Bộ 3 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Tống Duy Tân có đáp án

TRƯỜNG THPT TỐNG DUY TÂN

ĐỀ KIỂM TRA HK1

MÔN NGỮ VĂN 11

NĂM HỌC 2020-2021

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. (3.0 điểm): Hãy lấy ví về hai thành ngữ mà em biết và giải thích về nội dung ý nghĩa của chúng?

Câu 2. (2.0 điểm): Viết lại bốn câu thơ đầu (bản dịch thơ) của tác phẩm: "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" - Tác giả: Cao Bá Quát.

Câu 3. (5.0 điểm): Viết một đoạn văn ngắn chỉ ra và phân tích nội dung ý nghĩa của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích sau:

"Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử"...

          (Trích: Chiếu cầu hiền - Tác giả: Ngô Thì Nhậm)

ĐÁP ÁN ĐỀ SÔ 1

Câu 1:

- Học sinh lấy ví dụ về hai thành ngữ bất kì.

- Giải thích đúng nội dung ý nghĩa của hai thành ngữ.

Câu 2:

- Viết lại chính xác bốn câu thơ đầu của bài thơ:

"Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước.

Mặt trời đã lặn chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi"...

Câu 3: Học sinh trình bày đảm bảo về nội dung và hình thức một đoạn văn, chỉ ra và phân tích được biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích, sau đây là một số gợi ý: Trong đoạn trích trên, Ngô Thì Nhậm đã rất tài ba và khéo léo trong việc sử dụng biện pháp so sánh ẩn dụ: ở đó người hiền tài được ví như ngôi sao sáng, mà sao sáng thì: Ắt chầu về ngôi Bắc Thần - ngôi sao tượng trưng cho Thiên Tử, và suy ra: Việc người hiền tài về giúp vua trị nước là lẽ đương nhiên! Cách lập luận đó của tác giả đã đủ sức kêu gọi, thuyết phục sĩ phu, nhân kiệt Bắc Hà ra phò tá vua Quang Trung trị vì đất nước.

2. ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ  Câu 1 đến Câu 4:

Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc…

                                                            (Nguồn http://vietbao.vn ngày 9-5-2014)

Câu 1. (0.25 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên?

Câu 2. (0.5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 3. (0.5 điểm): Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc sống?

Câu 4. (0.25 điểm): Đặt tiêu đề cho văn bản trên.

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8

“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”.

(Trích Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ)

Câu 5. (0.25 điểm): Đoạn thơ trên sử dụng phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 6. (0.25 điểm): Xác định một biện pháp tu từ trong bốn dòng đầu của đoạn thơ?

Câu 7. (0.5 điểm): Cảm nhận vẻ đẹp của tiếng Việt qua hai câu thơ: Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa/ Óng tre ngà và mềm mại như tơ. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

Câu 8. (0.5 điểm): Trước thực trạng đáng buồn là giới trẻ ngày nay đang làm cho tiếng Việt mất dần vẻ đẹp và sự trong sáng, anh chị hãy nêu ra ít nhất hai giải pháp cho vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Trả lời khoảng 5-7 dòng. 

II. LÀM VĂN (7.0 điểm): Nhân cách nhà nho chân chính trong “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 2:

- Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên là điệp (lặp) cấu trúc câu (mồ hôi rơi).

- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là nhấn mạnh tình yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi của con người.

Câu 3: Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nông dân, công nhân trong cuộc sống.

Câu 4: Tiêu đề: Yêu Tổ quốc hoặc Tổ quốc của tôi.

Câu 5: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ văn chương.

Câu 6: Biện pháp tu từ so sánh/ so sánh (Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa; mềm mại như tơ) hoặc biện pháp nghệ thuật ẩn dụ (óng tre ngà và mềm mại như tơ).

Câu 7: Hai câu thơ cho thấy tiếng Việt vừa mộc mạc, chân chất, khỏe khắn, gần gũi (như đất cày); vừa có sự lung linh, óng ả, thanh tao (óng tre ngà). Hai câu thơ thật đặc sắc, là một sự phát hiện, đúc kết của nhà thơ về vẻ đẹp phong phú, tinh tế và đậm bản sắc dân tộc của tiếng Việt.

Câu 8: Thí sinh trình bày giải pháp theo quan điểm riêng của mình, phải nêu ít nhất hai giải pháp.  Câu trả lời phải chặt chẽ, thuyết phục.

(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (2.0 điểm): Đặt câu với các thành ngữ sau:

- Mẹ tròn con vuông.

- Thấy người sang bắt quàng làm họ.

Câu 2: (8.0 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Câu cá mùa thu” ( Nguyễn Khuyến).

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối buông cần, lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

- Tôi mừng cho chị mẹ tròn con vuông.

- Bạn đừng có thấy người sang bắt quàng làm họ nhé.

(Nội dung đầy đủ, chi tiết đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Tống Duy Tân. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?