TRƯỜNG THPT NA RÌ | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Giải thích vì sao,Xiêm là nước duy nhất trong khu vực ĐNÁ không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây?
Câu 2. Nét nổi bật trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là gì ?Vì sao Mĩ tham gia cuộc chiến tranh này?
Câu 3. Việc xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết diễn ra như thế nào sau cách mạng tháng Mười thành công?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
- Chu - la – long- con ( Ra ma V) tiến hành hàng loạt cải cách về mọi mặt: Kinh tế , quân đội , chính trị.
- Xiêm thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo,Nước Xiêm vừa lợi dụng được vị trí nước “đệm”giữa hai thế lực đế quóc Anh – Pháp, vừa cắt nhượm một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lảnh thổ của Cam- Pu – Chia , Lào và Mã Lai) để giử gìn chủ quyền của đất nước.
Câu 2:
* Nét nổi bật trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh:
Ưu thế thuộc về phe Anh – Pháp – Nga.
- Tháng 2/ 1917,cách mạng tháng hai ở Nga đã lật đổ chế độ Nga Hoàng,chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục tham gia chiến tranh.
- Tháng 4/1917,Mĩ tham chiến và đứng đầu phe hiệp ước.
- Tháng 10/1917,CMXHCN ở Nga thành công.
- Ngày 3/3/1918,Nga kí với Đức hòa ước Bretlitop rút khỏi cuộc chiến tranh.
- Tháng 11/1918,Đức đầu hàng, CTTG thứ nhất kết thúc.
* Sở dĩ Mĩ tham chiến:
Lúc đầu Mĩ đứng ngoài cuộc để bán vũ khí cho hai bên thu lợi nhuận.Khi chiến tranh sắp kết thúc,muốn phân cha thành quả sau chiến tranh Mĩ đã nhảy vào và đứng về phe hiệp ước trở thành nước đứng đầu phê Hiệp ước thay Anh
Câu 3: Công việc xây dựng và bảo vệ chính quyền xô Viết:
- Ngay trong đêm 25/10/1917,Đại hội xô Viết toàn Nga lần khai mạc tại điện Xmo-nưi đã tuyên bố thành lập chính quyền xô Viết do Lê-nin đứng đầu.
- Các sắc lệnh đầu tiên của chính quyền xô Viết đã đước thông qua: sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh ruộng đất.
- Chính quyền xô Viết nhanh chóng thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến,xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp,những đặc quyền của giáo hội, thực hiện nam nữ bình quyền,các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết.
- Các cơ quan trung ương và xô Viết các địa phương được thành lập, thay thế hoàn toàn chính quyền tư sản, hồng quân công nông được thành lập để bảo vệ chính quyền xô Viết.
- Nhà nước tiến hành quốc hữu hóa các nhà máy,xí nghiệp của giai cấp tư sản,thành lập hội đồng kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế XHCN.
- Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây,từ 1919 chính quyền xô Viết đã thực hiện chính sách cộng sản thời chiến:
+ Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.
+ Trưng thu lương thực thừa của nông dân.
+ Thi hành chế đối lao động cưỡng bức đối với toàn dân từ 16-20 tuổi.
ĐỀ SỐ 2
I - Phần trắc nghiệm
Câu 1: Tình hình nổi bật của nước Nga sau cách mạng tháng Hai?
A - Sự ra đời Xô viết đại biểu.
B - Chính phủ tư sản lâm thời thành lập.
C - Chính phủ TS theo đuổi chiến tranh.
D - Hai chính quyền song song tồn tại.
Câu 2: Cách mạng tháng Hai ở Nga?
A - CM dân chủ tư sản kiểu mới.
B - CM dân chủ tư sản kiểu cũ.
C - CM vô sản.
D - Cuộc CM giải phóng dân tộc.
Câu 3: Chính sách cộng sản thời chiến được ban hành từ năm nào?
A - 1919.
B - 1920.
C - 1921.
D - 1922.
Câu 4: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) bắt đầu từ nước nào?
A - Anh.
B - Pháp.
C - Mĩ.
D - Đức.
Câu 5: Quốc tế thứ 3 được thành lập vào năm nào?
A - 1917.
B - 1919.
C - 1921.
D - 1923.
Câu 6: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 bắt đầu từ nghành nào?
A - Năng lượng.
B - Hóa chất.
C - Tài chính-ngân hàng.
D - Sản xuất ô tô.
Câu 7: Ai là người đề ra và thực hiện "chính sách mới", đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929-1933)?
A - Ru-dơ-ven.
B - Tru-man.
C - Sớc-sin.
D - Đa-oét.
Câu 8: Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời vào năm nào?
A - 1920.
B- 1921.
C - 1922.
D - 1923.
Câu 9: Hãy nối các nội dung dưới đây sao cho đúng?
Thời gian | Sự kiện |
4/1917 | Các đội cận vệ đỏ chiếm các vị trí then chốt của thủ đô. |
7/10/1917 | Luận cương tháng Tư của Lê-nin. |
24/10/1917 | Quân khởi nghĩa chiếm cung điện Mùa Đông. |
25/10/1917 | Lê-nin rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grát. |
II - Phần tự luận
Câu 1: Tình hình nước Nga trước cách mạng?
Câu 2: Nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX phát triển như thế nào?
Câu 3: Nội dung, kết quả chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Tiêu biểu cho khuynh hướng cứu nước theo con đường dân chủ tư sản đầu TK XX là
A. Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế.
B. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền.
C. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh.
D. Thái Phiên, Trần Cao Vân.
Câu 2. Con đường cứu nước đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là
A. cứu nước theo tư tưởng phong kiến
B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
D. cách mạng vô sản.
Câu 3. Ý nào sau đây không phải lý do khiên Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản để giành độc lập dân tộc?
A. Nhật Bản là một nước ở châu Á, có điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa gần giống với Việt Nam.
B. Nhật Bản đã từng đứng trước nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược.
C. Sau cuộc Duy Tân Minh trị (1868), Nhật Bản trở thành một nước tư bản hùng mạnh.
D. Chính phủ Nhật Bản cam kết giúp đỡ phong trào độc lập dân tộc của Việt Nam.
Câu 4. Tổ chức hoặc phong trào nào sau đây không gắn liền với tên tuổi của Phan Bội Châu?
A. Hội Duy Tân.
B. Phong trào Đông Du.
C. Phong trào Duy Tân.
D. Việt Nam Quang phục hội.
Câu 5. Tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu có điểm gì giống với tư tưởng cứu nước thời phong kiến?
A. Cứu nước bằng phương pháp bạo động vũ trang.
B. Lãnh đạo phong trào thông qua những hình thức tổ chức phù hợp.
C. Giải phóng dân tộc tiến tới thành lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
D. Lấy dân làm gốc, ‘dân là dân nước, nước là nước dân’.
Câu 6. Hạn chế căn bản trong tư tưởng cứu nước của cụ Phan Châu Trinh là
A. kịch liệt phản đổi chủ trương bạo động, vốn là phương pháp truyền thống, rất có hiệu quả trong cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc trong lịch sử.
B. chủ trương dựa vào Pháp để đem lại sự giàu mạnh, văn minh cho đất nước, coi đó là một trong những cơ sở giành độc lập.
C. phản đối tư tưởng dân chủ lập hiến, dựa vào ngôi vua để thu phục nhân tâm, rất phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam cũng như khu vực lúc bấy giờ.
D. tư tưởng Duy tân chỉ tác động tới một bộ phận trí thức không thể thâm nhập vào quảng đại quần chúng nhân dân lao động.
Câu 7. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là
A. chưa có sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.
B. chính quyền thực dân phong kiến còn quá mạnh.
C. chưa có tổ chức lãnh đạo sáng suôt và phương pháp cách mạng đúng đắn.
D. chưa xác định đúng kẻ thù của dân tộc.
Câu 8. Mục đích của Duy Tân hội là gì?
A. đánh đuổi thực dân Pháp và phong kiến giành độc lập dân tộc.
B. đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước cộng hòa dân quốc việt Nam.
C. đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, thành lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
D. đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục lại chế độ quân chủ chuyên chế ở Việt Nam.
Câu 9. Tháng 8/1908 phong trào Đông Dương tan rã vì
A. phụ huynh đòi đưa con em về trước thời hạn.
B. đã hết thời gian đào tạo phải về nước.
C. Phan Bội Châu thấy không có tác dụng nên đưa về nước.
D. nhà cầm quyền Pháp cấu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam (kể cả Phan Bọi Châu).
Câu 10. Chủ trương cứu nước của cụ Phan Châu Trinh là
A. chống Pháp và phong kiến.
B. dùng bạo lực giành độc lập.
C. dựa vào Pháp chống phong kiến xây dựng nước Việt Nam cộng hòa.
D. cải cách nâng cao dân sinh, dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến.
Câu 11. Hoạt động cứu nước của cụ Phan Châu Trinh thể hiện trên các lĩnh vực
A. kinh tế - văn hóa- xã hội.
B. kinh tế - quân sự - ngoại giao.
C. kinh tế - xã hội – quân sự.
D. văn hóa – xã hội – quân sự.
Câu 12. Phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung Kì chịu ảnh hưởng của
A. hoạt động dạy học ở Đông Kinh Nghĩa Thục.
B. phong trào Duy Tân.
C. phong trào Đông Du.
D. Duy Tân Hội.
Câu 13. Năm 1906, Phan Chu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã
A. mở cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kỳ.
B. thành lập Duy Tân hội.
C. thành lập Việt Nam Quang phục hội.
D. tổ chức phong trào Đông du.
Câu 14. Một trong những hoạt động độc đáo của cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kỳ (1906) là
A. cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.
B. cuộc vận động cải cách trang phục và lối sống.
C. thành lập nông hội, mở lò rèn, xưởng mộc…
D. mở trường học theo lối mới.
Câu 15. Vì sao Phan Bội Châu chuyển từ chủ trương « Quân chủ lập hiến » sang chủ trương « Cộng hòa dân quốc » ?
A. Ảnh hưởng « chủ nghĩa Tam dân » của Tôn Trung Sơn.
B. Ảnh hưởng từ cuộc Duy tân Minh Trị.
C. Ảnh hưởng tư tưởng « Tự do – Bình đẳng – Bác ái » của cách mạng tư sản Pháp.
D. Ảnh hưởng phong trào Duy tân do Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi lãnh đạo.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1C | 2B | 3D | 4C | 5A | 6B | 7C | 8C | 9D | 10D |
11A | 12B | 13A | 14B | 15A | 16B | 17B | 18A | 19C | 20B |
21C | 22C | 23A | 24B | 25C | 26C | 27B | 28A | 29D | 30C |
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Na Rì. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây: