SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HCM TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI
| ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Năm học: 2018 – 2019 Môn LỊCH SỬ – Khối: 11 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) |
Mã đề 145:
Câu 1. Tư bản Pháp đã làm gì để chuẩn bị xâm lược Việt Nam?
A. Truyền bá đạo Thiên chúa.
B. Mở rộng giao thương với Việt Nam.
C. Đưa lực lượng hải quân vào vùng biển Việt Nam.
D. Xúi giục giáo dân chống lại triều đình nhà Nguyễn.
Câu 2. Giữa thế kỷ XIX chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng
A. khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng. B. có nền công - thương nghiệp phát triển.
C. ổn định và phát triển. D. phát triển nhanh chóng.
Câu 3. Nguyên nhân quan trọng nhất làm thất bại chiến thuật "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp ở Đà Nẵng là
A. việc tiếp tế lương thực thuốc men khó khăn.
B. khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước.
C. không quen thuộc địa hình, địa thế ở Việt Nam.
D. quân Pháp không quen với thời tiết, bị đau ốm nhiều.
Câu 4. Bộ máy nhà nước thời Nguyễn mang tính chất
A. nhà nước quân chủ lập hiến. B. nhà nước phong kiến phân quyền.
C. nhà nước quân chủ chuyên chế. D. nhà nước dân chủ.
Câu 5. Nguyên cớ để thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là
A. vua Tự Đức mất.
B. lực lượng giáo dân ủng hộ.
C. nhà Nguyễn cấm đạo Thiên chúa.
D. vương triều Tây Sơn sụp đổ.
Câu 6. Ý nào sau đây không thuộc nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862?
A. nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ.
B. bồi thường chiến phí 280 vạn lạng bạc.
C. triều đình Huế chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kỳ.
D. Việt Nam mở các cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp tự do buôn bán.
Câu 7. Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên khi xâm lược Việt Nam?
A. Vì Đà Nẵng là cổ họng kinh thành Huế.
B. Vì quân triều đình ở Đà Nẵng rất ít.
C. Vì Đà Nẵng có tiềm lực kinh tế.
D. Vì Đà Nẵng có cảng nước sâu, gần kinh thành Huế.
Câu 8. Vào những năm 1918 - 1922 phong trào chống Anh dâng cao tại Ấn Độ là
A. Gandhi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
B. mở rộng xâm lược Ấn Độ.
C. thực dân Anh tiếp tục tăng cường, đàn áp.
D. Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập.
Câu 9. Sự kiện phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh ngày 15/8/1945 tác động như thế nào đến Việt Nam?
A. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước.
B. Bùng nổ cao trào kháng Pháp - Nhật giành độc lập.
C. Thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng trung ương.
D. Cao trào kháng Nhật cứu nước.
Câu 10. Tính chất quân chủ chuyên chế của bộ máy chính trị triều Nguyễn được thể hiện ở chỗ
A. quyền lực tập trung trong tay hội đồng cơ mật.
B. quyền lực tập trung trong tay các đại thần.
C. hầu hết quan lại trong triều rất bảo thủ và cuồng bạo.
D. quyền lực tập trung trong tay nhà vua.
Câu 11. Tại mặt trận Đà Nẵng, Nguyễn Tri Phương đã sử dụng chiến thuật gì?
A. Tích cực thực hiện "vườn không nhà trống".
B. Tạm thời rút toàn bộ lực lượng về bảo vệ kinh thành Huế.
C. Cử người sang thương thuyết, nghị hòa với thực dân Pháp.
D. Tập trung lực lượng chủ động tấn công Pháp.
Câu 12. Nguyên nhân sâu xa để thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là
A. khai hóa văn minh cho triều Nguyễn. B. truyền đạo Ki tô giáo.
C. giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn. D. để mở rộng thị trường.
Câu 13. Khả năng phòng thủ đất nước bị giảm sút, quốc phòng yếu kém trong bối cảnh các nước phương Tây đang tìm cách xâm lược là trách nhiệm của
A. giáo dân Việt Nam. B. nông dân Việt Nam.
C. của văn thân, sĩ phu. D. triều đình nhà Nguyễn.
Câu 14. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào ngày 3 tháng 9/1939, với sự kiện là
A. Đức tấn công Liên Xô. B. Đức tấn công Balan.
C. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. D. Đức tấn công Anh, Pháp.
Câu 15. Giữa thế kỷ XIX Việt Nam là
A. một nước thuộc địa của Pháp. B. một nước phụ thuộc vào Pháp.
C. thuộc địa của Tây Ban Nha. D. quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền.
Câu 16. Hệ quả quan trọng nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Hình thành trật tự thế giới hai cực. B. Làm sụp đổ hệ thống Versailles - Washington.
C. Làm thay đổi căn bản trong tình hình thế giới. D. Tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.
Câu 17. Chủ trương phòng ngự bị động của quan, quân triều đình nhà Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì?
A. Nhà Nguyễn có sự phân hóa tư tưởng chủ hòa làm lòng dân li tán.
B. Pháp có cơ hội tập trung lực lượng đưa ra chiến trường Đà Nẵng.
C. Phong trào kháng chiến của nhân dân Gia Định gặp khó khăn.
D. Pháp có điều kiện củng cố lực lượng mở rộng đánh chiếm Nam Kỳ.
Câu 18. Sự kiện nước Đức ký văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9/5/1945 có ý nghĩa gì?
A. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở Châu Âu.
B. Liên xô đã giành thắng lợi hoàn toàn.
C. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn trên thế giới.
D. Chủ nghĩa phát xít hoàn toàn bị tiêu diệt.
Câu 19. Trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô chuyển từ phòng thủ sang tấn công là
A. trận Moskva. B. trận Kursk. C. trận công phá Berlin. D. trận Stalingrat.
Câu 20. Tư tưởng nào được truyền vào Trung Quốc sau phong trào Ngũ tứ?
A. Tư tưởng phong kiến bảo thủ. B. Tư tưởng cải cách ở Nhật Bản.
C. Chủ nghĩa Marx Lenin. D. Tư tưởng tiến bộ trên thế giới.
Câu 21. Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ
A. đánh đổ phong kiến sang đánh đổ đế quốc.
B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. cách mạng dân chủ sang cách mạng dân tộc.
D. cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng vô sản.
Câu 22. Lực lượng nào là trụ cột trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít?
A. Nhân dân lao động ở các nước phát xít. B. Nhân dân và Hồng quân Liên Xô.
C. Nhân dân các nước thuộc địa. D. Ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh.
Câu 23. Chế độ chính trị của triều đình nhà Nguyễn bảo thủ lạc hậu là do
A. thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng không giao thương buôn bán với bên ngoài.
B. triều Nguyễn quá đề cao Nho giáo, xem trật tự phong kiến là bất di bất dịch.
C. không có sĩ phu tiến bộ nào mạnh dạn đề nghị cải cách bộ máy nhà nước.
D. nhà Nguyễn chưa bao giờ tiếp xúc với người phương Tây.
Câu 24. Tại hội nghị Munich (Đức), Anh và Pháp đã có động thái như thế nào?
A. Tiếp tục nhân nhượng Đức, trao cho Đức vùng Sudeten của Tiệp Khắc.
B. Cắt một phần lãnh thổ của hai nước cho Đức để Đức tấn công Liên Xô.
C. Kêu gọi đoàn kết chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ vùng Sudeten của Tiệp Khắc.
D. Quyết định liên kết với Liên Xô chống lại Đức và Italia.
...
Trên đây là phần trích dẫn Bộ 4 đề kiểm tra giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!