây?

A. Khúc xạ ánh sáng.

B. Giao thoa ánh sáng.

C. Phản xạ ánh sáng.

D. Quang điện.

Câu 4: Photon sẽ có năng lượng lớn hơn nếu nó có:

A. Bước sóng lớn hơn

B. Tần số lớn hơn

C. Biên độ lớn hơn

D. Vận tốc lớn hơn

Câu 5: Công thoát electron của một kim loại là 7,64.10-19 J. Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ có bước sóng là λ1 = 0,18μm, λ2 = 0,21μm và λ3 = 0,35μm. Lấy h = 6,625.10-34J.s, c = 3.108 m/s. Bức xạ nào gây được hiện tượng quang điện đối với kim loại đó?

A. Hai bức xạ (λ1 và λ2).

B. Không có bức xạ nào trong ba bức xạ trên.

C. Cả ba bức xạ (λ1, λ2 và λ3).

D. Chỉ có bức xạ λ1.

Câu 6: Chọn câu trả lời đúng.

Chọn h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Cho công thoát electron của kim loại là A = 2eV. Bước sóng giới hạn quang điện của kim loại là:

A. 0,621μm    B. 0,525μm

C. 0,675μm    D. 0,58μm

Câu 7: Chọn câu trả lời đúng.

Chọn h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Bước sóng giới hạn quang điện là λ0 = 0,6μm. Công thoát của kim loại đó là:

A. 4,31.10-20 J  

B. 3,31.10-19 J

C. 5,31.10-8 J    

D. 3,31.10-17 J

Câu 8: Chiếu một bức xạ có bước sóng 0,18μm vào catốt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện là 0,3μm. Để cho không có electron nào đến được anốt thì hiệu điện thế UAK phải thoả mãn điều kiện nào? Cho điện tích của electrone = -1,6.10-16 C, cho hằng số Flăng h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s.

A. UAK ≤ -2,26V     

B. UAK ≤ -2,76V

C. UAK ≤ -1,76V     

D. UAK ≤ -0,76V

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng. Cho e = 1,6.10-19 C. Cường độ dòng điện qua ống là 10mA. Số electron đến đập vào đối âm cực trong 10 giây là:

A. 6,25.108     

B. 6,35.1017

C. 6,25.1017    

D. 6,25.1019

Câu 10: Chọn câu trả lời đúng. Khi chiếu 2 ánh sáng có tần số f1 = 1015 Hzvà f2 = 1,5.1015 Hz vào một kim loại làm catốt của một tế bào quang điện, người ta thấy tỉ số các động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện là bằng 3. Tần số giới hạn của kim loại đó là:

A. 1015 Hz                  

B. 1,5.1015 Hz

C. 7,5.1014 Hz            

D. Một giá trị khác

ĐÁP ÁN

1. A

2. D

3. D

4. B

5. A

6. A

7. B

8. B

9. C

10. C

...

---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Nơtron là hạt sơ cấp

A. không mang điện.

B. mang điện tích âm.

C. có tên gọi khác là hạt nơtrinô.

D. mang điện tích dương.

Câu 2: Các hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có:

A. cùng số nơtron nhưng khác số prôtôn.

B. cùng số prôtôn nhưng khác số nơtron.

C. cùng số nuclôn nhưng khác số prôtôn.

D. cùng số nuclôn nhưng khác số nơtron.

Câu 3: Chùm tia β+

A. là chùm các hạt nhân có cùng khối lượng với electron, mang điện là +e

B. tia β+ có tầm bay trong không khí ngắn hơn so với tia α

C. ít bị lệch đường đi hơn hạt α khi đi qua điện trường

D. tia β+ có khả năng đâm xuyên rất mạnh, giống như tia Rơnghen

Câu 4: Xác định số hạt proton và notron của hạt nhân \({}_{11}^{24}Na\)

A. 11 proton và 13 notron

B. 12 proton và 14 notron

C. 24 proton và 11 notron

D. 11 proton và 24 notron

Câu 5: Trong phóng xạ β- thì hạt nhân con:

A. Lùi 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn

B. Tiến 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn

C. Lùi 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn

D. Tiến 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về độ phóng xạ (hoạt động phóng xạ)?

A. Đơn vị đo độ phóng xạ là becơren.

B. Độ phóng xạ là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng chất phóng xạ.

C. Với mỗi lượng chất phóng xạ xác định thì độ phóng xạ tỉ lệ với số nguyên tử của lượng chất đó.

D. Độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ phụ thuộc nhiệt độ của lượng chất đó.

Câu 7: Một khối chất Astat \({}_{85}^{211}At\) có số nguyên tử ban đầu \({N_0} = 2,{86.10^{16}}\) nguyên tử và phóng xạ ra tia \(\alpha \). Trong giờ đầu tiên phát ra 2,29.1015 hạt \(\alpha \). Chu kì bán rã của Astat là:

A. 8 giờ 18 phút    

B. 8 giờ

C. 7 giờ 18 phút    

D. 8 giờ 10 phút

Câu 8: Trong khoảng thời gian 4 giờ, 75% số hạt nhân ban đầu của một đồng vị phóng xạ đã bị phân rã. Chu kì bán rã của đồng vị đó bằng bao nhiêu?

A. 1 giờ    

B. 2 giờ

C. 3 giờ    

D. 4 giờ

Câu 9: Ban đầu có \(\sqrt 2 \)g Pôlôni nguyên chất, đó là chất phóng xạ có chu kì bán rã 138 ngày và có phương trình phân rã: \({}_{84}^{210}Po \to \alpha  + {}_{82}^{206}Pb\). Sau bao lâu thì khối lượng chì được tạo ra là 0,4g?

A. 69 ngày      

B. 138 ngày

C. 34,5 ngày    

D. 276 ngày

Câu 10: Biết Cs137 là chất phóng xạ β-. Sau 15 năm độ phóng xạ của nó giảm bớt 29,3% và khối lượng chất phóng xạ còn lại là \(2,8\sqrt 2 {.10^{ - 8}}g\). Tính độ phóng xạ ban đầu của Cs137.

A. \(1,{8.10^5}Bq\)                

B. \(0,{8.10^5}Bq\)

C. \(0,9\sqrt 2 {.10^5}Bq\)           

D. \(1,8\sqrt 2 {.10^5}Bq\)

ĐÁP ÁN

1. A

2. B

3. A

4. A

5. D

6. D

7. A

8. B

9. A

10. a

...

---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Tụ điện của một mạch dao động LC là một tụ điện phẳng. Khi khoảng cách giữa hai bản của tụ giảm đi một nửa thì chu kì dao động riêng của mạch 

A.tăng 2 lần.

B.giảm \(\sqrt 2 \)  lần.

C.tăng \(\sqrt 2 \) lần

D.giảm 2 lần.

Câu 2: Mạch dao động lí tưởng, tụ điện có điện dung C = 4pF. Cuộn cảm có độ tụ cảm L = 10mH. Tần số dao động riêng của mạch là:

A.0,796 MHz             

B.7,96 MHz

C.79,6 MHz               

D.796 MHz.

Câu 3: Sóng điện từ và sóng cơ không có chung tính chất nào sau đây?

A.có thể gây ra hiện tượng giao thoa

B.Phản xạ, khúc xạ.

C.Mang năng lượng.

D.Truyền được trong chân không.

Câu 4: Mạch dao động lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C = 175nF và một cuộn dây có độ tự cảm L = 7mH. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 60mA. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là:

A.U0=60V                  

B.U0=12V

C.U0=1,2V                 

D.U0=6V

Câu 5: Cho mạch dao động gồm cuộn dây thuần cảm có độ tụ cảm \(L = \dfrac{1}{\pi }F\)  và một tụ điện có điện dung \(C = 4\pi pF.\)  Biết lúc t = 0, cường độ dòng điện trong mạch đạt giá tri cực đại và bằng 6 mA. Biểu thức của cường độ dòng điện tức thời là:

\(\begin{array}{l}A.i = 6cos\left( {{{5.10}^5}t - \dfrac{\pi }{2}} \right)\,(mA)\\B.i = 6cos\left( {{{5.10}^5}t + \dfrac{\pi }{2}} \right)\,(mA)\\C.i = 6cos({5.10^6}t)\,(mA)\\D.i = 6cos({5.10^5})\,(mA)\end{array}\)

Câu 6: Mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 0,02H. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng \(9\mu J.\)  Cường độ dòng điện cực đại trong mạch bằng

A.I0 = 0,003A            

B.I0 = 30A

C.I0 = 0,03A              

D.I0 = 3A

Câu 7: Nguyên nhân của sự tắt dần dao động trong mạch dao động là do

A.tụ điện phóng điện.

B.tỏa nhiệt ở cuộn dây.

C.bức xạ ra sóng điện từ.

D.tỏa nhiệt ở cuộn dây và bức xạ ra sóng điện tử.

Câu 8: Điện tích trong mạch dao động LC biến thiên điều hòa với tần số f. Năng lượng từ trường trong mạch biến thiên tuần hoàn với tần số

\(\begin{array}{l}A.f\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.2f\\C.\dfrac{f}{2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\dfrac{2}{f}\end{array}\)

Câu 9: Mạch dao động LC, dao động với tần số góc là \(\omega .\)  Biết điện tích cực đại một bản tụ điện là Q0.Cường độ dòng điện cực đại qua cuộn dây được tính bằng hệ thức nào sau đây?

\(\begin{array}{l}A.{I_0} = \omega {Q_0}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.{I_0} = \dfrac{{{Q_0}}}{\omega }\\C.{I_0} = 2\omega {Q_0}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.{I_0} = \omega Q_0^2\end{array}\)

Câu 10: Sóng ngắn vô tuyến có bước sóng vào cỡ

A.vài trăm mét

B.vài mét

C.vài chục mét

D.vài nghìn mét.

ĐÁP ÁN

1. C

2. A

3. D

4. B

5. C

6. C

7. D

8. B

9. A

10. C

...

---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 12 năm 2021 Trường THPT Lương Thế Vinh. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?