SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM (Đề gồm có 02 trang) | KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 Môn: SINH HỌC – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) |
ĐỀ 01
I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm)
Câu 1: Những loài thực vật nào sau đây thuộc nhóm thực vật CAM?
A. Lúa, mía, ngô. B. Mía, ngô, rau dền.
C. Thanh long, xương rồng, thuốc bỏng. D. Rau dền, kê, dứa.
Câu 2: Động lực nào sau đây không phải của dòng mạch gỗ?
A. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.
B. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước.
C. Lực đẩy của rễ (áp suất rễ).
D. Lực liên kết giữa các phân tử nước.
Câu 3: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về thoát hơi nước ở thực vật?
A. Thoát hơi nước ở thực vật chủ yếu qua khí khổng.
B. Thoát hơi nước qua khí khổng có vận tốc nhỏ, được điều chỉnh.
C. Lớp cutin càng mỏng thì thoát hơi nước càng giảm.
D. Thoát hơi nước qua lớp cutin có vận tốc lớn, được điều chỉnh.
Câu 4: Hệ đệm bicacbonat (H2CO3/NaHCO3) có vai trò nào sau đây?
A. Duy trì cân bằng nhiệt độ cơ thể.
B. Duy trì cân bằng nồng độ glucozơ trong máu.
C. Duy trì cân bằng độ pH nội môi.
D. Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật?
A. Pha sáng cung cấp ATP, NADPH cho pha tối.
B. O2 được giải phóng ra trong pha tối của quang hợp.
C. Pha sáng của quang hợp diễn ra khác nhau ở các nhóm thực vật C3 , C4, CAM.
D. Pha tối của các nhóm thực vật C3 , C4, CAM đều diễn ra giống nhau.
Câu 6: Úp chuông thuỷ tinh trên các chậu cây (bắp, lúa,…). Sau một đêm, các giọt nước xuất hiện ở mép các phiến lá. Hiện tượng này được gọi là
A. ứ giọt. B. rỉ nhựa. C. ứ nhựa. D. rỉ khoáng.
Câu 7: Bộ phận nào sau đây không thuộc ống tiêu hóa của người?
A. Ruột non. B. Thực quản. C. Dạ dày. D. Gan.
Câu 8: Ở người bình thường, hiện tượng gì xảy ra khi lao động nặng, lượng CO2 sản sinh ra nhiều?
A. Giảm nhịp thở để thải CO2 ra ngoài qua phổi.
B. Tăng nhịp thở và thở sâu để thải O2 kịp thời ra ngoài qua phổi.
C. Tăng nhịp thở và thở sâu để thải CO2 kịp thời ra ngoài qua phổi.
D. Giảm nhịp thở để giảm hấp thụ O2 vào phổi.
Câu 9: Trong hệ tuần hoàn của người, cấu trúc nào sau đây không thuộc hệ dẫn truyền tim?
A. Van nhĩ thất. B. Nút xoang nhĩ. C. Bó His. D. Nút nhĩ thất.
Câu 10: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về quá trình tiêu hóa ở động vật?
I. Quá trình tiêu hóa luôn cần có xúc tác của các enzim thủy phân.
II. Ở động vật đơn bào, chỉ xảy ra tiêu hóa nội bào.
III. Ở thủy tức, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào rồi đến nội bào.
IV. Tất cả các loài động vật ăn cỏ đều có dạ dày 4 ngăn.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 11: Những hiện tượng nào sau đây thuộc dạng ứng động sinh trưởng ở thực vật?
I. Hoa quỳnh nở vào ban đêm.
II. Khí khổng đóng mở.
III. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây phượng.
IV. Hiện tượng bắt mồi của cây nắp ấm.
A. II và IV. B. I và III. C. I, II và III. D. II, III và IV.
Câu 12: Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%; trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ từ đất theo cơ chế nào sau đây?
A. Thẩm thấu. B. Hấp thụ bị động.
C. Khuếch tán. D. Hấp thụ chủ động.
Câu 13: Nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm. Vì ban đêm
A. khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp, thuận lợi cho quá trình cố định CO2.
B. lượng CO2 trong không khí mới đủ cung cấp cho quang hợp.
C. mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hoá.
D. khí khổng mới được mở ra; ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước.
Câu 14: Đồ thị dưới đây biểu thị sự biến động của vận tốc máu, tổng tiết diện mạch và huyết áp trong hệ mạch của động vật. Các đường cong 1, 2, 3 lần lượt là:
A. vận tốc máu, huyết áp, tổng tiết diện mạch.
B. huyết áp, tổng tiết diện mạch, vận tốc máu.
C. huyết áp, vận tốc máu, tổng tiết diện mạch.
D. vận tốc máu, tổng tiết diện mạch, huyết áp.
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về con đường hấp thụ nước và ion khoáng qua thành tế bào - gian bào ở rễ cây?
A. Nhanh và được chọn lọc. B. Nhanh và không được chọn lọc.
C. Chậm và không được chọn lọc. D. Chậm và được chọn lọc.
ĐÁP ÁN
1 | C |
2 | A |
3 | A |
4 | C |
5 | A |
6 | A |
7 | D |
8 | C |
9 | A |
10 | A |
11 | B |
12 | D |
13 | D |
14 | B |
15 | B |
ĐỀ 02
I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm)
Câu 1: Trong hệ tuần hoàn của người, cấu trúc nào sau đây thuộc hệ dẫn truyền tim?
A. Bó His. B. Tĩnh mạch. C. Van nhĩ thất. D. Mao mạch.
Câu 2: Nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm. Vì ban đêm
A. lượng CO2 trong không khí mới đủ cung cấp cho quang hợp.
B. khí khổng mới được mở ra; ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước.
C. khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp, thuận lợi cho quá trình cố định CO2.
D. mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hoá.
Câu 3: Hệ đệm photphat (NaH2PO4/NaHPO4) có vai trò nào sau đây?
A. Duy trì cân bằng nồng độ glucozơ trong máu.
B. Duy trì cân bằng nhiệt độ cơ thể.
C. Duy trì cân bằng độ pH nội môi.
D. Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.
Câu 4: Những loài thực vật nào sau đây thuộc nhóm thực vật C4?
A. Rau dền, lúa, xương rồng. B. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
C. Lúa, khoai, thanh long. D. Mía, ngô, rau dền.
Câu 5: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về quá trình tiêu hóa ở động vật?
I. Quá trình tiêu hóa luôn cần có xúc tác của các enzim thủy phân.
II. Ở động vật đơn bào, chỉ xảy ra tiêu hóa ngoại bào.
III. Ở thủy tức, thức ăn được tiêu hóa nội bào rồi đến ngọai bào.
IV. Tất cả các loài động vật ăn cỏ đều có dạ dày 4 ngăn.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 6: Ở người bình thường, hiện tượng gì xảy ra khi lao động nặng, lượng CO2 sản sinh ra nhiều?
A. Tăng nhịp thở và thở sâu để thải CO2 kịp thời ra ngoài qua phổi.
B. Giảm nhịp thở để thải CO2 ra ngoài qua phổi.
C. Tăng nhịp thở và thở sâu để thải O2 kịp thời ra ngoài qua phổi.
D. Giảm nhịp thở để giảm hấp thụ O2 vào phổi.
Câu 7: Động lực của dòng mạch rây là gì?
A. Lực đẩy của rễ (áp suất rễ).
B. Lực liên kết giữa các phân tử nước.
C. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước..
D. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.
Câu 8: Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,5%; trong đất là 0,2%. Cây sẽ nhận Ca2+ từ đất theo cơ chế nào sau đây?
A. Hấp thụ chủ động. B. Thẩm thấu.
C. Hấp thụ bị động. D. Khuếch tán.
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về con đường hấp thụ nước và ion khoáng qua chất nguyên sinh - không bào ở rễ cây?
A. Chậm và không được chọn lọc. B. Nhanh và không được chọn lọc.
C. Chậm và được chọn lọc. D. Nhanh và được chọn lọc.
Câu 10: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về thoát hơi nước ở thực vật?
A. Lớp cutin càng dày thì thoát hơi nước càng giảm.
B. Thoát hơi nước qua khí khổng có vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
C. Thoát hơi nước qua lớp cutin có vận tốc lớn, không được điều chỉnh.
D. Thoát hơi nước ở thực vật chủ yếu qua cutin.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật?
A. Pha sáng của quang hợp diễn ra khác nhau ở các nhóm thực vật C3 , C4, CAM.
B. Pha sáng cung cấp ADP, NADPH cho pha tối.
C. O2 được giải phóng ra trong pha sáng của quang hợp.
D. Pha tối của các nhóm thực vật C3 , C4, CAM đều diễn ra giống nhau.
Câu 12: Những hiện tượng nào sau đây thuộc dạng ứng động không sinh trưởng ở thực vật?
I. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng.
II. Khí khổng đóng mở.
III. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
IV. Hiện tượng bắt mồi của cây nắp ấm.
A. III và IV. B. II và IV. C. I, II và III. D. II, III và IV.
Câu 13: Đồ thị dưới đây biểu thị sự biến động của vận tốc máu, huyết áp và tổng tiết diện mạch trong hệ mạch của động vật. Các đường cong 1, 2, 3 lần lượt là:
A. vận tốc máu, huyết áp, tổng tiết diện mạch.
B. huyết áp, vận tốc máu, tổng tiết diện mạch.
C. vận tốc máu, tổng tiết diện mạch, huyết áp.
D. huyết áp, tổng tiết diện mạch, vận tốc máu.
Câu 14: Úp chuông thuỷ tinh trên các chậu cây (bắp, lúa,…). Sau một đêm, các giọt nước xuất hiện ở mép các phiến lá. Hiện tượng này được gọi là:
A. rỉ nhựa. B. ứ nhựa. C. ứ giọt. D. rỉ khoáng.
Câu 15: Bộ phận nào sau đây không thuộc ống tiêu hóa của người?
A. Ruột non. B. Tụy. C. Dạ dày. D. Thực quản.
ĐÁP ÁN
1 | A |
2 | B |
3 | C |
4 | D |
5 | D |
6 | A |
7 | D |
8 | A |
9 | C |
10 | A |
11 | C |
12 | B |
13 | C |
14 | C |
15 | B |
ĐỀ 03
I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm)
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về con đường hấp thụ nước và ion khoáng qua chất nguyên sinh - không bào ở rễ cây?
A. Nhanh và không được chọn lọc. B. Nhanh và được chọn lọc.
C. Chậm và không được chọn lọc. D. Chậm và được chọn lọc.
Câu 2: Hệ đệm prôtêinat (prôtêin) có vai trò nào sau đây?
A. Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.
B. Duy trì cân bằng nhiệt độ cơ thể.
C. Duy trì cân bằng nồng độ glucozơ trong máu.
D. Duy trì cân bằng độ pH nội môi.
Câu 3: Những loài thực vật nào sau đây thuộc nhóm thực vật CAM?
A. Lúa, khoai, thanh long. B. Mía, ngô, rau dền.
C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Rau dền, kê, dứa.
Câu 4: Nồng độ K+ trong cây là 0,5%; trong đất là 0,2%. Cây sẽ nhận K+ từ đất theo cơ chế nào sau đây?
A. Hấp thụ bị động. B. Khuếch tán.
C. Hấp thụ chủ động. D. Thẩm thấu.
Câu 5: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về quá trình tiêu hóa ở động vật?
I. Quá trình tiêu hóa luôn cần có xúc tác của các enzim thủy phân.
II. Ở động vật đơn bào, chỉ xảy ra tiêu hóa nội bào.
III. Ở thủy tức, thức ăn được tiêu hóa nội bào rồi đến ngoại bào.
IV. Tất cả các loài động vật ăn cỏ đều có dạ dày 4 ngăn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Ở người bình thường, hiện tượng gì xảy ra khi lao động nặng, lượng CO2 sản sinh ra nhiều?
A. Tăng nhịp thở và thở sâu để thải CO2 kịp thời ra ngoài qua phổi.
B. Giảm nhịp thở để thải CO2 ra ngoài qua phổi.
C. Tăng nhịp thở và thở sâu để thải O2 kịp thời ra ngoài qua phổi.
D. Giảm nhịp thở để giảm hấp thụ O2 vào phổi.
Câu 7: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về thoát hơi nước ở thực vật?
A. Thoát hơi nước qua khí khổng có vận tốc nhỏ.
B. Thoát hơi nước qua cutin không được điều chỉnh.
C. Lớp cutin càng dày thì thoát hơi nước càng tăng.
D. Thoát hơi nước ở thực vật chủ yếu qua cutin.
Câu 8: Bộ phận nào sau đây không thuộc ống tiêu hóa của người?
A. Diều. B. Thực quản. C. Ruột non. D. Dạ dày.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật?
A. Pha sáng của quang hợp diễn ra khác nhau ở các nhóm thực vật C3 , C4, CAM.
B. Pha sáng cung cấp ADP, NADPH cho pha tối.
C. Pha tối của các nhóm thực vật C3 , C4, CAM đều diễn ra giống nhau.
D. O2 được giải phóng ra trong quang hợp có nguồn gốc từ H2O.
Câu 10: Úp chuông thuỷ tinh trên các chậu cây (bắp, lúa,…). Sau một đêm, các giọt nước xuất hiện ở mép các phiến lá. Hiện tượng này được gọi là
A. rỉ khoáng. B. ứ giọt. C. ứ nhựa. D. rỉ nhựa.
Câu 11: Nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm. Vì ban đêm
A. mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hoá.
B. khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp, thuận lợi cho quá trình cố định CO2.
C. lượng CO2 trong không khí mới đủ cung cấp cho quang hợp.
D. khí khổng mới được mở ra; ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước.
Câu 12: Những hiện tượng nào sau đây thuộc dạng ứng động sinh trưởng ở thực vật?
I. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng.
II. Khí khổng đóng mở.
III. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
IV. Hiện tượng bắt mồi của cây nắp ấm.
A. III và IV. B. I, II và III. C. I và III. D. II, III và IV.
Câu 13: Đồ thị sau đây biểu thị sự biến động của vận tốc máu, tổng tiết diện mạch và huyết áp trong hệ mạch của động vật. Các đường cong 1, 2, 3 lần lượt là:
A. vận tốc máu, huyết áp, tổng tiết diện mạch.
B. huyết áp, vận tốc máu, tổng tiết diện mạch.
C. vận tốc máu, tổng tiết diện mạch, huyết áp.
D. huyết áp, tổng tiết diện mạch, vận tốc máu.
Câu 14: Trong hệ tuần hoàn của người, cấu trúc nào sau đây thuộc hệ dẫn truyền tim?
A. Mạng Puôckin. B. Mao mạch. C. Tĩnh mạch. D. Van nhĩ thất.
Câu 15: Động lực nào sau đây không phải của dòng mạch gỗ?
A. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước.
B. Lực đẩy của rễ (áp suất rễ).
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước.
D. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.
ĐÁP ÁN
1 | D |
2 | D |
3 | C |
4 | C |
5 | B |
6 | A |
7 | B |
8 | A |
9 | D |
10 | B |
11 | D |
12 | C |
13 | B |
14 | A |
15 | D |
{-- Để xem đề và đáp án phần tự luận của 3 đề thi các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Sinh học 11 năm 2020 dạng bán trắc nghiệm - Sở GD&ĐT Quảng Nam. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề thi HK1 môn Sinh học 11 năm 2020 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm có đáp án
- Đề cương ôn tập kiểm tra HK1 môn Sinh học 11 năm 2020
Chúc các em học tập tốt !