Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch Sử 11 năm học 2018 - 2019

BỘ 4 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 NĂM HỌC 2018 - 2019

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1. Trong nửa sau thế kỷ XIX  quốc gia nào ở Châu Á vươn lên trở thành đế quốc xâm lược? Hảy trình bày quá trình vươn lên trở thành đế quốc của quốc gia đó

Câu 2. Đầu thế kỷ XX sự kiện lịch sử nào ”Có ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á” ? Hảy trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của sự kiện lịch sử đó ?

Câu 3. Trước sự xâm lược của các nước thực dân phương Tây, các nước ở Châu Á đã có biện pháp đối phó như thế nào? Kết quả của những biện pháp đó ?

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1. Thể chế chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Hai 1917 là?

A. Thể chế quân chủ chuyên chế.

B. Thể chế Cộng hòa.

C. Thể chế quân chủ lập hiến.

D. Thể chế Xã hội chủ nghĩa.

Câu 2. Luận cương tháng tư của Lê nin đã chỉ ra mục tiêu và đường lối của Cách mạng tháng Mười là:

A. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN.

B. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

C. Chuyển từ đấu tranh chính trị sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

D. Chuyển từ cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản.

Câu 3. Tính chất của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga 1917:

A. là cuộc cách mạng tư sản kiểu cũ.

B. là cuộc cách mạng XHCN.

C. là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

D. là cuộc cách mạng tư sản điển hình.

Câu 4. Trên tờ báo sự thật, số ra ngày 27/1/1924, Nguyễn Ái Quốc có viết: Khi còn sống, Người là cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng XHCN”. 

Nguyễn Ái Quốc đang nói về ai?

A. Phiden Catxtro.

B. Mao Trạch Đông.

C. Lenin.

D. Các Mác.

Câu 5. đại hội lần thứ nhất các xô viết toàn liên bang diễn ra cuối tháng 12 năm 1922 đã tuyên bố thành lập.

A. liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết.

B. cộng hòa xô viết đầu tiên là Nga, Ucraina, beelarut, và captazo.

C. cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).

D. nước Nga xô viết xã hội chủ nghĩa.

Câu 6. Nhằm duy trì một trật tự thế giới mới bảo vệ quyền lợi cho mình, các các nước trận, đã thành lập một tổ chức quốc tế mới có tên gọi là:

A. Tổ chức liên hợp quốc.

B. Hội quốc Liên.

C. Hội liên hiệp quốc tế mới.

D. Hội Tư bản.

Câu 7. Hậu nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là :

A. Hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp.

B. Nhiều người bị phá sản, mất hết tiền bạc và nhà cửa.

C. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới 2.

D. Lạm phát trở nên phi mã, nhà nước không thể điều tiết được

Câu 8 : Để thoát khỏi khủng hoảng các nước Anh, Pháp, Mỹ chọn lối thoát nào sau đây

A. Duy trì chế độ dân chủ đại nghị

B. Tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội

C. Xác lập chế độ phát xít

D. Tăng cường xâm chiếm thuộc địa

Câu 9: Để thoát khỏi khủng hoảng Đức ,Ý ,Nhật, tìm cho mình lối thoát nào sau đây

A. Thiết lập chủ  nghĩa phát xít

B. Duy trì chế độ chủ nghĩa tư bản

C. Tăng cường  xâm chiếm thuộc địa.

D. Tiến lên con đường chủ nghĩa tư bản

Câu 10.  Nguyên nhân nào dẫn đến việc Đảng Quốc xã lên cầm quyền ở Đức?

A. Giai cấp tư sản cầm quyền ở Đức bất lực đối với cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1923.

B. Đảng Quốc xã do Hit-le đứng đầu rất hiếu chiến.

C. Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội dân chủ thiếu kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít.

D. Đảng Quốc xã có lực lượng mạnh, đứng đầu là Hit-le.

Câu 11.  Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 tác động như thế nào đến nước Đức?

A. Kinh tế nước Đức không chịu tác động của khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.

B. Sản xuất công nghiệp tăng nhanh do Đức lợi dụng các nước khủng hoảng.

C. Sản xuất công nghiệp giảm 47%, 5 triệu người thất nghiệp.

D. Đức mất 1/8 diện tích lãnh thổ, 1/12 dân số, 1/3 mỏ sắt do hậu quả chiến tranh.

Câu 12. Việc làm đầu tiên về chính trị của Hít-le sau khi lên nắm quyền ở Đức là

A. tập trung phát triển kinh tế, trước hết là công nghiệp nặng, thương mại.

B. thiết lập nền chế độ độc tài, công khai khủng bố các đảng phái tiến bộ.

C. xây dựng quân đội thường trực mạnh chuẩn bị cho chiến tranh.

D. tiến hành cải cách đất nước theo hướng dân chủ hóa.

Câu 13. Dưới thời kì cầm quyền của Hít-le, nền kinh tế Đức được phát triển theo hướng

A. đa dạng các ngành nghề, trong đó tập trung vào phát triển công nghiệp.

B. chỉ chú trọng phát triển các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu dân sự.

C. hàng hóa, phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

D. tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.

Câu 14. Tháng 10 – 1933, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên nhằm mục đích

A. không muốn thực hiện các thỏa thuận được kí kết với các nước thắng trận.

B. để được tự do hành động, triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu.

C. để được tự do phát triển nền kinh tế, không bị ràng buộc bởi các nước tư bản khác.

D. để chuẩn bị cho hoạt động xâm lược thuận lợi hơn.

Câu 15.  Đánh giá nào sau đây là đúng về nước Đức trong những năm 1933 – 1939?

A. Nước Đức có nền kinh tế phát triển nhanh, quốc phòng vững mạnh.

B. Nước Đức đã vượt qua khủng hoảng kinh tế mà vẫn duy trì được nền dân chủ tư sản.

C. Nước Đức trở thành “lò lửa” chiến tranh nguy hiểm nhất châu Âu.

D. Nước Đức trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của châu Âu và thế giới.

...

Trên đây là phần trích dẫn Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch Sử 11 năm học 2018 - 2019, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?