Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 9 năm 2021 Trường THCS Lam Sơn

TRƯỜNG THCS LAM SƠN

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 9

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Khi nhìn một vật ra xa dần thì mắt phải điều tiết như thế nào?

A. Phồng lên làm tiêu cự của nó giảm

B. Xẹp xuống làm tiêu cự của nó tăng

C. Phồng lên làm tiêu cự của nó tăng

D. Xẹp xuống làm tiêu cự của nó giảm

Câu 2. Mắt của một người chỉ có thể nhìn rõ được 1 các vật cách mắt từ 100cm trở lại. Mắt này bị tật gì và phải đeo kính nào?

A. Mắt cận, đeo kính hội tụ

B. Mắt lão, đeo kính phân kì

C. Mắt lão, đeo kính hội tụ

D. Mắt cận, đeo kính phân kì

Câu 3. Về phương diện tạo ảnh, giữa mắt và máy ảnh có những tính chất nào giống nhau?

A. Tạo ra ảnh thật nhỏ hơn vật

B. Tạo ra ảnh thật lớn hơn vật

C. Tạo ra ảnh ảo nhỏ hơn vật

D. Tạo ta ảnh ảo lớn hơn vật

Câu 4. Kính nào sau đây có thể làm kính cận thị ?

A. Kính hội tụ có tiêu cự 5cm

B. Kính phân kì có tiêu cự 5cm

C. Kính hội tụ có tiêu cự 50cm

D. Kính phân kì có tiêu cự 50cm

Câu 5. Khi đeo kính để khắc phục tật mắt lão thì ảnh của vật qua kính có đặc điểm gì?

A. Ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật

B. Ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật

C. Ảnh thật ngược chiều nhỏ hơn vật

D. Ảnh thật ngược chiều lớn hơn vật

Câu 6. Trong trường hợp nào sau đây không phải thế năng biến thành động năng

A. Thả hòn đá từ trên cao xuống

B. Đi xe đạp từ trên dốc xuống chân dốc

C. Dòng nước đổ từ thác nước xuống

D. Viên đạn bay cắm vào bia

Câu 7: Ta trực tiếp nhận biết được năng lượng nhờ những biểu hiện nào sau đây

A. Khi vật thực hiện công hoặc nóng lên

B. Khi vật nóng lên hoặc phản chiếu ánh sáng

C. Khi vật có dòng điện chạy qua hoặc dẫn nhiệt

D. Tất cả các biểu hiện trên đều đúng

Câu 8: Ta nhận biết trực tiếp được một vật có điện năng khi vật đó có khả năng

A. Làm tăng thể tích vật khác

B. Làm phát sáng một vật khác

C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động

D. Làm nóng một vật khác

Câu 9: Chọn các từ thích hợp điều vào chỗ trống của các câu sau đây

(1)….Không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ (2)… từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

A. (1)điện lượng; (2) tác dụng

B. (1)dòng điện; (2) biến đổi

C. (1)cơ năng; (2) truyền

D. (1)năng lượng; (2)biến đổi

Câu 10. Ngâm một dây điện trở vào bình 1,5 lit nước ở 200C thì trong thời gian 30 phút nước sôi. Tính phần điện năng mà dòng điện truyền cho nước, biết nhiệt dung riêng của nước là C=4200J/kgk

A. Q = 504000J

B. Q = 54000J

C. Q = 36000J

D. Q = 60000J

B. TỰ LUẬN

Câu 1. Từ trường là gì? Làm thế nào để nhận biết có tồn tại một từ trường?

Câu 2. Khi chạm mũi kéo vào đầu thanh nam châm thì sau đó mũi kéo hút được các vụn sắt. Giải thích tại sao?

Câu 3. Giải thích hoạt động của dòng rơle ở hình a.

Câu 4Người ta truyền tải 1 công suất điện 10kW bằng 1 đường dây dẫn có điện trở 4Ω thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,1kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là bao nhiêu?

Câu 5: Đường dây tải điện có hiệu điện thế 15kV ở hai đầu  nơi truyền tải, công suất cung cấp ở nơi truyền tải P = 3.106W. dây dẫn tải điện cứ 1km có điện trở 0,2Ω, công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây Php = 160kW. Tính chiều dài tổng cộng L của dây dẫn.

ĐÁP ÁN

1. B

2. D

3. D

4. D

5. B

6. D

7. A

8. D

9. D

10. A

 

Câu 1:

Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường. Nam châm hoặc dòng điện đều có khả năng tác dụng lực lên một kim nam châm gần đó.

Người ta dùng một kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường. Nếu có tồn tại từ trường thì từ trường sẽ tác dụng lên kim châm làm kim nam châm quay.

Câu 2:                                  

Mũi kéo là bằng thép, khi chạm mũi kéo vào nam châm, nó bị nhiễm từ, trở thành nam châm vĩnh cửu.    

Câu 3:

Bình thường thanh sắt S chạm vào tiếp điểm 1, 2 khi động cơ điện M đang hoạt động. Nếu dòng điện trong mạch tăng lên đột ngột, lực hút nam châm điện mạnh hơn bình thường làm thanh sắt S bị hút về lực của nam châm, rời khỏi tiếp điểm 1, 2 lúc đó mạch hở, bảo vệ động cơ M không bị cháy.

Câu 4 :

Từ công thức:

\({P_{hp}} = {P^2}R/{U^2}\)

\(\Rightarrow U = P\sqrt {{R \over {{P_{hp}}}}}  = 10000.\sqrt {{4 \over {500}}}  = 2000V\)

Câu 5 :

Cường độ dòng điện qua dây \(I = \dfrac{P}{U} = \dfrac{{{{3.10}^6}}}{{15000}} = 200\,\,A\)

Công suất hao phí \({P_{hp}} = {I^2}R \Rightarrow R = \dfrac{{{P_{hp}}}}{{{I^2}}} = 4\,\,\Omega \)

Điện trở dây dẫn \(R = 0,2.L = 4\;Ω\)

Chiều dài dây là \(L = \dfrac{4}{{0,2}} = 20\,km\)

---(Hết đề ôn tập số 1)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trường hợp nào dưới đây quả bóng không có cơ năng?

A. Quả bóng nằm yên trên sân

B. Quả bóng đang lăn trên sân chậm dần

C. Quả bóng đang lăn trên sân nhanh dần

D. Quả bóng nảy lên và rơi xuống.

Câu 2. Trong quá trình quả bóng rơi xuống và nảy lên, độ cao giảm dần do

A. Cơ năng của quả bóng chuyển hóa thành nhiệt năng

B. Lực hút của trái đất tác dụng lên quả bóng

C. Chỉ có sự chuyển hóa động năng thành thế năng và ngược lại

D. Động năng bị mất dần đi.

Câu 3. Chọn câu phát biểu đúng nhất?

A. Khi chuyển hóa thành bất kỳ dạng năng lượng nào, năng lượng cũng đều được bảo toàn.

B. Muốn thu được một dạng năng lượng này thì phải tiêu hao một dạng năng lượng khác.

C. Mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4. Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của vật có năng lượng?

A. Khi vật thực hiện công

B. Vật cho ánh sáng truyền qua

C. Khi vật đang chuyển động chậm

D. Nước đá đang tan

Câu 5. Năng lượng cần thiết cho cuộc sống vì 

A. Năng lượng làm cho các máy móc hoạt động được

B. Năng lượng làm cho các loại xe cộ, phương tiện giao thông chuyển động được

C. Năng lượng làm cho tất cả các thiết bị hoạt động được

D. Tất cả lí do A, B, C .

Câu 6. Dùng máy ảnh để chụp ảnh của một người cao 1,6m đứng cách máy 4m, biết phim đặt cách thấu kính 5cm. Chiều cao của ảnh là

A. 3,5cm

B. 2,5cm

C. 2cm

D. 4cm

Câu 7: Chọn câu trả lời đúng, kính lúp là một thấu kính

A. Hội tụ có tiêu cự dài

B. Hội tụ có tiêu cự ngắn

C. Phân kì có tiêu cự dài

D. Phân kì có tiêu cụ ngắn

Câu 8: Điều nào sau đây không đúng khi nói về kính lúp

A. Kính lúp là một thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn

B. Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

C. Mỗi kính lúp có 1 độ bội giác, độ bội giác càng lớn tiêu cự càng nhỏ

D. Kính lúp có bộ bội giác, quan sát vật sẽ thấy ảnh lớn

Câu 9: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 100cm. Hỏi người đó đeo thấu kính gì, có tiêu cự bao nhiêu để sửa tật cận thị đó?

A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 100cm

B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 100cm

C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm

D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10cm

Câu 10. Một kính lúp có độ bội giác G=25. Tiêu cự của kính lúp là bao nhiêu? Muốn quan sát vật phải đặt khoảng cách nào trước kính?

A. Tiêu cự f = 10cm; phải đặt xa hơn 10 cm

B. Tiêu cự f = 5cm; phải đặt gần hơn 5cm

C. Tiêu cự f = 5cm; phải đặt xa hơn 5 cm

D. Tiêu cự f = 1cm; phải đặt gần hơn 1cm

ĐÁP ÁN

1. A

2. A

3. D

4. B

5. D

6. C

7. B

8. A

9. B

10. D

...

---(Nội dung đề và đáp án của phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

3. ĐỀ SỐ 3

A.TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Con người có thể biết được một vật có năng lượng khi vật có

A. Khả năng thực hiện công hay làm nóng vật khác

B. Cơ năng và điện năng

C. Quang năng và điện năng

D. Khả năng truyền nhiệt

Câu 2. Vì sao điện năng lại được sử dụng rất rộng rãi trong thực tế

A. Điện năng dễ biến đổi thành các dạng năng lượng khác

B. Điện năng dễ sản xuất và truyền tải

C. Điện năng được sử dụng nhiều trong các công trình công nghiệp hiện đại như: tự động hóa, vô tuyến điện, viễn thông, công nghệ thông tin

D. Vì tất cả các lí do trên.

Câu 3. Trường hợp nào sau đây vật không có cơ năng

A. Quả bóng đặt ở chấp 11m

B. Bánh xe đang lăn trên đường

C. Lò so bị nén

D. Viên đạn đang bay

Câu 4. Chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau

Khi máy biến thế hoạt động thì:

A. Dạng năng lượng ban đầu là điện năng

B. Dạng năng lượng cuối cùng thu được là điện năng

C. Dạng năng lượng hao phí là nhiệt năng tỏa ra cuộn dây

D. Lượng điện năng thu được lớn hơn điện năng thu vào

Câu 5. Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không?

A. Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi

B. Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát

C. Không đúng vì động năng của xe giảm dần

D. Không đúng vì khi tắt máy động năng của xe đã chuyển hóa thành thế năng

Câu 6. Các vật đặt vuông góc với với trục chính cả một thấu kính hội tụ của máy ảnh, cách thấu kính 120cm tiêu cự của thấu kính là 2cm. Ảnh cách thấu kính là?

A. 24cm

B. 2cm

C. 18cm

D. 20cm

Câu 7: Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là đúng nhất khi nói về kính lúp?

A. Kính lúp là dụng cụ bổ trợ cho mắt khi quan sát các vật nhỏ

B. Kính lúp thực chất là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

C. Sử dụng kính lúp giúp ta quan sát rõ hơn ảnh của những vật nhỏ

D. Các phát biểu A,B,C đều đúng

Câu 8: Một người quan sát vật nhỏ bằng kính lúp, người ấy phải điều chỉnh để ảnh của vật là

A. ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật

B. ảnh thật cùng chiều lớn hơn vật

C. ảnh ảo ngược chiều lớn hơn vật

D. ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật

Câu 9: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 200cm. Hỏi người đó đeo thấu kính gì, có tiêu cự bao nhiêu để sửa tật cận thị đó?

A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 200cm

B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 200cm

C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm

D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50cm

Câu 10. Một kính lúp có độ bội giác G=10. Tiêu cự của kính lúp là bao nhiêu? Muốn quan sát vật phải đặt khoảng cách nào trước kính?

A. Tiêu cự f = 10cm; phải đặt gần hơn 10 cm

B. Tiêu cự f = 5cm; phải đặt xa hơn 5cm

C. Tiêu cự f = 2,5cm; phải đặt gần hơn 2,5cm

D. Tiêu cự f = 2,5cm; phải đặt xa hơn 2,5 cm

ĐÁP ÁN

1. A

2. D

3. A

4. D

5. B

6. B

7. D

8. A

9. B

10. C

...

---(Nội dung đề và đáp án của phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

4. ĐỀ SỐ 4

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 80cm trở lại. Mắt này có tật gì và phải đeo kính nào?  

A. Mắt cận, đeo kính hội tụ

B. Mắt lão, đeo kính phân kì

C. Mắt lão, đeo kính hội tụ

D. Mắt cận, đeo kính phân kì

Câu 2. Câu phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mắt cận thị?

A. Là mắt chỉ nhìn được các vật rất lớn

B. Chỉ nhìn được các vật ở xa

C. Ta phải đeo thấu kính hội tụ thích hợp

D. Chỉ nhìn được các vật ở gần, điểm cực viễn của mắt cận thị ở gần hơn mắt bình thường.

Câu 3. Muốn quan sát vật qua kính lúp phải đặt vật ở đâu và ta được ảnh gì? Chọn đáp án đúng.

A. Đặt vật ở trong khoảng OF, ta thu được một ảnh ảo

B. Đặt vật ở trong khoảng OF, ta thu được một ảnh thật

C. Đặt vật ở ngoài khoảng OF, ta thu được một ảnh thật

D. Tùy theo người quan sát, có thể đặt vât bất kì đâu miễn là đặt mắt ở vị trí thích hợp.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng khi so sánh mắt và máy ảnh?

A. Thủy tinh thể đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh

B. Phim đóng vai trò như màng lưới trong con mắt

C. Tiêu cự của thể tinh có thể thay đổi còn tiêu cự của vật kính không thay đổi

D. Các phát biểu A, B, C đều đúng

Câu 5. Một người được chụp ảnh đứng cách máy ảnh d=2m, biết người ấy cao h = 1,5m, phim cách vật kính d’ = 5cm. Ảnh h’ của người ấy trên phim cao là

A. h’ = 0,6cm

B. h’ = 3,75cm

C. h’ = 3,75cm

D. một kết quả khác

Câu 6. Khi đưa đầu ống dây dẫn kín lại gần cực bắc của nam châm cố định thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện ống dây biến thiên như thế nào?

A. Tăng

B. Giảm

C. Không thay đổi 

D. Không xác định được

Câu 7. Chọn câu trả lời đúng khi nói về điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong 1 cuộn dây dẫn kín

A. Đặt cuộn dây gần 1 nam châm mạnh

B. Đặt 1 nam châm mạnh trong lòng cuộn dây

C. Khi số đường sức từ xuyên qua lòng cuộn dây rất lớn

D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.

Câu 8. Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây kín?

A. Khi cuộn dây chuyển động lại gần thanh nam châm

B. Khi thanh nam châm chuyển động ra xa cuộn dây

C. Khi thanh nam châm chuyển động lại gần cuộn dây

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9. Những bộ phận nào dưới đây là bộ phận cơ bản của 1 máy biến thế?

A. Cuộn dây sơ cấp

B. Cuộn dây thứ cấp

C. Lõi sắt

D. Cả 3 bộ phận trên.,

Câu 10. Cuộn sơ cấp của 1 máy biến thế có 1200 vòng, cuộn thứ cấp 60 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp 1 hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là?

A. 9V

B. 11V

C. 22V

D. 12V

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

D

A

D

B

A

D

D

D

B

...

---(Nội dung đề và đáp án của phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

A.TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Điện năng có thể biến đổi thành

A. Cơ năng và hóa năng

B. Quang năng và nhiệt năng

C. Cơ năng và nhiệt năng

D. Các dạng năng lượng ở trường hợp A, B, C

Câu 2. Bếp đun cải tiến lợi hơn bếp kiềng 3 chân vì lý do nào sau đây?

A. Bếp đun được các loại nồi to hơn

B. Bếp đun có công suất lớn hơn nên mau sôi hơn

C. Bếp đun này không có khói

D. Bếp đun giữ được nhiệt, ít mất mát ra ngoài nên tiết kiệm hơn.

Câu 3. Con người có thể trực tiếp nhận biết các dạng năng lượng nào

A. Cơ năng và điện năng

B. Nhiệt năng và điện năng

C. Quang năng và điện năng

D. Cơ năng và nhiệt năng.

Câu 4. Một vật trượt có ma sát trên mặt phẳng nghiêng có những dạng năng lượng nào?

A. Nhiệt năng, điện năng, và thế năng.

B. Chỉ có điện năng và thế năng

C. Chỉ có nhiệt năng và điện năng

D. Chỉ có điện năng.

Câu 5. Nhà máy thủy điện Hòa Bình có 5 tổ máy, mỗi tổ máy công suất 400MW. Tính điện năng nhà máy cung cấp trong 1 ngày đêm ra đơn vị kWh (biết 1MW = 106 W) 

A. 24. 106 kWh

B. 48. 106 kWh

C. 30. 106 kWh

D. 400. 106 kWh

Câu 6. Đặt một nam châm điện nằm yên trước cuộn dây dẫn kín. Có hiện tượng gì xảy ra trong cuộn dây dẫn kín khi đóng và ngắt mạch của nam châm điện liên tục ? 

A. Không có hiện tượng gì

B. Xuất hiện dòng điện cảm ứng không đổi chiều

C. Xuất hiện dòng điện cảm ứng luôn đổi chiều

D. Cả A,B,C đều đúng

Câu 7. Trong trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây đẫn kí xuất hiện dòng điện cảm ứng?

A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn

B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi

C. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi

D. từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh

Câu 8. Trong các cách sau đây dung nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng (hình vẽ) cách nào đúng

A. dịch chuyển con chạy của biến trở R

B. đóng ngắt điện K

C. ngắt điện K đang đóng,mở ngắt K

D. cả ba cách trên đều đúng

Câu 9. Trường hợp nào sau đây dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín không đổi chiều .

Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín: 

A. đang tăng mà giảm

B. đang giảm mà tăng

C. đang tăng là tăng lần nữa

D. trường hợp A,B đều đúng

Câu 10. Các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai khi nói về máy phát điện xoay chiều?

A. phần cứng: là khung dây sinh ra dòng điện xoay chiều

B. phần cảm: nam châm sinh ra từ trường

C. roto: là bộ phận quay

D. stato: là bộ phận góp điện để đưa dòng điện ra ngoài

ĐÁP ÁN

1. D

2. D

3. D

4. A

5. B

6. C

7. C

8. D

9. C

10. D

...

---(Nội dung đề và đáp án của phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 9 năm 2021 Trường THCS Lam Sơn. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?