Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 9 năm 2021 Trường THCS Phú Định

TRƯỜNG THCS PHÚ ĐỊNH

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 9

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

A.TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Máy phát điện xoay chiều gồm các bộ phận chính nào dưới đây?

A. nam châm  vĩnh cửu và 2 thanh quét

B. ống dây điện có lõi sắt và hai vành khuyên

C. cuộn dây dẫn và nam châm

D. cuộn dây dẫn và lõi sắt

Câu 2. Khi cho dòng điện xoay chiều vào cuộn dây dẫn ở hình 2 thì miếng sắt A ở trạng thái nào dưới đây

A. không bị hút không bị đẩy

B. bị đẩy ra

C. bị hút chặt

D. bị hút đẩy luôn phiên

Câu 3. Cuộn dây sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn dây thứ cấp 2000 vòng, khi đặt vao hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 12V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là

A. 200V

B. 220V

C. 120V

D. 240V

 Câu 4. Chọn cách vẽ đúng trên hình sau

A. Hình A

B. Hình B

C. Hình C

D. Hình D

Câu 5. Chọn cách vẽ đúng trên hình sau

A. Hình A

B. Hình B

C. Hình B và C

D. Hình C

Câu 6. Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho tia ló có đặc điểm nào dưới đây 

A. Đi qua tiêu điểm

B. Song song trục chính

C. Đi qua quang tâm

D. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm

Câu 7: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và cách thấu kính 15 cm. Ảnh sẽ ngược chiều vật khi tiêu cự thấu kính là:

A. 40cm

B. 30cm

C. 20cm

D. 10cm

Câu 8: Sự điều tiết của mắt có tác dụng gì?

A. Làm tăng độ lớn của vật

B. Làm ảnh của vật hiện rõ nhất trên màng lưới

C. Làm tăng khoảng cách đến vật

D. Làm giảm khoảng cách đến vật

Câu 9: Mắt cận muốn hình rõ cách vật ở vô cực mà không cần điêu tiết thì phải đeo kính:

A. Hội tụ có tiêu cự f = OCv

B. Hội tụ có tiêu cự f = OCc

C. Phân kỳ có tiêu cự f = OCv

D. Phân kỳ  có tiêu cự f = OCc

Câu 10. Khi nhìn một vật qua kính lúp thì ảnh có đặc điểm gì

A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật

B. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật

C. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật

D. ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật

B. TỰ LUẬN

Câu 1. Đường dây truyền tải điện có chiều dài tổng cộng 10km, có hiệu điện thế 15000V ở hai đầu nơi truyền tải, công suất cung cấp ở nơi truyền tải P = 3.106W. Dây dẫn tải điện cứ 1km có điện trở 2Ω. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây?  

Câu 2: Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính và cách thấu kính hội tụ d=10cm cho một ảnh thật cao gấp 2 vật. hỏi ảnh hiện cách thấu kính bao xa ?

Câu 3. Trong phương pháp dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng (hình vẽ) ta có thể dùng cách nào để tạo ra được dòng điện cảm ứng?

Câu 4. Có 1 nam châm và ống dây như hình vẽ, để tạo ra dòng điện cảm ứng, người ta dùng các cách nào?

ĐÁP ÁN

1. C

2. D

3. C

4. C

5. D

6. D

7. D

8. B

9. C

10. B

Câu 1:

Điện trở dây dẫn \(R = 0,2.2.10 = 4\,Ω\)

Cường độ dòng điện qua dây: \(I = \dfrac{P}{U} = \dfrac{{{{3.10}^6}}}{{1500}} = 200\,A\)

Công suất hao phí \({P_{hp}} = {I^2}R = {200^2}.4 = 160000W\)

Câu 2:

Từ giả thiết vật cho ảnh thật cao gấp 2 lần vật ta có hình vẽ.

Từ ∆ABO đồng dạng ∆A’B’O

\( \Rightarrow \dfrac {{A'B'} }{ {AB}} =\dfrac {{OA'} }{ {OA}} = \dfrac {{{{d'}}} }{ d} = 2\)

\(d=10 \Rightarrow d’ = 2d = 20cm.\)

Câu 3 :

Ta có thể dùng các cách sau để tạo ra dòng điện cảm ứng:

+ dịch chuyển con chạy của biến trở R

+ đóng ngắt điện K

+ ngắt điện K đang đóng, mở ngắt K

+ đưa cuộn dây lại gần hoặc ra xa nam châm..

Câu 4 :

Để tạo ra dòng điện cảm ứng người ta dùng các cách sau: đưa cực nam châm lại gần hoặc đưa cực nam châm ra xa ống dây, quay nam châm xung quanh 1 trục thẳng đứng.

---(Hết đề ôn tập số 1)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây? Chiếu một chùm tia sáng

A. vào gương phẳng

B. qua một tấm thủy tinh mỏng

C. qua một lăng kính

D. qua một thấu kính phân kỳ

Câu 2: Một vật được thả từ điểm A trên phần bên trái của mặt cong, vật trượt tới điểm cao nhất trên phần bên phải (gọi là điểm B), biết rằng 10% cơ năng ban đầu của vật chuyển hóa thành nhiệt năng trong quá trình vật trượt từ A đến B. Tỉ lệ phần trăm thế năng của vật tại B và thế năng của vật tại A là:

A. 100%

B. 20%

C. 10%

D. 90%

Câu 3: Trong những biểu hiện sau đây, biểu hiện nào là biểu hiện của năng lượng?

A. Truyền được âm

B. Làm cho vật nóng lên

C. Phản chiếu ánh sáng

D. Tán xạ được ánh sáng

Câu 4: Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không?

A. Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi

B. Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát

C. Không đúng, vì động năng của xe giảm dần

D. Không đúng vì khi tắt máy động năng của xe đã dần chuyển hóa thành thế năng

Câu 5: Một búa nặng 20kg rơi từ độ cao 1,5m xuống đóng vào một chiếc cọc. Nhiệt lượng tỏa ra mà búa đã truyền chi các vật là

A. Q = 200J

B. Q = 215J

C. Q = 150J

D. Q = 300J

Câu 6. Trong các trường hợp nào sau đây, chùm tia sáng trắng không bị phân tích thành các chùm sáng có màu khác nhau? Cho chùm sáng trắng

A. Đi qua một lăng  kính

B. Phản xạ trên một gương phẳng

C. Phản xạ trên mặt ghi âm của một đĩa CD

D. Chiếu vào các váng dầu, mơ hay bong bóng xà phòng

Câu 7Để thu được ánh sáng màu đỏ ta phải làm như thế nào

A. Chiếu ánh sáng đỏ quan tấm lọc màu trắng

B. Chiếu ánh sáng đỏ hoặc ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ

C. Cả hai cách A và B

D. Chiếu ánh sáng trắng quakính lọc màu khác màuđỏ

Câu 8Nguồn năng lượng nào dưới đây chưa thể dùng cung cấp làm nhà máy điện

A. Năng lượng của gió thổi

B. Năng lượng của dòng nước chảy

C. Năng lượng của sóng thần

D. Năng lượng của than đá

Câu 9Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng hay khi vật đó có khả năng

A. Làm tăng thể tích vật khác

B. Làm nóng một vật khác

C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động

D. Nổi được trên mặt nước

Câu 10Dưới ánh sáng đỏ và ánh sáng lục, ta thấy một dòng chữ có màu đen. Vậy: nếu ánh sáng trắng, dòng chữ ấy sẽ có màu:

A. Đỏ

B. Vàng

C. Lục

D. Xanh thẫm, tím hoặc đen

ĐÁP ÁN

1. C

2. D

3. B

4. B

5. D

6. B

7. B

8. C

9. B

10. D

...

---(Nội dung đề và đáp án của phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

3. ĐỀ SỐ 3

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Điều nào sau đây không đúng khi nói về hoạt động của mắt.

A. Trong quá trình điều tiết thủy tinh thể co dãn, phồng lên hoặc dẹp xuống để ảnh trên màng mắt được rõ nét

B. Điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn thấy rõ gọi là điểm cực viễn.

C.  Điểm mà ảnh hiện lên đó mà ta không thể nhìn thấy gọi là điểm vàng.

D. Điểm gần nhất mà ta có thể nhìn thấy rõ gọi là điển cực cận

Câu 2. Mắt của một người chỉ nhìn rõ đuợc các vật cách mắt từ 50cm trở lên, mắt này có tật gì và phải đeo kính nào ?

A. Mắt cận, đeo kính hội tụ

B. Mắt lão, đeo kính phân kì

C. Mắt lão, đeo kính hội tụ

D. Mắt cận, đeo kính phân kì

Câu 3. Vật nằm trong khoảng nào thì mắt người có thể nhìn rõ vật ?

A. Từ điểm cực cận đến mắt.

B. Từ điển cực viễn đến vô cùng

C. Từ điểm cực viễn đến mắt

D. Điểm cực viễn đến điểm cực cận

Câu 4. Những biểu hiện của tật cận thị ?

A. Chỉ nhìn được rõ những vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt

B. Chỉ nhìn được rõ những vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt

C. Chỉ nhìn rõ các vật trong khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn

D. Không nhìn rõ các vật ở gần mắt

Câu 5. Điểm nào sau đây không đúng khi nói về mắt lão?

A. Mắt lão nhìn được những vật ở xa nhưng không nhìn được những vật ở gần.

B. Để nhìn rõ vật ở xa, mắt lão phải đeo thấu kính phân kì thích hợp

C. Điểm cực cận của mắt lão xa hơn bình thường

D. Mắt lão là thấu kính hội tụ, mắt lão phải đeo kính đó để nhìn rõ các vật ở gần

Câu 6. Câu nào dưới đây không đúng?

A. Màu trắng tán xạ tốt mọi ánh sáng (trắng đỏ vàng lục lam)

B. Vật có màu đen không tán xạ ánh sáng

C. Vật có màu xanh tán xạ hoàn toàn ánh sáng trắng

D. Vật có màu nào (trừ màu đen) thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó.

Câu 7Trong ba nguồn sáng bút laze, mặt trời, đèn dây tóc nóng sáng thì nguồn nào phát ánh sáng trắng?

A. Bút laze, mặt trời

B. Chỉ mặt trời

C. Mặt trời, đèn dây tóc nóng sáng

D. Chỉ đèn dây tóc nóng sáng.

Câu 8Nhà máy phát điện nào thường gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất?

A. Nhà máy phát điện gió

B. Nhà máy phát điện dùng pin mặt trời

C. Nhà máy thủy điện

D. Nhà máy nhiệt điện.

Câu 9Khi máy bơm nước hoạt động, điện năng chủ yếu biến đổi thành dạng năng lượng nào dưới đây?

A. Năng lượng ánh sáng

B. Nhiệt năng

C. Hóa năng

D. Cơ năng

Câu 10Một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng có những dạng năng lượng nào?

A. Nhiệt năng, động năng và thế năng.

B. Chỉ có điện năng và thế năng

C. Chỉ có nhiệt năng và động năng

D. Chỉ có động năng.

ĐÁP ÁN

1. C

2. C

3. D

4. A

5. B

6. C

7. C

8. D

9. D

10. A

...

---(Nội dung đề và đáp án của phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

4. ĐỀ SỐ 4

A.TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trong máy phát điện xoay chiều có roto là nam châm, khi máy hoạt động quay nam châm thì có tác dụng gì?

A. Tạo ra từ trường

B. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây tăng

C. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây giảm

D. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây biến thiên.

Câu 2. Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tải điện lên gấp đôi thì công suất hao phí do tỏa nhiệt trên dây sẽ thay đổi như thế nào?

A. Tăng 4 lần

B. Giảm 4 lần

C. Tăng 2 lần

D. Giảm 2 lần

Câu 3. Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn dây thứ cấp 2000 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều U thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là 220V. Hiệu điện thế U bằng?

A. 20 V

B. 22 V

C. 12 V

D. 24 V  

Câu 4. Chiếu 1 tia sáng từ không khí vào nước theo phương vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường. Góc khúc xạ có độ lớn là

A. 00

B. 300

C. 600

D. 900

Câu 5. Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là 

A. ảnh thật, ngược chiều với vật

B. ảnh thật, cùng chiều với vật

C. ảnh ảo, ngược chiều với vật

D. ảnh ảo, cùng chiều với vật

Câu 6. Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có độ lớn như thế nào? 

A. Lớn hơn vật

B. Nhỏ hơn vật

C. Bằng vật

D. Bằng 1 nửa vật

Câu 7: Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là 

A. ảnh thật, ngược chiều với vật

B. ảnh thật, cùng chiều với vật

C. ảnh ảo, ngược chiều với vật

D. ảnh ảo, cùng chiều với vật

Câu 8: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về máy ảnh?

A. máy ảnh là dụng cụ để thu ảnh của vật trên phim

B. hai bộ phận quan trọng của máy ảnh là vật kính và buồng tối

C. vật kính của máy ảnh là 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

D. ảnh thu được trên phim là ảnh ảo.

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không phải là của mắt lão?

A. chỉ nhìn được vật ở trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn

B. nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ vật ở gần mắt

C. có điểm cực cận xa mắt hơn so với mắt bình thường

D. có khoảng cực cận lớn hơn so với mắt bình thường

Câu 10. Kính lúp có số bội giác 2,5x thì tiêu cự bằng.

A. 10cm

B. 20cm

C. 500cm

D. 100cm

ĐÁP ÁN

1. D

2. B

3. B

4. A

5. D

6. B

7. A

8. D

9. A

10. A

...

---(Nội dung đề và đáp án của phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

5. ĐỀ SỐ 5

A.TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Kết luận nào sau đây nói về cách dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện qua một điện trở đúng ?

Để đo cường độ dòng điện chạy qua một điện trở dùng ampe kế mắc:

A. Nối tiếp với dây dẫn cần đo sao cho chốt (+) nối với cực dương , chốt (-) nối với cực âm của nguồn điện

B. Song song với dây dẫn cần đo sao cho chốt (+) nối với cực dương , chốt (-) nối với cực âm của nguồn điện    

C. Nối tiếp với dây dẫn cần đo sao cho chốt (-) nối với cực dương , chốt (+) nối với cực âm của nguồn điện       

D. Song song với dây dẫn cần đo sao cho chốt (-) nối với cực dương , chốt (+) nối với cực âm của nguồn điện

Câu 2. Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 8V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,4A. Quan sát bảng giá trị hiện điện thế vào cường độ dòng điện sau đây và cho biết giá trị nào của A,B,C,D thì không phù hợp ?

Hiệu điện thế U(V)

8

9

16

C

D

Cường độ dòng điện I(A)

0,4

A

B

0,95

1

A. 0,54A                     B.0,8A

C.19V                         D.20V

Câu 3. Cho hai điện trở R= R=20Ω  mắc vào hai điểm A,b Điện trở tương đương của mạc AB khi R1  mắc song song R2  

A.10Ω                          B. 20Ω

C. 30Ω                         D. 40Ω

Câu 4. Cho 2 điện trở R1 = 20Ω;  R=60Ω. Mắc Rnối tiếp Rvào hiệu điện thế U = 120V. Cường độ dòng điện qua mạch trên là

A.10A                       B. 7,5A                      

C. 2A                        D. 1,5A

Câu 5. Khi đặt hai đầu dây điện vào hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,6A. Nếu cường độ dòng điện chạy qua nó là 1A thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là

A.12V                         B. 9V

C. 15V                        D.18V

Câu 6Dòng điện xoay chiều có tác dụng gì ? Hãy chỉ ra kết luận không chính xác ?

A. Tác dụng nhiệt và tác dụng hóa học

B. Tác dụng quang

C. Tác dụng từ

D. Tác dụng sinh lí

Câu 7Cuộn sơ cấp của 1 máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp 50 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp 1 hiệu điện thế xoay chiều 6V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là?

A. 9V                B. 4,5V

C. 3V                D. 1,5V

Câu 8Máy biến thế không hoạt động được với hiệu điện thế (nguần điện)

A. Hiệu điện thế một chiều

B. Hiệu điện thế nhỏ

C. Hiệu điện thế lớn

D. Hiệu điện thế xoay chiều

Câu 9Để giảm hao phí trên đường dây chuyền tải điện, trong thực tế người ta thường dùng cách nào

A. Giảm điện trở của dây dẫn

B. Giảm công suất của nguần điện

C. Tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn

D. Giảm công suất truyền tải

Câu 10Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây dẫn có điện trở 5Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện 10000V công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là ?

A. 5kW           B. 10kW

C. 0,5kW        D. 2kW

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

A

A

D

C

A

D

A

C

B

...

---(Nội dung đề và đáp án của phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 9 năm 2021 Trường THCS Phú Định. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?