Bộ 5 đề kiểm tra giữa HK2 Vật Lý 11 năm 2021 Trường THPT Bùi Thị Xuân có đáp án

TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA HK2

 NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian làm bài: 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm, mỗi câu 0,3 điểm)

Câu 1: Một khung dây dẫn kín đặt trong một từ trường đều có đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung khi:

A. Khung chuyển động thẳng đều theo phương vuông góc với đường sức từ.

B. Khung chuyển động thẳng đều theo phương song song với đường sức từ.

C. Khung quay đều quanh một trục có phương của đường sức từ.

D. Khung quay đều quanh một trục có phương vuông góc với đường sức từ.

Câu 2: Trong khoảng thời gian 0,2 giây, từ thông qua một khung dây giảm từ 0,2 Wb xuống còn 0,04 Wb. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn là:

A. 8 V.                       B. 0,08 V.

C. 0,8 V.                     D. 4 V.

Câu 3: Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó. Đây là nội dung của định luật nào?

A. Định luật Len-xơ.

B. Định luật Jun – Len-xơ.

C. Định luật cảm ứng điện từ.           

D. Định luật Fa-ra-đây.

Câu 4: Chọn phát biểu đúng về suất điện động.

A. Suất điện động cảm ứng là trường hợp đặc biệt của suất điện động tự cảm.

B. Suất điện động tự cảm xuất hiện trong khung dây khi cho khung dây quay đều trong từ trường.

C. Suất điện động cảm ứng xuất hiện khi dòng điện qua mạch điện biến đổi gọi là suất điện động tự cảm.

D. Suất điện động tự cảm chỉ xuất hiện khi ta đóng mạch điện.

Câu 5: Chọn phát biểu đúng về từ thông qua diện tích S.

A. Từ thông qua diện tích S bằng số đường sức từ xuyên qua diện tích S.

B. Từ thông qua diện tích S bằng số đường sức từ xuyên qua diện tích S đặt vuông góc với đường sức.

C. Từ thông qua diện tích S bằng số đường sức từ xuyên qua diện tích S đặt song song với đường sức.

D. Từ thông qua diện tích S bằng số đường sức từ xuyên qua diện tích S hợp với cảm ứng từ B một góc α với 0<α<900

Câu 6:  Đơn vị của từ thông là Wb (vêbe), ở đây 1 Wb bằng:

A. 1 A.m.                    B. 1 T.m2.

C. 1 A/m.                    D. 1 T/m2.

Câu 7: Một vòng dây phẳng diện tích S đặt trong từ trường đều B = 0,1 T. Mặt phẳng vòng dây hợp với B một góc 300. Từ thông qua vòng dây là 25.10-4 Wb. Diện tích của vòng dây là:

A. S = 50 cm2.             B. S = 500 cm2.

C. S = 2,88 cm2.          D. S = 2,88 m2.

Câu 8: Chọn phát biểu đúng. Đơn vị độ tự cảm là H (Henri), với 1 H bằng:

A. 1 V/A.                    B. 1 V.A.

C. 1 J.A2.                     D. 1 J/A2.

Câu 9:  Một khung dây hình vuông mỗi cạnh 5 cm được đặt vuông góc với từ trường có cảm ứng từ 0,08 T. Nếu từ trường giảm đều đến 0 trong thời gian 0,2 giây, thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong thời gian trên bằng:

A. 1 mV.                     B. 0,5 mV.

C. 8 V.                        D. 0,04 mV.

Câu 10: Một ống dây có tiết diện ngang S, độ dài l, gồm N vòng dây dẫn. Trong ống không có lõi sắt. Độ tự cảm của ống có thể tính bằng:

A. L=4π.10−7NS/l.

B. L=4π.10−7NS/l.

C. L=4π.10−7NS2/l.

D. L=4π.10−7N2S/l.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

D

C

A

C

B

6

7

8

9

10

B

B

D

A

D

 

-(Để xem tiếp đề và đáp án của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Một tia sáng truyền từ không khí tới bề mặt trong suốt có chiết suất n=√3 sao cho tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau. Khi đó, góc tới i có giá trị là:

A. 450              B. 300

C. 200              D. 600

Câu 2: Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần là:

A. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và i < igh.

B. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và i > igh.

C. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và i ≥ igh.

D. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và i < igh.

Câu 3: Chiếu một tia sáng từ không khí vào một môi trường có chiết suất n = 1,732. Biết rằng tia khúc xạ vuông góc với tia phản xạ. Góc tới có thể nhận giá trị

A. I = 300.                   B. I = 450.

C. I = 600.                   D. I = 750.

Câu 4: Sự khúc xạ ánh sáng là sự thay đổi phương truyền của tia sáng khi tia sáng

A. truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.

B. truyền vuông góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường.

C. gặp vật cản.

D. truyền trong một môi trường trông suốt và đồng tính.

Câu 5: Chọn phát biểu sai về sự truyền ánh sáng.

A. Khi ánh sáng truyền vào môi trường có chiết suất càng lớn thì vận tốc truyền của ánh sáng trong môi trường đó càng nhỏ.

B. Khi tia sáng đi đến mặt phân cách hai môi trường thì xảy ra hiện tượng khúc xạ.

C. Đối với một cặp môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin của góc tới và sin của góc khúc xạ tương ứng là một số không đổi.

D. Chiết suất tỉ đổi giữa hai môi trường có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1.

Câu 6: Một chùm tia sáng song song hẹp truyển từ không khí vào một chất lỏng có chiết suất n=√2 với góc tới I = 450. Nếu chùm tia tới quay đến vị trí vuông góc với mặt chất lỏng thì chùm tia khúc xạ sẽ quay đi một góc

A. 300.             B. 450.

C. 900.             D. 600.

Câu 7: Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí vào một chất lỏng trong suốt chiết suất n. Khi qua mặt phân cách, tia khúc xạ bị lệch 300 so với tia tới và tạo với mặt phân cách một góc 600. Giá trị của n là:

A. 1,5.                     B. √2.

C. √3.                      D. 2√3.

Câu 8: Một tia sáng hẹp đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n với góc tới 450 có tia khúc xạ hợp với tia phản xạ một góc 1050. Chiết suất của môi trường khúc xạ là:

A. n=√2.                           B. n=2√2.

C. n=√2/2.                        D. n=√6/3.

Câu 9: Một tia sáng hẹp truyền từ môi trường chiết suất n1=√3 vào một môi trường có chiết suất có chiết suất n2. Tăng dần góc tới I, thấy khi I = 600 thì tia khúc xạ “là là” trên mặt phân cách giữa hai môi trường. Giá trị của n2 là:

A. n­2 = 1,5.                  B. n­2 = 1,33.

C. n­2 = 0,75.                D. n­2 = 0,67.

Câu 10: Hiện tượng phản xạ ánh sáng và khúc xạ ánh sáng có điểm giống nhau là:

A. Tia phản xạ và tia khúc xạ đều vuông góc với tia tới.

B. Góc phản xạ và góc khúc xạ đều bằng góc tới.

C. Tia phản xạ và tia khúc xạ đều nằm trong mặt phẳng tới.

D. Tia phản xạ và tia khúc xạ đều nằm trong cùng môi trường với tia tới.

ĐÁP ÁN

1D 2C 3A 4A 5B 6A 7C 8A 9A 10C

-(Để xem tiếp đề và đáp án của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng:

A. trong điốt bán dẫn.

B. trong ống phóng điện tử.

C. trong kĩ thuật hàn điện.                                          

D. trong kĩ thuật mạ điện.

Câu 2: Cường độ dòng điện chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn là 1,5(A)  trong khoảng thời gian 3(s).  Khi đó điện lượng dịch chuyển qua tiết diện dây là

A. 0,5(C)                 B. 4(C)

C. 2(C)                    D. 4,5(C)

Câu 3: Đơn vị của từ thông là:

A. Ampe (A)            B. Tesla (T)

C. Vêbe (Wb)           D. Vôn (V)

Câu 4: Phát biểu nào về phản xạ toàn phần sau đây là không đúng?

A. Góc giới hạn phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số giữa chiết suất của môi trường kém chiết quang với môi trường chiết quang hơn.

B. Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang sang môi trường kém chết quang hơn.

C. Phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần igh.

D. Khi có phản xạ toàn phần thì toàn bộ ánh sáng phản xạ trở lại môi trường ban đầu chứa chùm tia sáng tới.

Câu 5: Một khung dây tròn bán kính R=4cm gồm 10 vòng dây. Dòng điện chạy trong mỗi vòng dây có cường độ I=0,3(A). Cảm ứng từ tại tâm của khung là:

A. 6,5.10−5(T)                    B. 3,5.10−5(T)

C. 4,7.10−5(T)                    D. 3,34.10−5(T)

Câu 6: Hai dòng điện cùng chiều cường độ I1=I2=10A chạy trong hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn, được đặt trong chân không cách nhau một khoảng a=10cm. Một điểm M cách đều hai dòng điện một khoảng x. Để cảm ứng từ tổng hợp tại M đạt giá trị lớn nhất thì x có giá trị là bao nhiêu? Giá trị cảm ứng từ cực đại Bmax khi đó là bao nhiêu?

A. x=10cm;Bmax=4.10−5(T)

B. x=5√2cm;Bmax=4.10−5(T)

C.x=5√2cm;Bmax=2√3.10−5(T)

D. x=10cm;Bmax=2√3.10−5(T)

Câu 7: Một ngọn đèn nhỏ S đặt ở đáy một bể nước (n=4/3), độ cao mực nước h=60(cm). Bán kính r bé nhất của tấm gỗ tròn nổi trên mặt nước sao cho không một tia sáng nào từ S lọt ra ngoài không khí là:

A. r=49(cm)             B. r=53(cm)

C. r=68(cm)             D. r=51(cm)

Câu 8: Đường sức từ của dòng điện gây ra bởi

A. dòng điện thẳng là những đường thẳng song song với dòng điện.

B. dòng điện tròn là những đường thẳng song song và cách đều nhau.

C. dòng điện tròn là những đường tròn.

D. dòng điện trong ống dây đi ra từ cực Bắc, và đi vào cực Nam của cuộn dây đó.

Câu 9: Năng lượng từ trường của ống dây có dạng biểu thức là:

A. W=L2i/2

B. W=Li2

C. W=Li2/2

D. W=Li2

Câu 10: Chiếu một tia sáng đến lăng kính thì thấy tia ló ra là một tia sáng đơn sắc. Có thể kết luận tia sáng chiếu tới lăng kính là ánh sáng:

A. Chưa đủ căn cứ để kết luận.

B. Đơn sắc.

C. Tạp sắc.

D. Ánh sáng trắng.

...

-(Để xem tiếp nội dung đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

ĐÁP ÁN

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Một vòng dây dẫn tròn có diện tích 0,4m2 đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B=0,6T, vecto cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Nếu cảm ứng từ tăng đến 1,4T trong thời gian 0,25s thì độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây là

A. 1,28V                  B. 12,8V

C. 3,2V                   D. 32V

Câu 2: Nếu một vòng dây dẫn quay trong từ trường đều quanh một trục vuông góc với từ trường, dòng điện cảm ứng

A. đổi chiều sau mỗi vòng quay.

B. không đổi chiều.

C. đổi chiều sau mỗi một phần tư vòng.

D. đổi chiều sau nửa vòng quay.

Câu 3: Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B=0,2T với vận tốc ban đầu v0=2.105m/s theo phương song song với véc tơ cảm ứng từ. Lực Lorenxơ tác dụng vào electron có độ lớn là

A. 3,2.10−14N

B. 3,2.10−15N

C. 6,4.10−14N

D. 0N

Câu 4: Dòng điện I=1(A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10(cm) có độ lớn là:

A. 2.10−8T

B. 2.10−6T

C. 4.10−7T

D. 4.10−6T

Câu 5: Năng lượng từ trường của ống dây dẫn có hệ số tự cảm L, mang dòng điện i, được tính bằng công thức

A. W=Li2/2

B. W=Li/2

C. W=Li2

D. W=L2i/2

Câu 6: Độ lớn của lực Lorenxơ được tính theo công thức

A. f=|q|vBcosα

B. f=qvBtanα

C. f=|q|vBsinα

D. f=|q|vB

Câu 7: Phương của lực Lo-ren-xơ:

A. vuông góc với mặt phẳng hợp bởi vecto vận tốc của hạt và vecto cảm ứng từ.

B. trùng với phương của vecto cảm ứng từ.

C. trùng với mặt phẳng tạo bởi vecto vận tốc của hạt và vecto cảm ứng từ.

D. trùng với phương của vecto vận tốc của hạt mang điện.

Câu 8: Một hạt tích điện chuyển động trong từ trường đều, mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với đường sức từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v1=1,8.106m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có giá trị 2.10−6N, nếu hạt chuyển động với vận tốc v2=9.106m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có giá trị là

A. 5.10−5N

B. 4,5.10−5N

C. 1,0.10−5N

D. 6,8.10−5N

Câu 9: Hai dây dẫn thẳng dài, song song và cách nhau 10cm trong chân không, dòng điện trong hai dây cùng chiều có cường độ I1=2A và I2=5A. Lực từ tác dụng lên 20cm chiều dài của mỗi dây là

A. lực đẩy có độ lớn 4.10−7(N)

B. lực hút có độ lớn 4.10−6(N)

C. lực hút có độ lớn 4.10−7(N)

D. lực đẩy có độ lớn 4.10−6(N)

Câu 10: Một khung dây hình vuông cạnh 5cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B=4.10−4T, từ thông qua hình vuông đó bằng 10−6Wb. Góc hợp bởi véctơ cảm ứng từ và véc tơ pháp tuyến của hình vuông đó là

A. 30                               B. 00

C. 45                               D. 600

...

-(Để xem tiếp nội dung đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

ĐÁP ÁN

1. A

2. D

3. D

4. B

5. A

6. C

7. A

8. C

9. B

10. B

11. B

12. C

13. C

14. C

15. A

16. B

17. B

18. A

19. D

20. D

21. D

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Lực tương tác giữa hai điện tích q1=q2=−6.10−9 C khi đặt cách nhau 10cm trong không khí là

A. 32,4.10−10N

B. 32,4.10−6N

C. 8,1.10−10N

D. 8,1.10−6N

Câu 2: Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của:

A. các electron ngược chiều điện trường, lỗ trống theo chiều điện trường

B. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường

C. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, electron tự do ngược chiều điện trường

D. các ion và electron trong điện trường

Câu 3: Công thức tính lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn chiều dài l mang dòng điện đặt trong từ trường đều là:

A. F=Evlsinα

B. F=qvBsinα

C. F=Bvlsinα

D. F=BIlsinα

Câu 4: Chọn phát biểu sai về dòng điện trong kim loại.

A. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ohm khi nhiệt độ được giữ không đổi.

B. Chuyển động của các electron khi có điện trường ngoài là sự kết hợp chuyển động định hướng và chuyển động nhiệt.

C. Bản chất dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron theo chiều điện trường.

D. Nguyên nhân gây ra điện trở kim loại là do sự “mất trật tự” của mạng tinh thể cản trở chuyển động của electron.

Câu 5: Cho mạch điện gồm nguồn điện có E=24V; r=2Ω mạch ngoài gồm điện trở R=13Ω mắc nối tiếp với một ampe kế có RA=1Ω. Số chỉ của ampe kế là

Α. 1A                       B. 1,5A

C. 2A                       D. 0,5A

Câu 6: Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường:

A. càng lớn thì góc khúc xạ càng nhỏ.

B. bằng tỉ số giữa góc khúc xạ và góc tới.

C. càng lớn khi góc tới của tia sáng càng lớn.

D. cho biết tia sáng khúc xạ nhiều hay ít khi đi từ môi trường này vào môi trường kia.

Câu 7: Một nguồn điện được mắc với điện trở 4,8(Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12(V). Cường độ dòng điện trong mạch là

A. I=120(A)             B. I=12(A)

C. I=2,5(A)              D. I=25(A)

Câu 8: Một mạch kín C có diện tích S đặt trong một từ trường đều, cảm ứng từ B sao cho vectơ cảm ứng từ hợp với pháp tuyến của mặt phẳng khung dây góc α. Công thức tính từ thông qua mạch kín C là

A. Φ=BSsinα

B. Φ=BScosα

C. Φ=Bvcosα

D. Φ=EScosα

Câu 9: Một điện tích chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực Lo-ren-xơ, khi vận tốc của điện tích và độ lớn cảm ứng từ cùng tăng 2 lần thì bán kính quỹ đạo của điện tích

A. tăng 4 lần.

B. tăng 2 lần.

C. không đổi.

D. giảm 2 lần.

Câu 10: Một dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí có dòng điện với cường độ I chạy qua. Độ lớn cảm ứng từ B do dòng điện này gây ra tại một điểm cách dây một đoạn r được tính bởi công thức:

A. B=2.107I/r

B. B=2.107r/I

C. B=2.10−7r/I

D. B=2.10−7I/r

...

-(Để xem tiếp nội dung đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

ĐÁP ÁN

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết giữa HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Bùi Thị Xuân. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?