Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Vĩnh Linh

TRƯỜNG THPT VĨNH LINH

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC 12

Thời gian 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.

Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC.

Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.

B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.

C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.

D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp

Câu 2. Thực hiện phản ứng phản ứng điều chế isoamyl axetat (dầu chuối) theo trình tự sau:

Bước 1: Cho 2 ml ancol isoamylic, 2 ml axit axetic kết tinh và 2 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm.

Bước 2: Lắc đều, đun nóng hỗn hợp 8-10 phút trong nồi nước sôi.

Bước 3: Làm lạnh, rót hỗn hợp sản phẩm vào ống nghiệm chứa 3-4 ml nước lạnh.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phản ứng este hóa giữa ancol isomylic với axit axetic là phản ứng một chiều.

B. Việc cho hỗn hợp sản phẩm vào nước lạnh nhằm tránh sự thủy phân.

C. Sau bước 3, hỗn hợp thu được tách thành 3 lớp.

D. Tách isoamyl axetat từ hỗn hợp sau bước 3 bằng phương pháp chiết.

Câu 3. Thực hiện thí nghiệm theo các bước như sau:                                                                                   

Bước 1: Thêm 4 ml ancol isoamylic và 4 ml axit axetic kết tinh và khoảng 2 ml H2SO4 đặc vào ống nghiệm khô. Lắc đều.

Bước 2: Đưa ống nghiệm vào nồi nước sôi từ 10-15 phút. Sau đó lấy ra và làm lạnh.           

Bước 3: Cho hỗn hợp trong ống nghiệm vào một ống nghiệm lớn hơn chứa 10 ml nước lạnh.

Cho các phát biểu sau:                                                                                                                                   

(a) Tại bước 2 xảy ra phản ứng este hóa.                                                                               

(b) Sau bước 3, hỗn hợp chất lỏng tách thành hai lớp.                                                          

(c) Có thể thay nước lạnh trong ống nghiệm lớn ở bước 3 bằng dung dịch NaCl bão hòa.             

(d) Sau bước 3, hỗn hợp chất lỏng thu được có mùi chuối chín.                                                      

(e) H2SO4 đặc đóng vai trò chất xúc tác và hút nước để chuyển dịch cân bằng.

Số phát biểu đúng là                                                                                                                                      

A. 2.                                        B. 5.                                 C. 4.                                  D. 3.

Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước:

Bước 1: Cho 1 ml ancol etylic, 1 ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm.

Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun cách thủy 5 - 6 phút trong nồi nước nóng 65 – 70oC (hoặc đun nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn, không được đun sôi).

Bước 3: Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.

Cho các phát biểu sau:

(a) Axit sunfuric đặc có vai trò là chất xúc tác; hút nước để cân bằng dịch chuyển theo chiều tạo ra etyl axetat.

(b) Ở bước 2, nếu đun sôi dung dịch thì etyl axetat (sôi ở 77oC) bay hơi và thoát ra khỏi ống nghiệm.

(c) Ở bước 1, có thể thay thế ancol etylic và axit axetic nguyên chất bằng dung dịch ancol etylic 10o và axit axetic 10%.

(d) Muối ăn tăng khả năng phân tách este với hỗn hợp phản ứng thành hai lớp.

(e) Etyl axetat tạo thành có mùi thơm của dứa chín.

Số phát biểu đúng là

A. 2.                           B. 5.                                  C. 3.                                  D. 4.

Câu 5. Thực hiện phản ứng phản ứng điều chế etyl axetat theo trình tự sau:

      Bước 1: Cho 2 ml ancol etylic, 2 ml axit axetic nguyên chất và 2 giọt dung dịch axit sunfuric đặc vào ống nghiệm.

      Bước 2: Lắc đều, đun nóng hỗn hợp 8-10 phút trong nồi nước sôi (65°C~70°C).

      Bước 3: Làm lạnh, rót hỗn hợp sản phẩm vào ống nghiệm chửa 3–4 ml nước lạnh.

Cho các phát biểu sau:

(1) Phản ứng este hóa giữa ancol etylic với axit axetic là phản ứng một chiều.

(2) Thay dung dịch H2SO4 đặc bằng dung dịch HCl đặc vẫn cho hiệu suất điều chế este như nhau.

(3) Sau bước 3, hỗn hợp thu được tách thành 3 lớp.

(4) Có thể tách etyl axetat từ hỗn hợp sau bước 3 bằng phương pháp chiết.

(5) Sản phẩm este thu được sau phản ứng có mùi thơm.

Số phát biểu đúng là

A. 2.                                     B. 5.                                     C. 4.                                     D. 3.

Câu 6. Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước:

- Bước 1: Cho 1 ml ancol etylic,1 ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm.

- Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun cách thủy trong nồi nước nóng 65°C – 70°C.

- Bước 3: Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.

(a) Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng.

(b) Có thể thực hiện thí nghiệm bằng cách đun sôi hỗn hợp.

(c) Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế.

(d) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch KCl bão hòa.

(e) Có thể dung dung dịch axit axetic 5% và ancol etylic 10° để thực hiện phản ứng este hóa.

(f) Để tăng hiệu suất phản ứng có thể thêm dung dịch NaOH loãng vào ống nghiệm.

Số phát biểu đúng là  

A. 5.                             B. 2.                               C. 3.                                   D. 4.

Câu 7: Hình vẽ sau minh họa phương pháp điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm:

phương pháp điều chế etyl axetat

Cho các phát biểu:

  1. Hỗn hợp chất lỏng trong bình 1 gồm ancol etylic, axit axetic và axit sunfuric đặc.
  2. Trong phễu chiết lớp chất lỏng Y có thành phần chính là etyl axetat.
  3. Trong bình 1 có thể thay axit axetic bằng giấm.
  4. Chất lỏng trong phễu chiết được phân thành 3 lớp.
  5. Thêm đá bọt vào bình 1 để làm hỗn hợp sôi đều

Số phát biểu đúnglà

A. 4.                                         B. 5.                                   C. 3.                                   D. 2.

Câu 8. Tiến hành thí nghiệm sau:

Bước 1: Rót vào hai ống nghiệm mỗi ống 1 ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml dung dịch H2SO4 20%, ống thứ hai 1 ml dung dịch NaOH 30%.

Bước 2: Lắc đều 2 ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở cả 2 ống nghiệm chất lỏng vẫn tách thành 2 lớp.

B. Ống nghiệm thứ nhất chất lỏng trở nên đồng nhất, ống thứ 2 chất lỏng tách thành 2 lớp.

C. Ở cả 2 ống nghiệm chất lỏng trở nên đồng nhất.

D. Ống nghiệm thứ nhất vẫn phân thành 2 lớp, ống thứ 2 chất lỏng trở thành đồng nhất.

Câu 9. Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2 - 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.

Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.

Bước 3: Sau 8 - 10 phút, rót thêm vào hỗi hợp 4 - 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Ở bước 2, xảy ra phản ứng thủy phân chất béo, tạo thành glixerol và muối natri của axit béo.

B. Sau bước 3, glixerol sẽ tách lớp nổi lên trên.

C. Sau bước 3, thấy có một lớp dày đóng bánh màu trắng nổi lên trên, lớp này là muối của axit béo hay còn gọi là xà phòng.

D. Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là làm kết tinh muối của axit béo, đó là do muối của axit béo khó tan trong NaCl bão hòa.

Câu 10. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

- Bước 1: Cho vào hai bình cầu mỗi bình 10 ml etyl fomat.

- Bước 2: Thêm 10 ml dung dịch H2SO4 20% vào bình thứ nhất, 20 ml dung dịch NaOH 30% vào bình thứ hai.

- Bước 3: Lắc đều cả hai bình, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong 5 phút, sau đó để nguội.

Cho các phát biểu sau:

(a) Kết thúc bước 2, chất lỏng trong hai bình đều phân thành hai lớp.

(b) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).

(c) Ở bước 3, trong bình thứ hai có xảy ra phản ứng xà phòng hóa.

(d) Sau bước 3, trong hai bình đều chứa chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

Số phát biểu đúng

     A. 3.                              B. 1.                              C. 2.                             D. 4

Câu 11: Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hoá theo các bước sau đây:

      * Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.

      * Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ khoảng 8 – 10 phút và liên tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.

      * Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ. Để nguội.

Có các phát biểu sau:

(a) Sau bước 1, thu được chất lỏng đồng nhất.

(b) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên.

(c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl ở bước 3 là làm tăng tốc độ của phản ứng xà phòng hóa.

(d) Sản phẩm thu được sau bước 3 đem tách hết chất rắn không tan, chất lỏng còn lại hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.

(e) Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật.

Số phát biểu đúng là      

A. 4                                      B. 1                                      C. 2                                      D. 3.

Câu 12. Tiến hành phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau:

- Bước 1: Cho 1 gam dầu lạc vào cốc thủy tinh chịu nhiệt chứa 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.

- Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp trong nồi cách thủy (khoảng 8 – 10 phút) đồng thời khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh (thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất).

- Bước 3: Rót 4 – 5 ml dung dịch NaCl (bão hòa, nóng) vào hỗn hợp, khuấy nhẹ. Sau đó để nguội và quan sát.

Cho các phát biểu sau:

(a) Sau bước 1, thu được hỗn hợp chất lỏng đồng nhất.

(b) Ở bước 2, thỉnh thoảng cho thêm vài giọt nước để hỗn hợp không bị cạn đi, phản ứng mới thực hiện được.

(c) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên trên.

(d) Mục đích chính của việc thêm nước cất là tránh sản phẩm bị phân hủy.

Số phát biểu đúng là

A. 2.                                   B. 3.                                   C. 4.                                   D. 1.

Câu 13. Thực hiện các thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho vào ống nghiệm 2 ml etyl axetat, thêm vào 1 ml dung dịch H2SO4 20%, lắc đều sau đó lắp ống sinh hàn rồi đun nóng nhẹ ống nghiệm trong khoảng 5 phút .

- Thí nghiệm 2: Cho một lượng tristearin, vào bát sứ đựng dung dịch NaOH, đun sôi nhẹ hỗn hợp trong khoảng 30 phút đồng thời khuấy đều. Để nguội hỗn hợp, sau đó rót thêm 10 – 15 ml dung dịch NaCl bão hòa vào hỗn hợp, khuấy nhẹ sau đó giữ yên.

- Thí nghiệm 3: Đun nóng triolein ((C17H33COO)3C3H5) rồi sục dòng khí hiđro (xúc tác Ni) trong nồi kín sau đó để nguội.

Hiện tượng nào sau đây không đúng?

A. Ở thí nghiệm 1 sau khi thêm H2SO4, dung dịch phân thành 2 lớp.

B. Ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2, sau khi đun đều thu được dung dịch đồng nhất.

C. Ở thí nghiệm 2 sau các quá trình thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên trên.

D. Ở thí nghiệm 3 sau phản ứng thu được một khối chất rắn ở nhiệt độ thường.

Câu 14. Tiến hành thí nghiệm oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 (phản ứng tráng bạc) theo các bước sau:

      Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.

      Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.

      Bước 3: Thêm 3 - 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.

      Bước 4: Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70°C trong vài phút.

Cho các nhận định sau:

(a) Ở bước 4, glucozơ bị oxi hóa tạo thành muối amoni gluconat.

(b) Kết thúc thí nghiệm thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương.

(c) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng fructozơ hoặc saccarozơ thì đều thu được kết quả tương tự.

(d) Thí nghiệm trên chứng tỏ glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử chứa nhiều nhóm OH và một nhóm CHO.

Số nhận định đúng là

A. 1.                                     B. 4.                                     C. 3.                                     D. 2.

Câu 15.Tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng gương của glucozơ theo các bước sau đây:

Bước 1: Rửa sạch ống nghiệm thủy tinh bằng cách cho vào một ít kiềm, đun nóng nhẹ, tráng đều, sau đó đổ đi và tráng lại ống nghiệm bằng nước cất.

Bước 2: Nhỏ vào ống nghiệm 1 ml dung dịch AgNO3 1%, sauđó thêm từng giọt NH3, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa nâu xám, nhỏ tiếp vài giọt dung dịch NH3 đến khi kết tủa tan hết.

Bước 3: Thêm tiếp 1 ml dung dịch glucozơ 1%, đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn một thời gian.

Cho các nhận định sau đây:

     (a) Ở bước 1, dung dịch kiềm được sử dụng với mục đích tẩy sạch vết bẩn trên bề mặt ống nghiệm.

     (b) Sau bước 2, thu được dung dịch trong suốt.

     (c) Sau bước 3, có một lớp bạc sáng bám trên thành ống nghiệm.

     (d) Thí nghiệm trên chứng minh trong phân tử glucozơ có chứa nhóm chức anđehit.

     (e) Có thể thay glucozơ bằng anđehit fomic thì hiện tượng vẫn xảy ra tương tự.

Số lượng phát biểu đúng là

A. 5.                                   B. 4.                                 C. 3.                                  D. 2.

Câu 16. Tiến hành thí sau nghiệm theo các bước:

Bước 1: Rửa sạch các ống nghiệm bằng cách nhỏ vào mấy giọt kiềm, đun nóng nhẹ, tráng đều, sau đó đổ đi và tráng lại ống nghiệm bằng nước cất.

Bước 2: Nhỏ vào ống nghiệm trên 2 giọt dung dịch AgNO3 và 1 giọt dung dịch NH3, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa nâu xám của bạc hiđroxit, nhỏ tiếp vài giọt dung dịch NH3 đến khi kết tủa tan hết.

Bước 3: Nhỏ tiếp vào ống nghiệm 2 giọt dung dịch CH3CHO và đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn (hoặc nhúng trong cốc nước nóng 60oC vài phút), lúc này bạc tách ra và bám vào thành ống nghiệm phản chiếu như gương.

Cho các phát biểu sau liên quan đến thí nghiệm:

     (a) Sau bước 3, sản phẩm tạo thành của phản ứng có hai muối CH3COONH4 và NH4NO3.

     (b) Trong bước 3, để kết tủa bạc nhanh bám vào thành ống nghiệm chúng ta phải luôn lắc đều hỗn hợp phản ứng.

     (c) Trong bước 1 có thể dùng NaOH để làm sạch bề mặt ống nghiệm do thủy tinh bị dung dịch NaOH ăn mòn.

     (d) Trong bước 2, khi nhỏ tiếp dung dịch NH3 vào, kết tủa nâu xám của bạc hiđroxit bị hòa tan do tạo thành phức bạc [Ag(NH3)2]+.

Số lượng phát biểu sai là

A. 2.                                   B. 1.                                 C. 3.                                   D. 4.

Câu 17. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 – 3 giọt CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ, gạn bỏ phần dung dịch. Lấy kết tủa cho vào ống nghiệm (1).

Bước 2: Rót 2 ml dung dịch saccarozơ 5% vào ống nghiệm (2) và rót tiếp vào đó 0,5 ml dung dịch H2SO4 loãng. Đun nóng dung dịch trong 3 – 5 phút.

Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ NaHCO3 tinh thể vào ống nghiệm (2) và khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thoát khí CO2.

Bước 4: Rót dung dịch trong ống (2) vào ống (1), lắc đều cho đến khi tủa tan hoàn toàn.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Có thể dùng dung dịch Ba(OH)2 loãng thay thế cho tinh thể NaHCO3.

B. Mục đích chính của việc dùng NaHCO3 là nhằm loại bỏ H2SO4 dư.

C. Sau bước 4, thu được dung dịch có màu xanh tím.

D. Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm tách thành hai lớp.

Câu 18. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

      - Bước 1: Cho 3-4 ml dung dịch AgNO3 2% vào hai ống nghiệm (1) và (2). Thêm vài giọt dung dịch NaOH loãng, cho amoniac loãng 3% cho tới khi kết tủa tan hết (vừa cho vừa lắc)

      - Bước 2: Rót 2ml dung dịch saccarozơ loãng 5% vào ống nghiệm (3) và rót tiếp vào đó 0,5ml dung dịch H2SO4 loãng. Đun nóng dung dịch trong 3-5 phút

      - Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ NaHCO3 tinh thể vào ống nghiệm (3) và khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thoát khí CO2

      - Bước 4: Rót nhẹ tay 2ml dung dịch saccarozơ 5% theo thành ống nghiệm (1). Đặt ống nghiệm (1) vào cốc nước nóng ( khoảng 60-700C). Sau vài phút, lấy ống nghiệm (1) ra khỏi cốc

      - Bước 5: Rót nhẹ tay dung dịch trong ống nghiệm (3) vào ống nghiệm (2). Đặt ống nghiệm (2) vào cốc nước nóng (khoảng 60-700C). Sau vài phút, lấy ống nghiệm (2) ra khỏi cốc

Cho các phát biểu sau:

(a) Mục đích chính của việc dùng NaHCO3 là nhằm loại bỏ H2SO4

(b) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm tách thành hai lớp

(c) Ở bước 1 xảy ra phản ứng tạo phức bạc amoniacat

(d) Sau bước 4, thành ống nghiệm (1) có lớp kết tủa trắng bạc bám vào

(e) Sau bước 5, thành ống nghiệm (2) có lớp kết tủa trắng bạc bám vào

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 4                                      B. 3                                      C. 2                                      D. 1

Câu 19: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

- Bước 1: Cho một nhúm bông vào ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 70%, đun nóng và khuấy đều đến khi thu được dung dịch đồng nhất.

- Bước 2: Để nguội và trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%.

- Bước 3: Lấy dung dịch thu được sau khi trung hòa cho vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 trong NH3.

- Bước 4: Ngâm ống nghiệm vào cốc nước nóng khoảng 70oC.

Cho các phát biểu sau:

(a) Kết thúc bước 2, nếu nhỏ dung dịch I2 vào ống nghiệm thì thu được dung dịch có màu xanh tím.

(b) Ở bước 1, có thể thay thế dung dịch H2SO4 bằng dung dịch NaOH có cùng nồng độ.

(c) Kết thúc bước 3, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại màu trắng bạc.

(d) Ở bước 1, xảy ra phản ứng thủy phân xenlulozơ.

(e) Ở bước 4, xảy ra sự oxi hóa glucozơ thành amoni gluconat.

Số phát biểu đúng là

A. 3.                                  B. 2.                                  C. 4.                                  D. 1.

Câu 20. Tiến hành các bước thí nghiệm như sau:

     Bước 1: Cho một nhúm bông vào cốc đựng dung dịch H2SO4 70%, đun nóng đồng thời khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch đồng nhất.

     Bước 2: Trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%.

     Bước 3: Lấy dung dịch sau khi trung hòa cho vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn.

Cho các nhận định sau đây

     (a) Sau bước 1, trong cốc thu được một loại monosaccarit.

     (b) Phản ứng xảy ra trong bước 1 là phản ứng thuận nghịch.

     (c) Có thể thay dung dịch H2SO4 70% bằng dung dịch H2SO4 98%.

     (d) Sau bước 3, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại màu trắng bạc.

     (e) Trong bước 3, có thể thay việc đun trên ngọn lửa đèn cồn bằng cách ngâm trong cốc nước nóng.

     (f) Thí nghiệm trên dùng để chứng minh xenlulozơ có chứa nhiều nhóm -OH.

Số nhận định đúng là

A. 1.                                    B. 2.                                 C. 3.                                  D. 4.

Câu 21. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

      - Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 – 3 giọt CuSO4 5% và 1ml dung dịch NaOH 10%. Lọc lấy kết tủa cho vào ống nghiệm (1).

Cho từ từ dung dịch NH3 tới dư vào ống nghiệm (2) chứa 1 ml dung dịch AgNO3 đến khi kết tủa tan hết.

      - Bước 2: Thêm 0,5 ml dung dịch H2SO4 loãng vào ống nghiệm (3) chứa 2ml dung dịch saccarozơ 15%. Đun nóng dung dịch trong 3 – 5 phút.

      - Bước 3: Thêm từ từ dung dịch NaHCO3 vào ống nghiệm (3) khuấy đều đến khi không còn sủi bọt khí CO2. Chia dung dịch thành hai phần trong ống nghiệm (4) và (5).

      - Bước 4: Rót dung dịch trong ống (4) vào ống nghiệm (1), lắc đều đến khi kết tủa tan hoàn toàn. Rót từ từ dung dịch trong ống nghiệm (5) vào ống nghiệm (2), đun nhẹ đến khi thấy kết tủa bám trên thành ống nghiệm.

Cho các phát biểu dưới đây:

(1) Sau bước 4, dung dịch trong ống nghiệm (1) có màu xanh lam.

(2) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm (3) có hiện tượng phân lớp.

(3) Dung dịch NaHCO3 trong bước 3 với mục đích loại bỏ H2SO4.

(4) Dung dịch trong ống nghiệm (4), (5) chứa một monosaccarit.

(5) Thí nghiệm trên chứng minh saccarozơ là có tính khử.

(6) Các phản ứng xảy ra trong bước 4 đều là phản ứng oxi hóa khử.

Số phát biểu đúng là

A. 2.                                     B. 1.                                     C. 3.                                     D. 4.

Câu 22: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của hồ tinh bột với iot theo các bước sau đây:

- Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 2 ml dung dịch hồ tinh bột.

-  Bước 2: Đun nóng dung dịch một lát, sau đó để nguội.

Cho các phát biểu sau:

(1) Sau bước 1, dung dịch thu được có màu tím.

(2) Tinh bột có phản ứng màu với iot vì phân tử tinh bột có cấu tạo mạch hở ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp phụ iot cho màu xanh tím.

(3) Ở bước 2, khi đun nóng dung dịch, các phân tử iot được giải phóng khỏi các lỗ rỗng trong phân tử tinh bột nên dung dịch bị mất màu. Để nguội, màu xanh tím lại xuất hiện.

(4) Có thể dùng dung dịch iot để phân biệt hai dung dịch riêng biệt gồm hồ tinh bột và saccarozơ.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                              B. 2.                                  C. 3.                        D. 4.

Câu 23: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Thí nghiệm 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và khoảng 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Lắc nhẹ, gạn bỏ lớp dung dịch giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Rót thêm 2 ml dung dịch glucozơ vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2, lắc nhẹ.

Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm 1 ml lòng trắng trứng 10% (protein), 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm.

Cho các phát biểu sau liên quan đến thí nghiệm trên:

     (a) Ở thí nghiệm 1, có thể thay thế glucozơ bằng saccarozơ thì hiện tượng vẫn không đổi.

     (b) Thí nghiệm 1 chứng tỏ glucozơ có chứa nhóm chức -CHO.

     (c) Kết thúc thí nghiệm 2, thu được sản phẩm có màu tím.

     (d) Cả hai thí nghiệm đều xảy ra phản ứng oxi hoá - khử.

     (e) Ở thí nghiệm 2, nếu thay lòng trắng trứng bằng dung dịch Ala-Gly thì hiện tượng vẫn không đổi.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                                   B. 4.                                 C. 2.                                  D. 3.

Câu 24.Tiến hành thí nghiệm sau: lấy ba ống nghiệm sạch, thêm vào mỗi ống 2 ml nước cất, sau đó cho vào mỗi ống vài giọt anillin, lắc kĩ.

- Ống nghiệm thứ nhất: Để nguyên.

- Ống nghiệm thứ hai: Nhỏ từng giọt dung dịch HCl đặc, lắc nhẹ.

- Ông nghiệm thứ ba: Nhỏ từng giọt dung dịch nước brom, lắc nhẹ.

Cho các phát biểu sau:

     (a) Ở ống nghiệm thứ nhất, anilin hầu như không tan và nổi trên nước.

     (b) Ở ống nghiệm thứ hai, thu được dung dịch đồng nhất.

     (c) Ở ống nghiệm thứ ba, nước brom mất màu và có kết tủa trắng.

     (d) Phản ứng ở ống nghiệm thứ hai chứng tỏ anilin có tính bazơ.

     (e) Ở ống nghiệm thứ ba, nếu thay anilin bằng phenol thì thu được hiện tượng tương tự.

Số phát biểu đúng là

A. 3.                                    B. 5.                                 C. 4.                                  D. 2.

Câu 25: Tiến hành thí nghiệm sau:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 ml nước cất.

Bước 2: Nhỏ tiếp vài giọt anilin vào ống nghiệm, sau đó nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch trong ống nghiệm.

Bước 3: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.

Cho các phát biểu sau:

(a) Sau bước 2, dung dịch bị vẩn đục.

(b) Sau bước 2, giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh.

(c) Sau bước 3, dung dịch thu được trong suốt.                  

(d) Sau bước 3, trong dung dịch có chứa muối phenylamoni clorua tan tốt trong nước.

(e) Ở bước 3, nếu thay HCl bằng Br2 thì sẽ thấy xuất hiện kết tủa màu vàng.

Số phát biểu đúng là

A. 3.                                   B. 5.                                   C. 2.                                   D. 4.

Câu 26. Cho các bước ở thí nghiệm sau:

     - Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.

     - Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.

     - Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng.

Cho các phát biểu sau:

     (1) Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu.

     (2) Ở bước 2 thì anilin tan dần.

     (3) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt.

     (4) Ở bước 1, anilin hầu như không tan, nó tạo vẩn đục và lắng xuống đáy.

     (5) Sau khi làm thí nghiệm, rửa ống nghiệm bằng dung dịch HCl, sau đó tráng lại bằng nước sạch.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                                   B. 4.                                 C. 3.                                   D. 2.

Câu 27. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:

     Bước 1: Cho 1 ml C6H5NH2 (D = 1,02g/cm3) vào ống nghiệm có sẵn 2 ml H2O, lắc đều, sau đó để yên ống nghiệm.

     Bước 2: Nhỏ tiếp 2 ml dung dịch HCl đặc (10M) vào ống nghiệm, lắc đều sau đó để yên.

     Bước 3: Nhỏ tiếp 2 ml dung dịch NaOH 2M vào ống nghiệm, lắc đều sau đó để yên.

Cho các phát biểu sau liên quan đến thí nghiệm trên:

     (a) Sau bước 3, sản phẩm tạo thành có sự xuất hiện của anilin.

     (b) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm đồng nhất và trong suốt.

     (c) Sau bước 3, có kết tủa trắng lắng xuống đáy ống nghiệm.

     (d) Ở bước 3, nếu sục khí CO2 đến dư vào ống nghiệm thay cho dung dịch NaOH thì thu được dung dịch ở dạng nhũ tương.

     (e) Sau bước 1, anilin hầu như không tan và nổi trên nước.

Số lượng phát biểu đúng là

A. 2.                                   B. 3.                                 C. 1.                                  D. 4.

Câu 28:  Cho hình vẽ thí nghiệm phân tích định tính hợp chất hữu cơ C6H12O6 

Hãy cho biết vai trò của bông và CuSO4 khan trong thí nghiệm trên ?

A. Xác định sự có mặt của O.                  B. Xác định sự có mặt của H và C.

C. Xác định sự có mặt của H.                  D. Xác định sự có mặt của C.

Câu 29: Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một thí nghiệm được mô tả như hình vẽ:

Phân tích định tín

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thí nghiệm trên dùng để xác định nitơ có trong hợp chất hữu cơ.

B. Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm.

C. Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2

D. Thí nghiệm trên dùng để xác định clo có trong hợp chất hữu cơ.

Câu 30: Cho mô hình thí nghiệm sau:

Mô hình thí nghiệm

Cho các nhận xét sau:

     (a) Thí nghiệm trên nhằm mục đích xác định định tính cacbon và hiđro trong hợp chất hữu cơ.

     (b) Bông tẩm CuSO4 khan nhằm phát hiện sự có mặt của nước trong sản phẩm cháy.

     (c) Ống nghiệm được lắp hơi chúi xuống để oxi bên ngoài dễ vào để đốt cháy chất hữu cơ.

     (d) Ống nghiệm đựng nước vôi trong để hấp thụ khí CO2 và khí CO.

     (e) Chất để sử dụng để oxi hóa chất hữu cơ trong thí nghiệm trên là CuO.

     (f) Có thể sử dụng mô hình trên để xác định nitơ trong hợp chất hữu cơ.

Số phát biểu đúng là

A. 3.                                   B. 5.                                 C. 4.                                   D. 6.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C3H6O2 với dung dịch NaOH thu được CH3COONa. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3COOCH3.              B. HCOOC2H5.                 C. CH3COOC2H5.             D. C2H5COOH.

Câu 2. Công thức của axit panmitic là

A. C17H33COOH.              B. HCOOH.                      C. C15H31COOH.              D. CH3COOH

Câu 3. Chất nào dưới đây thuộc loại cacbohiđrat?

A. Tristearin.                      B. Polietilen.                      C. Anbumin.                      D. Glucozơ.

Câu 4. Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?

A. HCl.                              B. NaOH.                          C. CH3NH2.                      D. NH2CH2COOH.

Câu 5. Số nguyên tử hiđro trong phân tử alanin là

A. 5.                                   B. 7.                                   C. 9.                                   D. 3.

Câu 6. Phân tử polime nào sau đây chứa nhóm -COO-?

A. Polietilen.                                                                B. Poli(vinyl clorua).

C. Poli(metyl metacrylat).                                            D. Poliacrilonitrin.

Câu 7. Vẻ sáng lấp lánh của các kim loại dưới ánh sáng Mặt Trời (do kim loại có khả năng phản xạ hầu hết những tia sáng khả kiến) được gọi là

A. tính dẫn điện.                B. ánh kim.                        C. tính dẫn nhiệt.              D. tính dẻo.

Câu 8. Dãy các kim loại nào dưới đây được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử?

A. Mg, Cu, Ag.                 B. Fe, Zn, Ni.                    C. Pb, Cr, Cu.                    D. Ag, Cu, Fe.

Câu 9. Cơ sở của phương pháp điện phân nóng chảy là

A. khử ion kim loại trong hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử như C, CO, H2, Al.

B. khử ion kim loại trong dung dịch bằng kim loại có tính khử mạnh như Fe, Zn,.

C. khử ion kim loại trong hợp chất nóng chảy bằng dòng điện một chiều.

D. khử ion kim loại trong dung dịch bằng dòng điện một chiều.

Câu 10. Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ ở catot thu được:

A. Cl2.                                B. NaOH.                          C. Na.                                D. HCl.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 41: Nhôm oxit thuộc loại oxit

A. Lưỡng tính                                    

B. Axit                                                           

C. Bazơ                                               

D. Trung tính

Câu 42: Dung dịch chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch Fe(NO3)2?

A. AgNO3                                                      

B. CuSO4                                           

C. NaOH                                            

D. HCl

Câu 43: Cho kim loại Na vào dung dịch nào sau đây thì không thu được kết tủa ?

A. CuCl2                                            

B. Ca(HCO3)2                                    

C. KHCO3                                                     

D. MgCl2

Câu 44: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl thì thu được dung dịch chỉ chứa muối sắt(II)

A. Fe(OH)3                                                    

B. Fe3O4                                             

C. FeO                                                           

D. Fe2O3

Câu 45: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Fe là kim loại có tính khử trung bình                                

B. Al tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí Clo

C. Cs được dùng làm tế bào quang điện                                

D. Cr tan được trong dung dịch NaOH

Câu 46: Chất nào sau đây phản ứng với nước tạo thành dung dịch axit?

A. Fe3O4                                             

B. CrO3                                                          

C. Fe2O3                                             

D. Cr2O3

Câu 47: Phương trình hóa học của phản ứng nào sau đây viết sai?

A. Fe + ZnSO4 → FeSO4 + Zn      

B. Cr + H2SO4 loãng → CrSO4 + H2

B. Fe + S → FeS      

D. 2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3

Câu 48: Để hàn đường ray, người ta thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp nào sau đây?

A. Al2O3 và Fe                                   

B. Al2O3 và Zn                                   

C. Al và CuO                                     

D. Al và Fe2O3

Câu 49: Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?

A. Be                                                              

B. K                                                                           

C. Ba                                                              

D. Li

Câu 50: Thành phần chính của vỏ trứng (gà, vịt ) là

A. CaO                                                           

B. Ca(OH)2                                                    

C. CaCO3                                           

D. CaSO4

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 70 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

41A

42B

43C

44C

45D

46B

47A

48D

49A

50C

51A

52C

53B

54A

55A

56C

57D

58D

59C

60B

61D

62A

63B

64B

65B

66A

67D

68C

69A

70D

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Dãy gồm các polime tổng hợp là

A.  polietilen ; xenlulozơ ; nilon-6 ; nilon-6,6                                                 

B. polietilen ; nilon-6 ; nilon-6,6 ; polibutadien

C. polietilen ; tinh bột ; nilon-6 ; nilon-6,6 ; polibutadien

D.  polietilen ; xenlulozơ ; polipeptit ; tinh bột ; nilon-6

Câu 2. Nguyên tử Al có Z = 13, cấu hình e của Al là

A. 1s22s22p63s23p1.       

B. 1s22s22p63s3.                 

C. 1s22s22p63s23p3.                

D. 1s22s22p63s23p2.

Câu 3. Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là

A. Mg, Fe, Al.            

B. Fe, Mg, Al.                   

C. Fe, Al, Mg.                   

D. Al, Mg, Fe.

Câu 4. Một amin đơn chức có chứa 31,111%N  về khối lượng. Công thức phân tử của amin là

A. C2H7N                         

B. C4H11N                     

C. C3H7N                          

D.  CH5N       

Câu 5. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là

A. Na, Ba, K.             

B. Be, Na, Ca.                   

C. Na, Fe, K.                     

D. Na, Cr, K.

Câu 6. Cho phản ứng: Al   +  HNO3  → Al(NO3)3  +  N2O  +  H2O . Tổng hệ số cân bằng là

A. 65                          

B. 63                                  

C. 64                                 

D. 62

Câu 7. Kim loại dẫn điện tốt nhất

A. Cu.                          

B. Zn.                                

C. Ag                                

D. Fe

Câu 8. Cho 11,25 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là

A. 14,55gam                     

B. 7,9 gam.                    

C.  9,7 gam.                   

D.  13,1 gam.     

Câu 9. Nilon-6,6 là một loại

A. polieste                        

B.  tơ axetat.                 

C. tơ poliamit.                   

D. tơ visco                 

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là sai?

A.  Poli(metyl metacrylat) được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ.

B. Chất béo còn được gọi là triglixerit hoặc triaxylglixerol.

C. Lực bazơ của anilin yếu hơn lực bazơ của metylamin.

D. Cao su buna-N thuộc loại cao su thiên nhiên.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Cho các chất sau: etylamin, Ala-Gly-Val, amoni axetat, anilin. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là

A. 3.                                   B. 4.                                 C. 2.                                   D. 1.

Câu 2. Cho dãy các chất: metyl acrylat, tristearin, metyl fomat, vinyl axetat, triolein, glucozơ, fructozơ. Số chất trong dãy tác dụng được với nước Br2 là

A. 5.                                   B. 7.                                 C. 6.                                   D. 4.

Câu 3. Bộ dụng cụ chiết được mô tả như hình vẽ sau đây:

 Bộ dụng cụ chiết

Thí nghiệm trên được dùng để tách hai chất lỏng nào sau đây?

A. Etyl axetat và nước cất.                                        B. Natri axetat và etanol.

C. Anilin và HCl.                                                      D. Axit axetic và etanol.

Câu 4. Cho các chất sau: fructozơ, saccarozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala, tinh bột, tripanmitin. Số chất có phản ứng thủy phân trong điều kiện thích hợp là

A. 6.                                   B. 5.                                 C. 3.                                   D. 4.

Câu 5. Cho các phát biểu sau:

     (a) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH.

     (b) Thành phần chính của tinh bột là amilopectin.

     (c) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng.       

     (d) Anilin (C6H5NH2) tan ít trong nước.

     (e) Các chất béo no là những chất rắn, thường được gọi là dầu thực vật.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 3.                                   B. 2.                                 C. 1.                                   D. 4.

Câu 6. Cho các chất: etyl axetat, anilin, metyl aminoaxetat, glyxin, tripanmitin. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 2.                                   B. 4.                                 C. 3.                                   D. 5.

Câu 7. Cho các nhận định sau:

     (1) Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.

     (2) Dầu mỡ sau khi sử dụng, có thể tái chế thành nhiên liệu.

     (3) Lực bazơ của các amin đều mạnh hơn amoniac.

     (4) Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit.

     (5) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.

     (6) Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy cao và khó bị bay hơi.

Số nhận định đúng là

A. 5.                                   B. 4.                                 C. 2.                                   D. 3.

Câu 8. Cho dãy các chất sau: (1) glucozơ, (2) metyl fomat, (3) vinyl axetat, (4) axetanđehit. Số chất trong dãy có phản ứng tráng gương là

A. 3.                                   B. 1.                                 C. 4.                                   D. 2.

Câu 9. Cho X, Y, ZT là các chất khác nhau trong số bốn chất sau đây: C2H5NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi (oC)

182,0

-33,4

16,6

184,0

pH (dung dịch nồng độ 0,1 mol/l)

8,8

11,1

11,9

5,4

 

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Z là C2H5NH2.              B. Y là C6H5OH.             C. X là NH3.                      D. T là C6H5NH2.

Câu 10. Cho dãy các chất sau: tripanmitin, axit aminoaxetic, Ala-Gly-Glu, etyl propionat. Số chất trong dãy có phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng) là

A. 2.                                   B. 4.                                 C. 1.                                   D. 3.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Vĩnh Linh. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh  ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?