Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Phan Đăng Lưu

TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC 12

Thời gian 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p64s2 Vậy vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A. ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.                          B. ô 16, chu kỳ 3, nhóm VIA.

C.  ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIIIA.                           D. ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIA.

Câu 2. Trong số các kim lọai: nhôm, bạc, sắt, đồng, crom thì kim loại cứng nhất, dẫn điện tốt nhất lần lượt là:

A. Crom, bạc.              B. Sắt, nhôm.              C. Sắt, bạc.                  D. Crom, đồng.

Câu 3. Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn, Ni, Ca. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

A. 5.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 4. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là

A. tính bazơ.               B. tính oxi hóa.           C. tính axit.                 D. tính khử.

Câu 5. Kim loại nào sau đây phản ứng được đồng thời với các dung dịch: HCl, Cu(NO3)2, HNO3 (đặc, nguội).

A. Al.                          B. Fe.                          C. Ag  .                       D. Zn.

Câu 6. Chọn phát biểu đúng:

Tính oxi hóa giảm dần : Ag+ > Cu2+ > Fe3+ > Ni2+ > Fe2+                        

Tính khử giảm dần : K > Mg > Zn > Ni > Fe > Hg

Tính khử giảm dần : Mg > Fe2+ > Sn > Cu > Fe3+> Ag                                 

Tính oxi hóa giảm dần : Ag+ > Fe3+ > Ni2+ > Fe2+

Câu 7. Tính chất chung của ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học là:

có phát sinh dòng điện.

electron của kim loại được chuyển trực tiếp sang môi trường tác dụng.

nhiệt độ càng cao tốc độ ăn mòn càng chậm.

đều là các quá trình oxi hóa khử.

Câu 8 : Phát biểu nào dưới đây không đúng?

Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.

Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa - khử.

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện.

Câu 9. Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: Fe2(SO4)3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3dư, H2SO4 (đặc nóng, dư), KNO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối sắt (II) là

A. 3.                            B. 4.                            C. 5.                            D. 6.

Câu 10. Cho các chất rắn Cu, Fe, Ag và các dung dịch CuSO4, FeSO4, Fe(NO3)3. Số phản ứng xảy ra từng cặp chất một là

A. 1.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 11. Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là

cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử.

khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.

oxi hoá ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại

cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hoá.

Câu 12. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào kim lọai bị ăn mòn điện hóa?

Cho kim lọai Mg vào dung dịch H2SO4 loãng.

Thép cacbon để trong không khí ẩm.

Cho kim lọai Cu vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl.

Đốt dây sắt trong không khí.

Câu 13.Điện phân dung dịch chứa muối nào sau đây sẽ thu được kim loại tương ứng?

A. NaCl.                            B.CaCl2.                      C. AlCl3.                     D. AgNO3.

Câu 14: Cho dãy các kim loại: Na, Al, W, Fe. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là

A. Na.                                 B. Al.                             C. Fe.                             D. W.

Câu 15. Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là

A. Na và Fe.                       B. Mg và Zn.                    C. Cu và Ag.                     D. Al và Mg.

Câu 16.  Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là:

A. CuO, Al, Mg.               B. Zn, Cu, Fe.                   C. MgO, Na, Ba.               D. Zn, Ni, Sn.

Câu 17: Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là:

A. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe                        B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu

C. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag                        D. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag.

Câu 18 : Cho phương trình hóa học của phản ứng :

Nhận xét nào sau đây về phản ứng trên là đúng?

A. là chất khử, là chất oxi hóa             

B. là chất khử, là chất oxi hóa

C. là chất oxi hóa, là chất khử               

D. là chất khử,  là chất oxi hóa

Câu 19. : Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cu2+ oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+.                      B. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.

C. Cu khử được Fe3+ thành Fe.                                 D. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.

Câu 20.  Cho các hợp kim sau: Cu–Fe (I); Zn–Fe (II); Fe–C (III); Sn–Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:

A. I, II và III.                   B. I, II và IV.                    C. I, III và IV.                  D. II, III và IV.

Câu 21.  Tiến hành bốn thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;

Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;

Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;

Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

A. 1.                               B. 2                                   C. 4                                       D. 3

Câu 22.  Khi điện phân dung dịch NaCl (cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, có màng ngăn xốp) thì:

ở cực dương xảy ra qtrinh oxi hóa ion Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl-.

ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa Cl-.

ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa H2O và ở cực dương xả ra quá trình khử ion Cl-.

ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na+ và ở cực dương xảy ra qtrình oxi hóa ion Cl-.

Câu 23. Khi cho luồng khí hidro (có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, Fe2O3, CuO, MgO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm bao gồm:

A. Al2O3, Fe2O3, CuO, Mg.                            B. Al2O3, Fe, Cu, MgO.

C. Al, Fe, Cu, Mg.                                          D. Al, Fe, Cu, MgO.

Câu 24. Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng?

A. Fe + Cu(NO3)2.      B. Cu + AgNO3.         C.Ag + Cu(NO3)2.      D. Zn + Fe(NO3)2.

Câu 25. Một mẫu kim loại Fe có lẫn tạp chất là các kim loại  Al, Mg. Để loại bỏ tạp chất thì dùng dung dịch nào sau đây?

A. Cu(NO3)2.              B. NaOH.                    C. Fe(NO3)2.               D. Fe(NO3)3.

Câu 26 : Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?

A. Ca.                                      B. K.                              C. Mg.                         D. Cu.

Câu 27 : Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là

A. KOH,  và HCl    B. KOH, và                     C. K và                 D. K,  và

Câu 28.  Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hóa xảy ra khi nhúng hợp kim Zn – Cu  vào dung dịch HCl có đặc điểm là:

Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện.

Đều sinh ra Cu ở cực âm.

Phản ứng ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại.

Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hóa Cl-.

Câu 29.Ngâm một đinh sắt trong dung dịch HCl, phản ứng xảy ra chậm. Để phản ứng xảy ra nhan hơn, người ta thêm tiếp vào dung dịch axit một vài giọt dung dịch nào sau đây?

A. FeCl3.                                 B.NaCl.                       C. H2SO4.                    D. Cu(NO3)2.

Câu 30. Quá trình nào xảy ra ở catot khi điện phân dung dịch NaCl?

A. 2H2O  + 2e  → H2 + 2OH-.                           B. Na+   + 1e →  Na.                 

C. 2H2O  →  O2 +  4H+ +  4e.                      D. 2Cl- →   Cl2    + 2e.

ĐỀ SỐ 2 

Câu 1: Tiến hành các thí nghiệm sau:

Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;

Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;

Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;

Cho lá Zn vào dung dịch HCl;

Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 3  B. 2                             C. 1                                D. 4

Câu 2. Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: Fe2(SO4)3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3dư, H2SO4 (đặc nóng, dư), KNO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối sắt (II) là

A. 3.                            B. 4.                            C. 5.                            D. 6.

Câu 3. Vai trò của ion Fe3+ trong phản ứng:   Cu +  2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2  +  2Fe(NO3)2

A. chất bị khử.                        B. chất khử.                C. chất bị oxi hóa.       D. chất trao đổi.

Câu 4: Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường

A. Na                                   B. Fe                        C. Mg                             D. Al

Câu 5:Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng nhưsau:

(a) Fe3O4 và Cu (1:1);                      

 (b) Sn và Zn (2:1);                           

(c) Zn và Cu (1:1);

(d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1);     

(e) FeCl2 và Cu (2:1);              

(g) FeCl3 và Cu (1:1).

Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dưdung dịch HCl loãng nóng là

A. 4.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 5.  

Câu 6. Giả sử cho 7,28 gam bột Fe vào 150 ml dung dịch AgNO2M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc bỏ chất rắn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 25,88 gam.             B. 24,2 gam.                C. 18 gam.                   D. 31,46 gam.

Câu 7. Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là

A. Be và Mg.              B. Mg và Ca.   C. Sr và Ba.     D. Ca và Sr.

Câu 8:Cho 12 gam hợp kim của bạc vào dung dịch HNO3 loãng (dư), đun nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch có 8,5 gam AgNO3. Phần trăm khối lượng của bạc trong mẫu hợp kim là

A. 45%.                       B. 55%.                       C. 30%.                       D. 65%.

Câu 9: Đốt 5,6 gam Fe trong không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trịcủa m là

A. 18,0.                       B. 22,4.                       C. 15,6.                       D. 24,2.

Câu 10:Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO33 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là

A. 4,72.                       B. 4,08.                       C. 4,48.                       D. 3,20.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung cho các kim loại nhóm IA ?

Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử                 

Số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất.

Cấu tạo mạng tinh thể của đơn chất                          

Bán kính nguyên tử

Câu 2. Nguyên tố có năng lượng ion hoá nhỏ nhất là

A. Li                            B. Na                           C. K                            D. Cs.

Câu 3. Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. M+ là cation nào sau đây ?

A. Ag+                         B. Cu+                         C. Na+                         D. K+

Câu 4 : Cho Na vào dung dịch CuSO4, thu được kết tủa X. X là

A. Cu.                         B. CuS.                       C. CuO.                      D. Cu(OH)2.

Câu 5. Chỉ dùng thêm thuốc thử nào dưới đây có thể nhận biết được 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: H2SO4, BaCl2, Na2SO4 ?

A. Quỳ tím                                                      B. Bột kẽm                 

C. Na2CO3                                                      D. Quỳ tím hoặc bột Zn hoặc Na2CO3

Câu 6. Chất nào sau đây không bị phân huỷ khi nung nóng ?

A. Mg(NO3)2               B. CaCO3                    C. CaSO4                    D. Mg(OH)2

Câu 7. Một loại nước cứng khi được đun sôi  thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hoà tan những hợp chất nào sau đây ?

A. Ca(HCO3)2, MgCl2                                    B. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2               

C. Mg(HCO3)2, CaCl2                                    D. MgCl2, CaSO4.

Câu 8: Cho các chất: (1) NaCl; (2) Na2CO3; (3) BaCl2; (4) Ca(OH)2; (5) Na3PO4; (6) Na2SO4. Những chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là:

A. (1), (2), (3).             B. (2); (4).                   C. (2); (4); (6). D. (2); (4); (5).

Câu 9. Khi điện phân MgCl2 nóng chảy,

A. ở cực dương, ion Mg2+ bị oxi hoá             B. ở cực âm, ion Mg2+ bị khử

C. ở cực dương, nguyên tử Mg bị oxi hoá     D. ở cực âm, nguyên tử Mg bị khử

Câu 10. Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ

A. có kết tủa trắng                                          B. có bọt khí thoát ra

C. có kết tủa trắng và bọt khí                         D. không có hiện tượng gì.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Số hợp chất dạng RCOOR’ có  CTPT C4H8O2 có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là:

A. 1                                        B. 2                                 C. 3                                 D. 4

Câu 2: Thủy phân este E có công thức phân tử C4HO2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là:

A. Metyl propionat.   

B. Propyl fomat.        

C. Ancol etylic.          

D. Etyl axetat.

Câu 3: Xà phòng hóa hỗn hợp gồm CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 thu được sản phẩm gồm:

A. 2 muối và 2 ancol              B. 2 muối và 1 ancol      C. 1 muối và 2 ancol            D. 1 muối và 1 ancol

Câu 4:Thuỷ phân este X có CTPT C3H6O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất  hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. X có công thức là

A.HCOOC2H5.                      B.CH3COOCH3.               C.HCOOC2H5                      D.C2H5COOCH3.

Câu 5:Khi thuỷ phân tristearin trong môi trường axit ta thu được sản phẩm là

A.C15H31COONa và etanol.                           B. C17H35COOH và glixerol.

C.C15H31COOH và glixerol.                           D.C17H35COONa và glixerol

Câu 6:Khi xà phòng hóa triolein bằng NaOH ta thu được sản phẩm là

A.C15H31COONa và etanol.                           B.C17H35COOH và glixerol.

C.C15H31COONa và glixerol.                         D.C17H33COONa và glixerol

Câu 7: Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây tạo ra metyl fomat

A. axit axetic và ancol etylic                           B. Axit axetic và ancol metylic

C. axit fomic và ancol etylic                           D. Axit fomic và ancol metylic

Câu 8:Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là

A.6.                             B.3.                             C.5.                             D.4.

Câu 9: Tỷkhối của một este X so với H2 là 44. Khi thuỷ phân X tạo nên 2 hợp chất. Nếu đốt cháy cùng lượng mỗi hợp chất tạo ra sẽ thu được cùng thể tích CO2 (cùng t0,P). CTCT của X là

A. H-COO-CH3

C.CH3COO-C2H5                                 

B.CH3COO-CH3

D.  C2H5COO-CH3

Câu 10:  Số hợp chất đơn chức, có CTPT C4H8O2 đều tác dụng được với dd NaOH là                

A. 5.                            B. 3.                            C. 6.                            D. 4.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1:Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?

A. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).                                    

B. Dung dịch NaOH (đun nóng).

C. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).                 

D.Cu(OH)2 (ở điều kiện thường).

Câu 2:Đốt cháy hoàn toàn 0,11 gam một este X (tạo nên từ một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức) thu được 0,22 gam CO2và 0,09 gam H2O. Số este đồng phân của X là

A. 5.                           

B.4.                            

C. 6.                           

D. 2.

Câu 3:Để xà phòng hóa 17,4 gam một este no, đơn chức cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 0,5M. Este đó có CTPT là:

A. C5H10O2.              

B. C6H12O2.            

C. C3H6O2.                 

D. C4H8O2.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X, rồi dẫn sản phẩm cháy vào dd Ca(OH)2 dư thu được 20g kết tủa. CTCT của X là:

A. HCOOCH3.           

B. HCOOC2H

C. CH3COOCH3.      

D. CH3COOC2H5.

Câu 5:Hỗn hợp A gồm CH3COOH và CH3COOR (R là gốc hiđrôcacbon). Cho m gam A tác dụng với lượng dư dd NaHCO3 tạo thành 3,36 lít khí CO2 (đktc). Cùng lượng A trên phản ứng vừa đủ với 100 ml dd NaOH 2,5M tạo ra 6 gam ROH. ROH là:

A. CH3OH                 

B. C2H5OH                

C. C3H7OH                

D. C4H9OH

Câu 6:Este X có M=86. Khi cho 17,2g X tác dụng hết với dd NaOH (vừa đủ) thu được 16,4g muối Y và anđehit Z. X là

A. Vinyl fomat                      

B. Vinyl axetat                 

C. Metyl acrylat                

D. Etyl axetat

Câu 7: Cho 0,02 mol CH3COOC6H5 vào 500 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là:

A.4,36g                               

B. 1,64g                          

C. 3,96g                         

D. 2,04g

Câu 8:Khi cho 0,15 mol este đơn chức X phản ứng vừa đủ với dd chứa 12g NaOH thì tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các tính chất trên là

A. 4                                   

B. 5                                 

C. 6                              

D. 2

Câu 9: Một este X đơn chức, mạch hở có 32% oxi (theo khối lượng). Khi thủy phân X được ancol etylic. X là

A. Etyl axetat                       

B. Etyl fomat                 

C. Etyl propionat           

D. Etyl acrylat

Câu 10: Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dd NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dd thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là

A. C2H5COOC2H5.          

B. C2H5COOCH3.          

C. C2H3COOC2H5.      

D. CH3COOC2H5.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Phan Đăng Lưu. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh  ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Thảo luận về Bài viết

Có Thể Bạn Quan Tâm ?