Bộ 3 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 Trường THPT Trần Đăng Ninh có đáp án

TRƯỜNG THPT TRẦN ĐĂNG NINH

ĐỀ KIỂM TRA HK1

MÔN NGỮ VĂN 11

NĂM HỌC 2020-2021

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.

Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.

Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo:

- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.

Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo.

Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau.

Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh.

( Trích Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân, sách Ngữ văn 11 tập một,

trang 113 – 114, NXBGD, 2009)

Câu 1. Xác định nội dung cho đoạn trích trên.

Câu 2. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Từ “thiên lương” trong đoạn văn bản trên có nghĩa là gì?

Câu 3.  Em hãy rút ra ý nghĩa tư tưởng từ đoạn văn trên.

Câu 4. Viết một đoạn văn (7-10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh chị về việc làm thế nào để có thể giữ được bản tính tốt của con người.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“{…} Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.

Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.

Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.

Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.

Đứa con ngốc nghếch của mẹ, Nguyễn Trung Hiếu”.

(Theo Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với giáo viên trường Amstecđam, báo điện tử Dân trí, ngày 6-11-2011)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ, những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Câu 3: Theo anh/chị vì sao người con lại nói: Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền, mẹ ạ. ?

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

I - ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ đàn chim dáo dát bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?”

(Nguyễn Đình Chiểu, SGK Ngữ Văn, Tập 1, tr.)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì? (1,0 điểm)

Câu 2. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (1.0 điểm)

Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và tác dụng của biện pháp tu từ đó. (1.0 điểm)

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Trần Đăng Ninh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?