Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Quảng Khê

TRƯỜNG THPT QUẢNG KHÊ

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 11

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Những diễn biến chính của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.

Câu 2. Hoàn cảnh ra đời, cương lĩnh, mục tiêu của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội

Câu 3. Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Qua đó làm rõ tính chất của cuộc chiến tranh này.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Những diễn biến chính của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.

1. Khởi nghĩa nông dân Thái bình thiên quốc: thời gian, lãnh đạo, lực lượng, địa bàn hoạt động, tính chất ý nghĩa.

2. Phong trào duy tân Mậu Tuất (1898): lãnh đạo, lực lượng, tính chất ý nghĩa.

3. Phong trào Nghĩa hóa đoàn:

- Nổ ra ở Bắc TQ và nhanh chóng lan về Bắc Kinh, được động đảo nhân dân hưởng ứng.

- Cuộc khởi nghĩa thất bại do:

+ Chưa có tổ chức lãnh đạo

+ Do sự bảo thủ của triều đình phong kiến.

+ Do phong kiến và đế quốc cấu kết đàn áp

- Trung Quốc trở thành nước nửa TĐ nửa PK

Câu 2. Hoàn cảnh ra đời, cương lĩnh, mục tiêu của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội

- GcTS TQ ra đời khoảng cuối XIX và nhanh chóng lớn mạnh, nhưng họ bị PK và đế quốc kìm hãm chèn ép. Họ đã tập hợp lực lượng và thành lập tổ chức riêng của mình.

- Tháng 8.1905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội thành lập.

- Lấy “học thuyết Tam dân” làm cương lĩnh đó là: “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

- CmTQ p.triển theo khuynh hướng dân chủ tư sản

- Mục tiêu của Hội: đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đăng ruộng đất cho nông dân...

Câu 3. Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Qua đó làm rõ tính chất của cuộc chiến tranh này.

* Hậu quả: CTTG1 kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Liên Minh, C.tranh kết thúc để lại những hậu quả nặng nề:

- 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, cơ sở vật chất bị tàn phá nặng, nền kinh ế châu Âu bị kiệt quệ. Chi phí khoảng 85 tỉ USD

- Ctr chỉ đem lại lợi ích cho các đế quốc thắng trận, các nước bại trận mất hết thuộc địa. các nước thuộc địa vẫn chưa giành được độc lập.

- Tuy nhiên, sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa to lớn với nước Nga và ptr GPDT trên TG.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Cuộc khởi nghĩa sau đây không nằm trong phong trào Cần Vương

A. khởi nghĩa Ba Đình.                                  

B. khởi nghĩa Yên Thế.

C. khởi nghĩa Bãi Sậy.                                   

D. khởi nghĩa Hương Khê.

Câu 2. Vị vua đã hạ chiếu Cần Vương kêu gọi văn thanh, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước là

A. Hàm Nghi.                                                

B. Hiệp Hòa.              

C. Duy Tân.                                                   

D. Đồng Khánh.

Câu 3. Ai là người đáp ứng được yêu cầu của lịch sử dân tộc hồi đầu TK XX

A. Phan Bội Châu.                                        

B. Phan Châu Trinh.  

C. Hoàng Hoa Thám.                                     

D. Nguyễn Ái Quốc.

Câu 4. Điểm khác nhau cơ bản giữa khởi nghĩa Yên Thế và phong trào Cần Vương là

A. thời gian bùng nổ.                                    

B. lực lượng tham gia.           

C. địa bàn đấu tranh.                                      

D. mục tiêu đấu tranh.

Câu 5. Người đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế là ai?

A. Vua Hàm Nghi.                                         

B. Tôn Thất Thuyết.

C. Tôn Thất Thiệp.                                        

D. Trần Tiễn Thành.

Câu 6. Phái chủ chiến đã mở cuộc phản công quân Pháp tại những địa điểm nào?

A. Đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ.                    

B. Đồn Mang Cá, Đại Nội.

C. Tòa Khâm sứ, trên sông Hương.               

D. Tòa Khâm sứ, Đại Nội.

Câu 7. Kết quả cuộc phản công quân Pháp tại Huế của phái chủ chiến là?

A. Đánh bật Pháp ra khỏi kinh thành Huế.

B. Buộc Pháp rút quân về nước.

C. Thất bại nhanh chóng.         

D. Pháp thương thuyết với phái chủ chiến.

Câu 8. Tôn Thất Thuyết đã thay mặt vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương lần nhất tại đâu?

A. Kinh thành Huế.                                        

B. Tân Sở (Quảng Trị).

C. Quảng Bình                                               

D. Vụ Quang (Hà Tĩnh).

Câu 9. Mục đích của việc ra chiếu Cần vương là gì?

A. Kêu gọi nhân dân giúp vua xây dựng đất nước.

B. Kêu gọi nhân dân giúp vua bảo vệ đất nước.

C. Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.

D. Kêu gọi nhân dân giúp vua khôi phục đất nước.

Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không thuộc giai đoạn thứ nhất của phong trào Cần vương?

A. Đặt dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết.

B. Diễn ra sôi nổi, liên tục trên phạm vi rộng lớn.

C. Phong trào quy tụ thành các trung tâm khởi nghĩa lớn, phát triển theo chiều sâu.

D. Thu hút nhiều thành phần, tầng lớp tham gia.

Câu 11. Đặc điểm nào sau đây không thuộc giai đoạn thứ hai của phong trào Cần Vương

A. Phong trào phát triển theo chiều rộng.

B. Đặt dưới sự lãnh đạo của văn than, sĩ phu.

C. Quy tụ thành các trung tâm lớn, hoạt động ở vùng trung du và miền núi.

D. Thu hút nhiều giai cấp, tầng lớp tham gia.

Câu 12. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là?

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.                      

B. Khởi nghĩa Ba Đình.

C. Khởi nghĩa Hương Khê.                

D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1B

2A

3D

4D

5B

6A

7C

8B

9C

10C

11A

12C

13C

14B

15A

16B

17A

18B

19C

20C

21D

22A

23A

24B

25D

26B

27C

28A

29D

30A

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Chỗ dựa quan trọng nhất của thực dân Pháp trong quá trình thống trị nước ta là giai cấp

A. nông dân.                                                  

B. công nhân. 

C. tư sản.                                                        

D. địa chủ phong kiến.

Câu 2. Lực lượng đông đảo nhất trong phong trào chống Pháp ở xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX là        

A. nông dân.              

B. công nhân.            

C. tư sản.                                

D. tiểu tư sản.

Câu 3. Một bộ phận nhỏ của giai cấp địa chủ đã phân hóa theo hướng như thế nào?

A. Giàu lên, trở thành tay sai của thực dân Pháp.

B. Bị mất ruộng đất, trở thành nông dân làm thuê.

C. Nghèo đi, bị đế quốc chèn ép, áp bức.

D. Bị phá sản hoàn toàn, trở thành công nhân làm thuê cho chủ tư bản.

Câu 4. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, công nhân Việt Nam đấu tranh vì mục tiêu gì?

A. Đòi quyền lợi về kinh tế.

B. Đòi chính quyền thực dân cho tham gia vào đời sống chính trị.

C. Đòi thực dân Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam

D. Đòi chính quyền thực dân thực hiện các quyền dân chủ rộng rãi.

Câu 5. Trong cuộc khai thác lần thứ nhất, thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông nhằm mục đích gì?

A. Khuếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.

B. Tạo điều kiện cho dân ta đi lại thuận lợi hơn.

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam phát triển.

D. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.

Câu 6. Nét nổi bật nhất trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là

A. chính sách cướp đoạt ruộng đất.

B. xây dựng hệ thống giao thông phục vụ khai thác.

C. khai thác mỏ lấy nguyên liệu phục vụ công nghiệp Pháp.

D. mở mang một số cảng biển để chuyên chở hàng hóa.

Câu 7. Xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất mang tính chất 

A. xã hội phong kiến                                      

B. xã hội tư bản chủ nghĩa.

C. xã hội thuộc địa.                                        

D. xã hội thuộc địa nửa phong kiến

Câu 8. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tác động đến xã hội Việt Nam như thế nào?

A. Giai cấp nông dân tăng nhanh về số lượng.

B. Hình thành giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản.

C. Hình thành giai cấp công nhân và 2 tầng lớp tư sản, tiểu tư sản.

D. Giai cấp nông dân tăng nhanh về số lượng và giác ngộ cách mạng.

Câu 9. Nhận xét nào dưới đây đúng về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

A. Bên cạnh khai thác, thực dân Pháp quan tâm đầu tư phát triển kinh tế.                           

B. Bên cạnh khai thác, thực dân Pháp xây dựng nhiều trường học để đào tạo lao động.

C. Thực dân pháp không chú trọng khai đầu tư phát triển công nghiệp nặng.                      

D. Bên cạnh khai thác, thực dân Pháp tăng cường đàn áp các cuộc đấu tranh.

Câu 10. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tác động đến nền kinh tế nước ta như thế nào?

A. Làm kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

B. Làm kinh tế Việt Nam phát triển mạnh với nhiều ngành mới.

C. Kinh tế Việt Nam không có chuyển biến nào, ngày càng lạc hậu.

D. Kinh tế Việt Nam chuyển từ kinh tế phong kiến sang kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Câu 11. Khác với giai cấp nông dân, tầng lớp tư sản có

A. cách mạng triệt để nhất.

B. thái độ cách mạng triệt để.

C. không kiên định, dễ thỏa hiệp.

D. Hợp tác chặt chẽ với thực dân Pháp.

Câu 12. Vì sao dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã tạo ra điều kiện mới bên trong cho cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới?

A. Vì làm cho kinh tế Việt Nam kiệt quệ.

B. Vì làm kinh tế Việt Nam phát triển hơn trước.

C. Vì đã tạo ra những chuyển biến mới về kinh tế - xã hội.

D. Vì đã du nhập phương thức sản xuất tiến bộ vào nước ta.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1D

2A

3A

4A

5D

6A

7D

8C

9D

10A

11C

12C

13C

14C

15D

16A

17A

18C

19C

20B

21D

22A

23C

24C

25B

26A

27C

28B

29C

30A

...

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Quảng Khê. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?