Bộ 5 đề ôn tập hè Địa Lí 9 năm 2021 Trường THCS Văn Thân

TRƯỜNG THCS VĂN THÂN

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN ĐỊA LÍ 9

Thời gian 45 phút

 

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Chọn ý đúng trong các câu sau.

Câu 1. Các đảo lớn ở vịnh Bắc Bộ của nước ta là:

A. Cái Bầu, Cát Bà, Bạch Long Vĩ.

B. Cái Bầu, Phú Quý, Côn Đảo, Thổ Chu.

C. Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý.

D. Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn.

Câu 2. Côn Đảo thuộc tỉnh nào của nước ta?

A. Khánh Hòa.

B. Bà Rịa - Vũng Tàu.

C. Bình Thuận.

D. TP. Hồ Chí Minh.

Câu 3. Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh nào của nước ta?

A. Bạc Liêu.

B. Tiền Giang.

C. Cà Mau.

D. Kiên Giang.

Câu 4. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của các tỉnh (thành phố) nào?

A. Đà Nẵng, Khánh Hòa.

C. Khánh Hòa, Bình Định.

B. Đà Nẵng, Quảng Nam.

D. Phú Yên, Bình Thuận.

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)

Trình bày thế mạnh về nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 2. (2 điểm)

 Dựa vào Alát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày tình hình phát triển kinh tế biển của Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 3. (1,5 điểm)

Tây Nguyên có những thuận lợi gì về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế?

Câu 4. (3 điểm)

Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây và kiến thức đã học:

MẬT ĐỘ DÂN SỐ PHÂN THEO VÙNG NƯỚC TA, NĂM 2009

Khu vực

Mật độ dân số trung bình

(người/km2)

Cả nước

260

Đồng bằng sông Hồng

1235

Trung du và miền núi Bắc Bộ

120

Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

197

Tây Nguyên

94

Đông Nam Bộ

597

Đồng Bằng sông Cửu Long

425

 

a) Nhận xét về mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng.

b) Mật độ dân số cao có thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

1 - A

2 - B

3 - D

4 - A

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

     Thế mạnh về nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ:

-     Nhờ có điều kiện sinh thái phong phú nên cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như chè, hồi, mơ, mận, đào, lê... Cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước.

-     Chăn nuôi: Đàn trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cả nước; chăn nuôi lợn cũng phát triển, đặc biệt là ở các tỉnh trung du.

Câu 2.

Kinh tế biển của Duyên hải Nam Trung Bộ:

- Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản: vùng có nhiều tỉnh sản lượng thuỷ sản khai thác vào loại cao của cả nước như Bình Thuận, Khánh Hòa, Bình Định,...

- Dịch vụ cảng biển: vùng có nhiều cảng biển quan trọng vừa là đầu môi giao thông vừa là cơ sở xuất nhập khẩu (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Dung Quất...).

- Du lịch biển phát triển mạnh, nhiều địa danh du lịch biển nổi tiếng như Mỹ Khê (Đà Nẵng) Nha Trang, Mũi Né (Phan Thiết)...

- Nghề làm muối: phát triển mạnh ở ven biển, tập trung ở Cà Ná, Sa Huỳnh.

Câu 3.

Thuận lợi: có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành.

- Khí hậu cận xích đạo, đất badan nhiều nhất cả nước (chiếm 66% diện tích đất badan của cả nước) thích hợp trồng các cây công nghiệp như cà phê, cao su. hồ tiêu, điều,…

- Rừng tự nhiên còn khá nhiều.

- Trữ năng thủy điện khá lớn, khoáng sản có bô xít với trữ lượng lớn.

Câu 4.

a) Nhận xét

Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số rất cao và cao nhất trong các vùng của cả nước; cao hơn gấp 4,7 lần mật độ dân số trung bình của cả nước, 13,1 lần Tây Nguyên, 10,2 lần Trung du và miền núi Bắc Bộ,... 2,9 lần Đồng bằng sông Cửu Long.

b) Thuận lợi và khó khăn:

- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn

+ Bình quân đất nông nghiệp thấp nhất cả nước.

+ Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị, thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn mức trung bình toàn quốc.

+ Nhu cầu về việc làm, y tế, văn hóa, giáo dục ngày càng cao, đòi hỏi đầu tư lớn.

 

---Hết đề ôn tập số 1---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. (2 điểm)

Nêu vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của Trung du và miền núi Bắc Bộ. Ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Câu 2. (2 điểm)

Trình bày tình hình phân bố nông nghiệp của Bắc Trung Bộ.

Câu 3. (2 điểm)

Hãy cho biết vị trí địa lí của tỉnh (thành phố) em và ý nghĩa của nó đối với phát triển kinh tế -xã hội.

Câu 4. (2 điểm)

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh (thành phố) em có thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triến kinh tế - xã hội?

Câu 5. (2 điểm)

Từ bảng số liệu về cơ cấu kinh tế của tỉnh (thành phố) trong một số năm, rút ra nhận xét về xu hướng thay đổi cơ cấu kinh tế và nguyên nhân của sự thay đổi đó.

ĐÁP ÁN

Câu 1. 

- Vị trí địa lí: ở phía bắc của đất nước; giáp Trung Quốc, Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ.

- Lãnh thổ: chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ của cả nước, có đường bờ biển dài.

- Ý nghĩa của vị trí địa lí, lãnh thổ:

+ Dễ giao lưu với nước ngoài và trong nước.

+ Giáp Trung Quốc và Đồng bằng sông Hồng - những nơi có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Lãnh thổ rộng lớn giàu tiềm năng, có điều kiện phát triển kinh tế biển.

Câu 2. 

Tình hình phân bố nông nghiệp của Bắc Trung Bộ:

- Lúa thâm canh được trồng ở đồng bằng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

- Một số cây công nghiệp hàng năm (lạc, vừng,...) trồng trên vùng đất cát pha duyên hải với diện tích khá lớn.

- Vùng đồi gò phía tây trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi trâu, bò đàn.

- Nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản đang phát triển rộng rãi ở vùng ven biển phía đông.

- Trồng rừng, hồ chứa nước được triển khai tại các vùng nông lâm kết hợp góp phần phát triển nông nghiệp, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường.

...

---(Nội dung đáp án tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. (2,5 điểm)

Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ NĂM 1999

Tiêu chí

Đơn vị tính

Đông Bắc

Tây Bắc

Cả nước

Mật độ dân số

Người/km2

136

63

233

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên

%

1,3

2,2

1,4

Tỉ lệ hộ nghèo

%

17,1

13,3

 

Thu nhập bình quân đầu người một tháng

Nghìn đồng

210,1

295,0

 

Tỉ lệ người lớn biết chữ

%

89,3

73,3

90,3

Tuổi thọ trung bình

Năm

68,2

65,9

70,9

Tỉ lệ dân số thành thị

%

17,3

12,9

23,6

 

a) So sánh các chỉ số về dân cư, xã hội của Trung du và miền núi Bắc Bộ với cả nước.

b) Nhận xét sự chênh lệch về dân cư, xã hội của hai tiểu vùng Đông Bắc, Tây Bắc.

Câu 2. (2 điểm)

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Hồng có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế?

Câu 3. (3 điểm)

Căn cứ vào bản đồ (bản đồ Hành chính của tỉnh/thành phố) và Atlát Địa lí Việt Nam (trang Hành chính):

a) Hãy xác định vị trí của tỉnh (thành phố) em (có vị trí ở đâu trên đất nước Việt Nam? các phía tiếp giáp).

b) Cho biết tỉnh (thành phố) em có các đơn vị hành chính (huyện, quận,...) nào. Ở đâu? Trung tâm chính trị của tỉnh (thành phố).

Câu 4. (2 điểm)

Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành kinh tế đưa lại thu nhập cao của tỉnh (thành phố) em. Giải thích về phân bố của ngành sản xuất đó.

ĐÁP ÁN

Câu 1. (2,5 điểm)

a) So với cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều, GDP/người bằng một nửa, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị thấp hơn.

b) So sánh Đông Bắc với Tây Bắc:

- Khu vực Tây Bắc có nhiều chỉ số thấp hơn Đông Bắc: GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị.

- Chỉ tiêu của Tây Bắc cao hơn Đông Bắc là tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.

Câu 2. (2 điểm)

- Thuận lợi:

+ Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thuỷ văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.

+ Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh.

+ Một số khoáng sản có giá trị đáng kể: đá, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.

+ Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch.

- Khó khăn: thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài nguyên khoáng sản.

...

---(Nội dung đáp án tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM

Chọn ý đúng trong các câu sau.

Câu 1. Vùng nào sau đây ở nước ta không tiếp giáp với Đồng bằng sông Hồng?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.    

C. Nam Trung Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

D. Biển Đông.

Câu 2. Hai trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. Hà Nội và Nam Định.

C. Hà Nội và Hải Phòng.

C. Hà Nội và Hải Dương.

D. Hà Nội và Hạ Long.

Câu 3. Giới hạn của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bắt đầu và kết thúc là

A. Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận.

B. Đà Nẵng đến Bình Thuận.

C. Đà Nẵng đến Ninh Thuận.

D. Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên.

Câu 4. Trung tâm kinh tế lớn nhất về quy mô, cơ cấu ngành đa dạng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Đà Nẵng.

C. Nha Trang.

B. Quảng Nam.

D. Quy Nhơn.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. (1 điểm)

Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào cho việc phát triển giao thông vận tải biển?

Câu 2. (1  điểm)

Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển, đảo ở nước ta biểu hiện như thế nào?

Câu 3. (2 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA NƯỚC TA

(Đơn vị: triệu tấn)

Năm

1999

2000

2001

2002

Khai thác

15,2

16,2

16,8

16,9

Xuất khẩu

14,9

15,4

16,7

16,9

Hãy:

a) Nhận xét sự thay đổi sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô của nước ta.

b) So sánh sản lượng dầu thô khai thác và xuất khẩu. Giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó.

Câu 4. (4 điểm).

Hãy trình bày tóm tắt các đặc điểm dân cư của tỉnh (thành phố) em.

ĐÁP ÁN

I.TRẮC NGHIỆM

1 - C

2 - C

3 - B

4 - A

...

---(Nội dung đáp án của phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Chọn ý đúng trong các câu sau.

Câu 1. Đảo có diện tích lớn nhất và nằm ở vùng biển Tây Nam của nước ta là

A. Phú Quý

C. Cát Bà

B. Phú Quốc.

D. Côn Đảo

Câu 2. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh nào của nước ta?

A. Quảng Ninh.

C. Đà Nẵng

B. Quảng Ngãi.

D. Quảng Nam

Câu 3. Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào của nước ta?

A. Đà Nẵng.

C. Bình Định.

B. Khánh Hòa.                            

D. Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 4. Hai đảo quan trọng của Hải Phòng là

A. Cát Bà và Bạch Long Vĩ.

C. Cát Bà và Cái Bầu.

B. Cái Bầu và Cồn cỏ.

D. Lý Sơn và Phú Quý.

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1. (1 điểm)

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có khó khăn gì đối với phát triển kinh tế?

Câu 2. (2 điểm)

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm những tỉnh, thành phố nào? Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điềm Bắc Bộ.

Câu 3. (2 điểm)

Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế của Bắc Trung Bộ có gì khác nhau giữa phía đông và phía tây?

Câu 4. (3 điểm)

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, cho biết:

Tên và vùng phân bố (tỉnh) các cây công nghiệp chủ yếu (cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, bông) cùa Tây Nguyên.

Tên các nhà máy thuỷ điện đang hoạt động ở Tây Nguyên.

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

B

C

B

A

...

---(Nội dung đáp án của phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Địa Lí 9 năm 2021 Trường THCS Văn Thân. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?