Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 11 năm 2021 Trường THPT Gia Định

TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN: NGỮ VĂN 11

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm):

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Lá xanh

Người vá trời lấp bể

Kẻ đắp luỹ xây thành

Ta chỉ là chiếc lá

Việc của mình là xanh.

(Nguồn: Trái tim người lính (thơ), Nguyễn Sĩ Ðại, NXB Thanh niên, 1998)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2 (0,5 điểm). Các cụm từ “vá trời lấp bể”, “đắp luỹ xây thành” gợi đến những công việc như thế nào?

Câu 3 (1,0 điểm). Anh (chị) hiểu như thế nào về ý thơ: Ta chỉ là chiếc lá - Việc của mình là xanh? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

Câu 4 (1,0 điểm). Anh (chị) có đồng tình với quan điểm sống cùa tác giả ở hai câu thơ cuối bài không? Vì sao? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm):

Từ nội dung cùa bài thơ Lá xanh ở phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận về chủ để: Sứ mệnh của tôi trong cuộc đời.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU

1. PTBĐ chính: Biểu cảm.

2. Các cụm từ “vá trời lấp bể”, “đắp luỹ xây thành” gợi đến những công việc

+ To lớn, vĩ đại, phi thường.

+ Chứa đựng những khát khao, hoài bão của cả đời người.

3. HS có thể trả lời theo cách hiểu của mình, sau đây là gợi ý:

- Mỗi người cần tự lượng sức mình để có những mục tiêu phù hợp.

- Hãy sống hết mình, sống thật ý nghĩa đúng với phẩm chất của bản thân.

4. HS có thể trả lời đồng tình/ không đồng tình/đồng tình một phần tùy theo suy nghĩ nhưng cần có lý giải phù hợp, sau đây là gợi ý:

- Đồng tình: mỗi người cần ý thức rõ về năng lực, vị trí của bản thân để tránh rơi vào lối sống ảo tưởng, thêu dệt những ước mơ hão huyền.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“…với những thằng con trai mười tám tuổi

đất nước là nhịp tim có thể khác thường

là một làn mây mỏng đến bâng khuâng

là mùi mồ hôi thật thà của lính

đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội

hay một bữa cơm rau rừng

chúng tôi không muốn chết vì hư danh

không thể chết vì tiền bạc

chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên cuồng

những liều thân vô ích

đất nước đẹp mênh mang

đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt

chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết...”

(Trích Thử nói về hạnh phúc, Thanh Thảo)

1. Xác định thể thơ của văn bản trên. (0.5đ)

2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong văn bản. (0.5đ)

3. Anh / chị hiểu như thế nào về 3 dòng thơ cuối: (1.0đ)

đất nước đẹp mênh mang

đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt

chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết

4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản. Nêu rõ lí do tại sao chọn thông điệp đó. (1.0đ)

PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm):

Viết một bài văn bày tỏ suy nghĩ của anh, chị về hư danh đối với một bộ phận giới trẻ được gợi ra từ phần Đọc hiểu.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU

1. Thể thơ: Tự do.

2. Biện pháp tu từ:

Liệt kê “đất nước là nhịp tim... là một làn mây mỏng... là một giọng nữ cao...”

Tác dụng: tạo âm hưởng, cảm xúc về tình yêu đất nước; thể hiện rõ hình ảnh đất nước vô cùng gần gũi.

3. HS có thể trả lời theo cách hiểu của mình, sau đây là gợi ý:

- Đất nước gắn bó mật thiết, không thể tách rời khỏi mỗi con người.

- Thể hiện tinh thần hi sinh vì đất nước của thế hệ trẻ.

4. HS có thể trả lời theo suy nghĩ, quan điểm của mình, sau đây là gợi ý:

- Thông điệp tâm đắc nhất: Ai cũng một lần chết nhưng đừng chết vì hư danh, vật chất hay những ảo mộng tầm thường...

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại phần Đọc hiểu và Làm văn của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

 Cuộc sống có thể hạnh phúc hơn chỉ khi con người biết đủ đầy, hài lòng với những gì mình đang và đã có. Người ngốc nghếch nhất trên đời này là người tham lam, vì luôn muốn có được nhiều hơn những gì đang sở hữu, nên họ lúc nào cũng phải tranh tranh đấu đấu, đêm ăn không ngon, ngủ không yên, khiến thân tâm mỏi mệt, không còn thời gian để tận hưởng những điều tốt đẹp của cuộc sống, vậy nên không biết được hạnh phúc thực sự là gì.

Đời người vốn dĩ như một chiếc thuyền. Người ta càng mang theo ít đồ đạc, thì con thuyền cuộc đời càng nhẹ, lướt càng nhanh. Vì thế, nếu người ta tiêu bỏ đi lòng tham, con thuyền có thể tiến lên nhẹ nhàng và cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn. Khi người ta chết, không ai mang sang thế giới bên kia được thứ của cải gì. Nếu người ta có thể kiềm chế lòng tham về sự giàu sang và danh tiếng, cuộc sống sẽ trở nên êm đềm và có thể đạt đến đích dễ dàng hơn.

1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên. (0.5đ)

2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Đời người vốn dĩ như một chiếc thuyền. (0.5đ)

3. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: Cuộc sống có thể hạnh phúc hơn chỉ khi con người biết đủ đầy, hài lòng với những gì mình đang và đã có. (1.0đ)

---(Để xem tiếp những câu còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

(1)Bình tĩnh sống – là một cách sống sâu sắc hơn cách sống thông thường, một cách sống ngày càng bắt chúng ta phải vội vã hơn. Chúng ta có điện thoại, thì tức là người ta lúc nào cũng phải kết nối với công việc và những việc khác nữa, khi nó đến thì ta phải giải quyết ngay. Tức là, cái cuộc sống phải kết nối nhiều quá nó có cái hay, nó giúp ta kết nối ở mọi lúc, mọi nơi – nhưng nó cũng tạo cho mọi người cái thói quen là luôn chờ một cái gì đó để giải quyết. Họ không có trạng thái sống là bình thường đi lại được nữa. Và nó khiến sự bình tĩnh trong cuộc sống đang giảm dần đi, dẫn đến một trạng thái sống là hơi vội vã để sống. Tôi muốn làm nhiều hơn, có nhiều cơ hội hơn nên tôi muốn có được nhiều hơn, làm nhiều hơn.

(2)Nhưng người ta không hiểu là khi sống vội ấy thì vội chính là bỏ lỡ. Thế nên bình tĩnh sống ngược lại với thái độ sống hiện tại của xã hội là vội vã sống, mà vội vã sống thì chính là bỏ lỡ sống. Bỏ lỡ rất nhiều những khoảnh khắc của tình cảm gia đình, vẻ đẹp của thế giới xung quanh, đi băng băng trên đường không thấy được gió, không thấy được hoa, không thấy được cây cối, không thấy được cái đẹp qua mỗi bước chân trên đường. Thế nên, bình tĩnh sống có nghĩa là người ta ở trong hiện tại nhiều hơn là ở một cái đích nào đó ở tương lai.

1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên. (0.5đ)

2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong đoạn (2) của văn bản. (0.5đ)

3. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: cuộc sống phải kết nối nhiều quá nó có cái hay, nó giúp ta kết nối ở mọi lúc, mọi nơi – nhưng nó cũng tạo cho mọi người cái thói quen là luôn chờ một cái gì đó để giải quyết. (1.0đ)

4. Anh/ chị có đồng tình với quan niệm: vội vã sống thì chính là bỏ lỡ sống hay không. Nêu rõ lí do. (1.0)

PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm):

Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của “Bình tĩnh sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được trích ở phần Đọc hiểu.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU

1. Nghị luận.

2. Biện pháp tu từ:

- Liệt kê “Bỏ lỡ... tình cảm gia đình, vẻ đẹp của thế giới... không thấy được cái đẹp...”.

- Tác dụng: tạo âm hưởng dồn nén; làm rõ những điều có thể bỏ lỡ nếu con người cứ sống vội vã.

---(Để xem tiếp những đáp án còn lại của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

I/ Câu 1: 5đ 

Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ của mình về giá trị của việc tự học. 

II: Câu 2: 5đ

Phân tích đoạn thơ sau, qua đó làm rõ quan niệm của Xuân Diệu về thời gian, tuổi trẻ, cuộc sống.

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...

Con gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...

 (Trích Vội vàng – Xuân Diệu, SGK ngữ văn 11 tập 2, NXB Giáo Dục)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1:

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. Các phần trong văn bản liên kết chặt chẽ với nhau và tập trung làm rõ vấn đề nghị luận

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bàn về giá trị của việc tự học

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 11 năm 2021 Trường THPT Gia Định. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?