Bộ 4 đề ôn tập hè Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Thanh Đa

THPT THANH ĐA

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN SINH HỌC 12

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?

A. 6 loại mã bộ ba.                 B. 3 loại mã bộ ba.            

C. 27 loại mã bộ ba.               D. 9 loại mã bộ ba.

Câu 2: Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong

A. ribôxôm.                            B. tế bào chất.                   C. nhân tế bào.                  D. ti thể.

Câu 3: Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là

A. điều hòa quá trình dịch mã.                                         B. điều hòa lượng sản phẩm của gen.

C. điều hòa quá trình phiên mã.                                        D. điều hoà hoạt động nhân đôi ADN.

Câu 4: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?

A. 1                                        B. 2                                    C. 3                                    D. 4

Câu 5: Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này không thể phát hiện ở tế bào:                 

A. tảo lục.                               B. vi khuẩn.                           

C. ruồi giấm.                           D. sinh vật nhân thực.

Câu 6: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là

A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ.                               B. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ.

C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao.                                 D. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu.

Câu 7: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:

     1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết

     2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3.

     3. Tạo các dòng thuần chủng.

     4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai

Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:

A. 1, 2, 3, 4                            B. 2, 3, 4, 1                        C. 3, 2, 4, 1                        D. 2, 1, 3, 4

Câu 8: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là

A. các gen không có hoà lẫn vào nhau                            

B. mỗi gen phải nằm trên mỗi NST khác nhau

C. số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn                           

D. gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn

Câu 9: Quan hệ giữa gen và tính trạng theo quan niệm Di truyền học hiện đại như thế nào?

A. Mỗi gen quy định một tính trạng.                                B. Nhiều gen quy định một tính trạng.

C. Một gen quy định nhiều tính trạng.                             D. Cả A, B và C tuỳ từng tính trạng.

Câu 10: Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết?

A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.

B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể.

C. Các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết.

D. Tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau.

Câu 11: Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính XY vùng không tương đồng chứa các gen

A. đặc trưng cho từng nhiễm sắc thể.                               B. alen với nhau.

C. di truyền như các gen trên NST thường.                     D. tồn tại thành từng cặp tương ứng.

Câu 12: Sự mềm dẻo về kiểu hình của một kiểu gen có được là do

A. sự tự điều chỉnh của kiểu gen trong một phạm vi nhất định.

B. sự tự điều chỉnh của kiểu gen khi môi trường thấp dưới giới hạn.

C. sự tự điều chỉnh của kiểu hình khi môi trường vượt giới hạn.

D. sự tự điều chỉnh của kiểu hình trong một phạm vi nhất định.

Câu 13: Đặc điểm nào dưới đây về quần thể là không đúng?

A. Quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định.

B. Quần thể là một cộng đồng lịch sử phát triển chung.

C. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời các cá thể.

D. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.

Câu 14: Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi-Vanbec?

A. Quần thể có kích thước lớn.                                        B. Có hiện tượng di nhập gen.

C. Không có chọn lọc tự nhiên.                                        D. Các cá thể giao phối tự do.

Câu 15: Phép lai giữa hai cá thể A và B, trong đó A làm bố thì B làm mẹ và ngược lại được gọi là

A. lai luân phiên.                                                               B. lai thuận nghịch.          

C. lai khác dòng kép.                                                        D. lai phân tích.

Câu 16: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới:

     I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng.

     II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

     III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.

     IV. Tạo dòng thuần chủng.

Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?

A. I  → III → II.                   B. III → II → I.                C. III → II → IV.             D. II → III → IV.

Câu 17: Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra các cơ thể với những đặc điểm mới được gọi là

A. công nghệ tế bào.              B. công nghệ sinh học.     

C. công nghệ gen.                  D. công nghệ vi sinh vật.

Câu 18: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra?

A. Ung thư máu.                                                          B. Đao.                           

C. Claiphentơ.                                                              D. Thiếu máu hình liềm.

Câu 19: Phương pháp giúp xác định quy luật di truyền của một số tính trạng ở người là phương pháp

A. nghiên cứu tế bào học.                                            B. nghiên cứu di truyền phân tử.

C. nghiên cứu phả hệ.                                                  D. nghiên cứu di truyền quần thể.

Câu 20. Cơ quan tương đồng là những cơ quan

A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.

B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau.

C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

Câu 21: Theo Lamac nguyên nhân tiến hoá là do

A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.

B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân làm cho các loài biến đổi.

C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.

D. ngoại cảnh luôn thay đổi và tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên

Câu 22: Tiến hoá nhỏ là quá trình

A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.

B. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.

C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.

D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.

Câu 23: Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào

A. môi trường.                                                            B. tổ hợp gen chứa đột biến đó.

C. tác nhân gây ra đột biến đó.                       D. môi trường và tổ hợp gen chứa đột biến đó.

Câu 24: Dấu hiệu chủ yếu để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 lòai sinh học khác nhau là

A.  chúng cách li sinh sản với nhau.               B .chúng sinh ra con bất thụ.

C. chúng không cùng môi trường.                  D.  chúng có hình thái khác nhau.

Câu 25: Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?

A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể

B. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản

C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp

D. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới

Câu 26: Một số lòai trong quá trình tiến hóa lại tiêu giảm một số cơ quan thay vì tăng số lượng các cơ quan. Nguyên nhân là

A. do môi trường sống thay đổi đã tạo ra những đột biến mới.

B. sự tiêu giảm cơ quan giúp sinh vật thích nghi tốt hơn.

C. có xu hướng tiến hóa quay về dạng tổ tiên.

D. tất cả nguyên nhân nêu trên đều đúng.

Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học là

A. do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit

B. có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học

C. trong khí quyển nguyên thuỷ của trái đất chưa có hoặc có rất ít oxi

D. quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học mới chỉ là giả thuyết chưa được chứng minh bằng thực nghiệm

Câu 28: Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu,sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đên nay là

A. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh.

B. đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh đại nguyên sinh, đại tân sinh.

C. đại cổ sinh, đại nguyên sinh,  đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh.

D. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh.

Câu 29: Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng?

A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ ở đại tân sinh.

B. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.

C. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành  người.

D. Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người.

Câu 30:  Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa sáng?

A. Chịu được ánh sáng mạnh.               B. Có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu.

C. Lá xếp nghiêng.                                D. Mọc ở nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng.

Câu 31: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào:    

A.cạnh tranh cùng loài                        B.khống chế sinh học

C.cân bằng sinh học                            D.cân bằng quần thể

Câu 32:.Hệ sinh thái là gì?

A. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã

B. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã

C. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã

D. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã

Câu 33: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa bóng?

A. Phiến lá dày, mô giậu phát triển.        B. Mọc dưới bóng của cây khác.

C. Lá nằm ngang.                                    D. Thu được nhiều tia sáng tán xạ.

Câu 34: Giới hạn sinh thái là:

A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.

Câu 35: Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt của cơ thể voi sống ở vùng ôn đới so với voi sống ở vùng nhiệt đới là :      

A. có đôi tai dài và lớn.                                               B. cơ thể có lớp mở dày bao bọc.

C. kích thước cơ thể nhỏ.                                D. ra mồ hôi.

Câu 36: Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?

A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật.

B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người.

C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.

D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

Câu 37: Nơi ở của các loài là:

A. địa điểm cư trú của chúng.                         B. địa điểm sinh sản của chúng.

C. địa điểm thích nghi của chúng.                   D. địa điểm dinh dưỡng của chúng.

Câu 38: Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể không biến đổi theo nhiệt độ môi trường?

A. Lưỡng cư.              B. Cá xương.              C. Thú.                        D. Bò sát.

Câu 39: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật :            

A. phát triển thuận lợi nhất.                            B. có sức sống trung bình.

C. có sức sống giảm dần.                                D. chết hàng loạt.

Câu 40: Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật:         

A. ưa bóng và chịu hạn.          B. ưa sáng.                  C. ưa bóng.                 D. chịu nóng.

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Ở sinh vật nhân thực, trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen nhưng không mã hóa axit amin được gọi là:     

A. đoạn intron.                       B. đoạn êxôn.                   

C. gen phân mảnh.                 D. vùng vận hành.

Câu 2: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của

A. mạch mã hoá.                    B. mARN.                         C. mạch mã gốc.                D. tARN.

Câu 3: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có lactôzơ thì

A. prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành.           

B. prôtêin ức chế không được tổng hợp.

C. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra.           

D. ARN-polimeraza không gắn vào vùng khởi động.

Câu 4: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là

A. vi khuẩn                             B. động vật nguyên sinh   

C. 5BU                                   D. virut hecpet

Câu 5: Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là

A. mất đoạn.                           B. đảo đoạn.                     

C. lặp đoạn.                            D. chuyển đoạn.

Câu 6: Rối loạn phân li của nhiễm sắc thể ở kì sau trong phân bào là cơ chế làm phát sinh đột biến

A. lệch bội.                             B. đa bội.                          

C. cấu trúc NST.                    D. số lượng NST.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây trong phân bào được sử dụng để giải thích các quy luật di truyền Menđen?

A. Sự phân chia của nhiễm sắc thể.                                 

B. Sự nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể.

C. Sự tiếp hợp và bắt chéo nhiễm sắc thể.                      

D. Sự phân chia tâm động ở kì sau.

Câu 8: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết, trong số cây thân cao, hoa trắng F1 thì số cây thân cao, hoa trắng đồng hợp chiếm tỉ lệ

A. 1/8.                                    B. 3/16.                              C. 1/3.                                D. 2/3.

Câu 9: Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là

A. gen trội.                             B. gen điều hòa.                

C. gen đa hiệu.                       D. gen tăng cường.

Câu 10: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 lai phân tích, nếu đời lai thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền:    

A. tương tác gen.       B. phân li độc lập.       C. liên kết hoàn toàn.          D. hoán vị gen.

Câu 11: Ở tằm dâu, gen quy định màu sắc vỏ trứng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên Y. Gen A quy định trứng có màu sẫm, a quy định trứng có màu sáng. Cặp lai nào dưới đây đẻ trứng màu sẫm luôn nở tằm đực, còn trứng màu sáng luôn nở tằm cái?

A. XAXa x XaY                                                                 B. XAXa x XAY                

C. XAXA x XaY                                                                 D. XaXa x XAY

Câu 12: Khả năng phản ứng của cơ thể sinh vật trước những thay đổi của môi trường do yếu tố nào qui định?

A. Tác động của con người.                                             B. Điều kiện môi trường.

C. Kiểu gen của cơ thể.                                                    D. Kiểu hình của cơ thể.

Câu 13: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên

A. vốn gen của quần thể.                                                  B. kiểu gen của quần thể.

C. kiểu hình của quần thể.                                                D. thành phần kiểu gen của quần thể

Câu 14: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự               

A. mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối.

B. mất ổn định tần số các thể đồng hợp trong quần thể ngẫu phối.

C. ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.

D. mất cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.

Câu 15: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:

1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn;                         

2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau;

3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.

Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự:

A. 1, 2, 3                                B. 3, 1, 2                            C. 2, 3, 1                            D. 2, 1, 3

Câu 16: Xử lí mẫu vật khởi đầu bằng tia phóng xạ gây …(?)…, nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống. Cụm từ phù hợp trong câu là

A. đột biến gen.                      B. đột biến NST.              

C. đột biến.                             D. biến dị tổ hợp.

Câu 17: Khâu đầu tiên trong quy trình chuyển gen là việc tạo ra

A. vectơ chuyển gen.             B. biến dị tổ hợp.             

C. gen đột biến.                      D. ADN tái tổ hợp.

Câu 18: Bệnh phênikitô niệu là bệnh di truyền do:

A. đột biến gen trội nằm ở NST thường.                     B. đột biến gen lặn nằm ở NST thường.

C. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính X.               D. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính Y

Câu 19: Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của gen bị đột biến gọi là

A. liệu pháp gen.                                                          B. sửa chữa sai hỏng di truyền.

C. phục hồi gen.                                                           D. gây hồi biến.

Câu 20: Cơ quan tương tự là những cơ quan

A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.

B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

{--Nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 của đề số 2 xem online hoặc tải về máy---}

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm:

A. hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước                

B. hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo

C. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt              

D. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn

Câu 2: Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về

A. giới động vật          B. giới thực vật                       C. giới nấm     D. giới nhân sơ (vi khuẩn)

Câu 3: Trong các nhân tố vô sinh tác động lên đời sống của sinh vật, nhân tố có vai trò cơ bản là:

A. ánh sáng.                B. nhiệt độ.                             C. độ ẩm                      D. gió.

Câu 4: Đối với mỗi nhân tố sinh thái, các loài khác nhau

A. có giới hạn sinh thái khác nhau.

B. có giới hạn sinh thái giống nhau.

C. lúc thì có giới hạn sinh thái khác nhau, lúc thì có giới hạn sinh thái giống nhau.

D. Có phản ứng như nhau khi nhân tố sinh thái biến đổi.

Câu 5: Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.

B. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

C. Sinh vật không phải là yếu tố sinh thái.

D. Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.

Câu 6: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Từ 5,60C đến 420C được gọi là:

A. khoảng thuận lợi của loài.                          B. giới hạn chịu đựng về nhân tố nhiệt độ.

C. điểm gây chết giới hạn dưới.                     D. điểm gây chết giới hạn trên.

Câu 7: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Mức 5,60C gọi là:

A. điểm gây chết giới hạn dưới.                     B. điểm gây chết giới hạn trên.

C. điểm thuận lợi.                                           D. giới hạn chịu đựng .

Câu 8: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Mức 420C được gọi là:

A. giới hạn chịu đựng.                                    B. điểm thuận lợi.

C. điểm gây chết giới hạn trên.                       D. điểm gây chết giới hạn dưới.

Câu 9: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Khoảng nhiệt độ từ 200C đến 350C được gọi là:       

A. giới hạn chịu đựng .                                   B. khoảng thuận lợi.

C. điểm gây chết giới hạn trên.                       D. điểm gây chết giới hạn dưới.

Câu 10: Khoảng thuận lợi là:

A. khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng tự vệ của sinh vật.

B. khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng sinh sản của sinh vật.

C. khoảng các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

D. khoảng các nhân tố s.thái đảm bảo tốt nhất cho một loài, ngoài khoảng này s.vật sẽ không chịu đựng được.

Câu 11: Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +20C đến 440C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,60C đến +420C. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?

A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.

B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.

C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.

D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.

Câu 12: Hoá thạch cổ nhất của người H.sapiens được phát hiện ở đâu?

A. Châu Phi                                                    B. Châu Á                              

C. Đông nam châu Á                                      D. Châu Mỹ

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Krêta?

A. sâu bọ xuất hiện                                                                

B. xuất hiện thực vật có hoa

C. cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ               

D. tiến hoá động vật có vú

Câu 14: Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là

A. hình thành các tế bào sơ khai.                   B. hình thành chất hữu cơ phức tạp.

C. hình thành sinh vật đa bào.                        D. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay.

Câu 15: Dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá sinh học là

A. phân hoá ngày càng đa dạng.          B. tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp.

C. thích nghi ngày càng hợp lý.             D. phương thức sinh sản ngày càng hoàn thiện.

Câu 16: Loài lúa mì trồng hiện nay được hình thành trên cơ sở

A. sự cách li địa lí giữa lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mỹ               

B. kết quả của quá trình lai xa khác loài

C. kết quả của tự đa bội  2n thành 4n của loài lúa mì        

D. kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá nhiều lần

Câu 17: Cách li trước hợp tử là

A .trở ngại ngăn cản con lai phát triển.                       B. trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử.

C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh.                                D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.

Câu 18: Ở vùng bị ô nhiễm bụi than của Manxetơ, bướm bạch dương có màu đen là do

A. ô nhiễm gây đột biến.                                             B. đột biến vốn có từ trước nhưng rất ít.

C. bụi than đã nhuộm hết chúng.                                D. bướm đen nơi khác phát tán đến.

Câu 19: Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi

A. quần thể mới xuất hiện.                 B. chi mới xuất hiện.              

C. lòai mới xuất hiện.                          D. họ mới xuất hiện.

Câu 20: Theo Lamác loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian

A. tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh và không có loài nào bị đào thải.

B. dưới tác dụng của môi trường sống.

C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng.

D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.

{--Còn tiếp---}

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:

A. UGU, UAA, UAG           B. UUG, UGA, UAG      

C. UAG, UAA, UGA            D. UUG, UAA, UGA

Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?

A. mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

C. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

D. mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

Câu 3: Enzim ARN polimeraza chỉ khởi động được quá trình phiên mã khi tương tác được với vùng

A. vận hành.                           B. điều hòa.                       C. khởi động.                     D. mã hóa.

Câu 4: Gen ban đầu có cặp nuclêôtit chứa A hiếm (A*) là T-A*, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp

A. T-A                                    B. A-T                               C. G-X                               D. X-G

Câu 5: Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có trình tự sắp xếp các gen như sau ABCDEFGŸHI và abcdefgŸhi. Do rối loạn trong quá trình giảm phân đã tạo ra một giao tử có nhiễm sắc thể trên với trình tự sắp xếp các gen là ABCdefFGŸHI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra hiện tượng:

A. trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST tương đồng.

B. nối đoạn NST bị đứt vào NST tương đồng.

C. nối đoạn NST bị đứt vào NST không tương đồng.

D. trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST không tương đồng.

Câu 6: Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được 22 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào này có kí hiệu là

A. 2n – 2                                B. 2n – 1 – 1                      C. 2n – 2 + 4                      D. A, B đúng.

Câu 7: Cặp alen là

A. hai alen giống nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.

B. hai alen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp NST tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.

C. hai gen khác nhau cùng nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.

D. hai alen khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.

Câu 8: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết trong số cây thân cao, hoa đỏ F1 thì số cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ

A. 1/16.                                  B. 1/9.                                C. 1/4.                                D. 9/16.

Câu 9: Màu lông ở thỏ do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường quy định, trong đó: B quy định lông xám, b quy định lông nâu; A: át chế B và b cho màu lông trắng, a: không át. Cho thỏ lông trắng lai với thỏ lông nâu được F1 toàn thỏ lông trắng. Cho thỏ F1 lai với nhau được F2. Trong số thỏ lông trắng thu được ở F2, tính theo lí thuyết thì số thỏ lông trắng đồng hợp chiếm tỉ lệ

A. 1/8.                                    B. 1/6.                                C. 1/16.                              D. 1/3.

Câu 10: Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số

A. tính trạng của loài.                                                      

B. nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của loài.

C. nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội của loài.                    

D. giao tử của loài.

Câu 11: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình thường. Một người nam bình thường lấy một người nữ bình thường mang gen bệnh, khả năng họ sinh ra được con gái khỏe mạnh trong mỗi lần sinh là bao nhiêu?              

A. 37,5%         B. 75%            C. 25%                                      D. 50%

Câu 12: Điều không đúng về điểm khác biệt giữa thường biến và đột biến là: thường biến

A. phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn... thông qua trao đổi chất.

B. di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống cũng như tiến hóa.

C. biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với đều kiện môi trường.

D. bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường.

Câu 13: Tần số tương đối của một alen được tính bằng:

A. tỉ lệ % các kiểu gen của alen đó trong quần thể.                

B. tỉ lệ % số giao tử của alen đó trong quần thể.

C. tỉ lệ % số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể.  

D. tỉ lệ % các kiểu hình của alen đó trong quần thể.

Câu 14: Xét một quần thể ngẫu phối gồm 2 alen A, a. trên nhiễm sắc thể thường. Gọi p, q lần lượt là tần số của alen A, a (p, q 0 ; p + q = 1). Theo Hacđi-Vanbec thành phần kiểu gen của quần thể đạt trạng thái cân bằng có dạng:    

A. p2AA + 2pqAa + q2aa = 1                                          

B. p2Aa + 2pqAA + q2aa = 1

C. q2AA + 2pqAa + q2aa = 1                                           

D. p2aa + 2pqAa + q2AA = 1

Câu 15: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là:                          

A. thoái hóa giống.                 B. ưu thế lai.                      C. bất thụ.                          D. siêu trội.

Câu 16: Vai trò của cônxixin trong đột biến nhân tạo tạo giống mới là

A. gây đột biến gen.                                                         B. gây đột biến dị bội.          

C. gây đột biến cấu trúc NST.                                          D. gây đột biến đa bội.

Câu 17: Plasmít là ADN vòng, mạch kép có trong

A. nhân tế bào các loài sinh vật.                                       B. nhân tế bào tế bào vi khuẩn.

C. tế bào chất của tế bào vi khuẩn.                                   D. ti thể, lục lạp.

Câu 18: Để phòng ngừa ung thư, giải pháp nhằm bảo vệ tương lai di truyền của loài người là gì?

A. Bảo vệ môi trường sống, hạn chế các tác nhân gây ung thư.

B. Duy trì cuộc sống lành mạnh, tránh làm thay đổi môi trường sinh lí, sinh hóa của cơ thể.

C. Không kết hôn gần để tránh xuất hiện các dạng đồng hợp lặn về gen đột biến gây ung thư.

D. Tất cả các giải pháp nêu trên.

Câu 19: Bệnh máu khó đông ở người được biết là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên nhiễm sắc thể Y nhờ phương pháp

A. nghiên cứu phả hệ.                                                  B. nghiên cứu di truyền quần thể.

C. xét nghiệm ADN.                                                    D. nghiên cứu tế bào học

Câu 20: Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh

A. sự tiến hoá phân li.                                                 B. sự tiến hoá đồng quy.        

C. sự tiến hoá song hành.                                            D. nguồn gốc chung.

{--Còn tiếp---}

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 4 đề ôn tập hè Sinh học 12 năm 2021 - Trường THPT Thanh Đa. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?