TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN | ĐỀ KIỂM TRA HK1 MÔN NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
1. ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm): Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
"… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt . Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
... (2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”.
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)
Câu 1. (0.5 điểm): Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 2. (1.0 điểm): Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.
Câu 3. (1.0 điểm): Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”?
Câu 4. (0.5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Thời nay, đọc sách là lạc hậu. Sống trong thời đại công nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền.
Câu 2. (5.0 điểm): Anh/ chị hãy cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1: Thao tác lập luận so sánh/ thao tác so sánh/ so sánh.
Câu 2: Câu văn khái quát chủ đề: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay.
Câu 3: Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha.
Câu 4: bày tỏ ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình và lí giải thuyết phục.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
- Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Yêu cầu cụ thể:
+ Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
+ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Lợi ích, vai trò của việc đọc sách.
+ Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động.
-
Giải thích: Sách tốt là loại sách mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng... Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền".
-
Bàn luận: Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình; Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp; Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán: Truyện cổ tích, thần thoại; Khi đọc sách cần chọn lựa sách hay, giàu ý nghĩa, bổ ích cho người đọc...
+ Bài học rút ra.
+ Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
+ Chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2:
- Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Yêu cầu cụ thể:
+ Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.
+ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
+ Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
-
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận: Nguyễn Khuyến là nhà nho tài năng, có cốt cách thanh cao, một trong những đại diện xuất sắc cuối cùng của văn học trung đại Viêt Nam. Câu cá mùa thu là bài thơ đặc sắc trong chùm thơ thu, đằng sau bức tranh cảnh thu là vẻ đẹp tâm hồn thi nhân.
-
Giải thích: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước và tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao.
-
Phân tích, chứng minh: Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương đất nước: Thơ viết về thiên nhiên trước hết là bộc lộ tình yêu thiên nhiên của tác giả: thiên nhiên được cảm nhận bằng nhiều giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác...). Bức tranh thiên nhiên với màu sắc, đường nét, âm thanh... đẹp, tĩnh lặng, đượm buồn, điển hình cho cảnh sắc mùa thu làng quê ở đồng bằng Bắc bộ. Tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao: Người đi câu hờ hững với việc câu cá bởi đang nặng lòng trước thế sự. Tâm trạng u hoài bộc lộ qua bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng. Nỗi u hoài từ tâm cảnh lan tỏa ra ngoại cảnh phủ lên cảnh vật vẻ thanh sơ đến hiu hắt. Không gian tĩnh lặng đem đến cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn thi nhân. Tìm đến thú vui câu cá để nhàn thân nhưng tâm không nhàn, không câu cá mà “câu thanh, câu vắng” bởi nặng lòng trước thời thế và vận mệnh đất nước.
+ Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
+ Chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Chân quê - Nguyễn Bính)
Câu 1. (1.0 điểm): Bài thơ viết theo thể thơ nào? Tác dụng của việc sử dụng thể thơ đó?
Câu 2. (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt của đoạn thơ?
Câu 3. (0.5 điểm): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Câu 4: (1.0 điểm): Trong những câu thơ sau, nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ gì?
Nào đâu cái yếm lụa sồi?/ Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?/ Nào đâu cái áo tứ thân?/ Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm): Từ bài thơ “Chân quê” Nguyễn Bính, Anh/chị có suy nghĩ gì về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (viết khoảng 200 từ).
Câu 2. (5.0 điểm): Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
- Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.
- Tác dụng: Tạo được giọng điệu tâm tình, tha thiết, sâu lắng cho bài thơ và khắc họa thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình: đợi chờ, xót xa, mong muốn người mình yêu hãy giữ vẻ đẹp chân quê, hồn quê đích thực.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
Câu 3: Nhân vật trữ tình: Nhân vật anh – chàng trai.
Câu 4:
- Biện pháp tu từ :
+ Liệt kê (trang phục của cô gái);
+ Câu hỏi tu từ (4 câu): “Nào đâu cái yếm… nái đen?”.
+ Điệp ngữ: nào đâu.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
- Yêu cầu chung: Thí sinh biết vận dụng kiễn thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, có cảm xúc, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Yêu cầu cụ thể:
+ Từ bài thơ “Chân quê” Nguyễn Bính ta đã bàn về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc:
- Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng. Bản sắc đó không phải ngẫu nhiên mà có được.
- Đó là kết quả của sự kết tinh những giá trị văn hóa gốc, căn bản, cốt lõi của dân tộc đã được thử thách qua tháng năm.
- Cho nên, ai cũng phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Bàn luận, mở rộng vấn đề: Liên hệ một số đối tượng trong xã hội có lối sống đua đòi dẫn đến văn hóa truyền thống bị phá vỡ (dẫn chứng). Cần tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa của văn hóa các dân tộc khác để làm giàu có và phong phú thêm nền văn hóa dân tộc.
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
I. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (2.0 điểm)
Làm thế nào để xây dựng hình ảnh đẹp cho học sinh trường THPT Lê Quý Đôn? Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 150 từ (tương đương nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
II. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (8.0 điểm)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài thơ Tự tình (II).
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Lương Ngọc Quyến. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !