Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Pleiku

TRƯỜNG THPT PLEIKU

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 11

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1:  Một trong những điểm tích cực của cách mạng tư sản thời cận đại là:

A. xoá bỏ chế độ phong kiến, xác lập ché độ tư bản chủ nghĩa.

B. đưa loài người bước vào nên văn minh mới - văn minh hậu công nghiệp.

C. đưa giai cấp tư sản lên vũ đài chính trị.

D. tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, chính trị.

Câu 2: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”, đó là chủ trương của

A. Quốc tế thứ hai.                                         B. Quốc tế Cộng sản.

C. Quốc tế thứ nhất.                                       D. Mác và Ăng-ghen trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

Câu 3:  Một điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản khi chuyển sang giai đoạn độc quyền là

A. Thành lập nhiều tổ chức độc quyền xuyên quốc gia

B. Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài

C. Hợp tác với các nước, các khu vực trên thế giới

D. Đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa

Câu 4:  Chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn ự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền vào thời gian nào?

A. Những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

B. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

C. Giữa thế kỉ XIX

D. Đầu thế kỉ XX

Câu 5:  Nét chung giống nhau giữa ba nước Đông Dương trong sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thể kỉ XX là:

A. biểu hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.

B. mang tính chất tự phát, do sĩ phu phong kiến hay nông dân lãnh đạo.

C. sử dụng bạo lực cách mạng còn hạn chế.

D. mang tính tự giác, do giai cấp vô sản lãnh đạo.

Câu 6:  Cuộc cách mạng tư sản dưới sự lãnh đạo của liên minh giữa tư sản với quý tộc mới là

A. Cách mạng Anh thế kỉ XVII                                   B. Cải cách nông nô ở Nga (1860 – 1861)

C. Cách mạng Mĩ cuối thế kỉ XVIII                            D. Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII

Câu 7:  Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là:

A. trong lòng xã hội phong kiến đã chất chứa nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết được.

B. trong lòng xã hội phong kiến đã hình thành và phát triển lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa.

C. xã hội phong kiến đã mất hết vai trò lịch sử.

D. trong lòng xã hội phong kiến đã có chế độ tư bản chủ nghĩa.

Câu 8:  Năm 1889, tổ chức nào ra đời ở Mĩ Latinh?

A. “Liên mình tôn giáo của các nước cộng hoà châu Mĩ"..

B. “Châu Mĩ là sân sau của Mĩ”.

C. "Châu Mĩ của người châu Mĩ".

D. “Liên mình dân tộc các nước cộng hoà châu Mĩ".

Câu 9:  Hạn chế của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là:

A. không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

B. tât cả đều đúng.

C. Không thủ tiểu tận gốc chế độ phong kiến ở Trung Quốc.

D. không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.

Câu 10:   Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là:

A. mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp nông dân.

B. mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến.

C. mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.

D. mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp phong kiến.

Câu 11:  Nguyên nhân cơ bản làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân các nước châu Phi chống thực dân phương Tây bị thất bại là:

A. phong trào nổ ra chưa đồng bộ.

B. trinh độ tổ chức còn thấp, chênh lệch về lực lượng.

C. các nước phương Tây liên kết nhau đàn áp.

D. các nước châu Phi chưa có kinh nghiệm trong đấu tranh chống thực dân.

Câu 12:  Cuộc cách mạng tư sản nào được coi là “Đại cách mạng”?

A. Cách mạng Nga 1905- 1907                                    B. Cách mạng Mĩ cuối thế kỉ XVII

C. Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII                           D. Cách mạng Đức, Italia cuối thế kỉ XIX

Câu 13:  Một cuộc tấn công “chọc trời” của giai cấp vô sản diễn ra vào ngày 18-3-1871, đó là sự kiện nào?

A. Phong trào Hiến chương ở Anh.                             B. Khởi nghĩa Sơ-lê-din ở Đức.

C. Phong trào Li-ông ở Pháp.                                      D. Công xã Pa-ri (Pháp).

Câu 14: Cuộc cách mạng thời cận đại nào được Lê-nin đánh giá là một cây chổi không lồ quét sách mọi rác rưởi ở châu Âu?

A. Cách mạng tư sản Hà Lan.                                      B. Cách mạng tư sản Pháp.

C. Cách mạng tư sản Anh.                                           D. Cách mạng tư sản Đức.

Câu 15:  Nước nào ở Đông Nam Á trong nửa sau thể kỉ XIX trở thành "vùng đệm" của đế quốc Anh và Pháp?

A. Xiêm (nay là Thái Lan).                                          B. Mã Lai (nay là Ma-lai-xi-a).

C. Miễn Điện (nay là Mi-an-ma).                                 D. Xing-ga-po.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

A

6

A

11

B

16

C

21

C

26

C

2

D

7

B

12

C

17

B

22

D

27

A

3

D

8

D

13

D

18

D

23

B

28

B

4

A

9

B

14

B

19

C

24

D

29

C

5

B

10

C

15

A

20

B

25

A

30

C

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1:  Trong những năm 1922 – 1925, những cường quốc tư bản nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô?

A. Anh, Pháp, Tây Ban Nha                                        B. Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật Bản

C. Đức, Anh, Bồ Đào Nha                                           D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia

Câu 2:  Thành tựu lớn nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1925-1941 là:

A. hoàn thành tập thể hoá nông nghệp.

B. hơn 60 triệu người dân Liên Xô thoát nạn mù chữ.

C. Liên Xô từ một nước nông nghiệp (chiếm 2/3 tổng sản phẩm kinh tế quốc dân) trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

D. đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được tăng lên.

Câu 3:  Một trong những hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô trong những năm 1921-1941 là

A. Chưa thực hiện tốt nguyên tắc bình đẳng trong phân phối sản phẩm

B. Chưa thực hiện tốt nguyên tắc tập trung trong công nghiệp hóa

C. Chưa thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ trong đời sống nhân dân

D. Chưa thực hiện tốt nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp

Câu 4:  Ý nào không phải là đặc điểm nổi bật của nền kinh tế nông nghiệp Liên Xô trong những năm 1921- 1941?

A. Nông nghiệp tập thể hóa

B. Nông nghiệp được cơ giới hóa

C. Nông nghiệp có quy mô sản xuất lớn

D. Tiến hành “cách mạng xanh” trong nông nghiệp

Câu 5:  Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đặt ra yêu cầu gì đối vơi các dân tộc trên lãnh thổ nước Nga Xô viết:

A. Một, hai dân tộc liên minh với nhau giành quyền lực.

B. Độc lập với nhau để phát huy sức mạnh của mỗi dân tộc.

C. Liên minh, đoàn kết với nhau nhằm tăng cường sức mạnh.

D. Liên kết với các nước bên ngoài để nhận sự giúp đỡ.

Câu 6:  Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao với Mĩ năm nào?

A. Năm 1936.                       B. Năm 1933                   C. Năm 1934                   D. Năm 1935.

Câu 7:  Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao với các nước: Đức, Anh, Ý, Pháp, Nhật trong khoảng thời gian nào?

A. Trong những năm 1922-1925.                                 B. Trong những năm 1922-1928.

C. Trong những năm 1022-1924                                  D. Trong những năm 1921-1925.

Câu 8:  Việt Nam học được gì trong Chính sách kinh tế mới ở Nga Xô viết, khi chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường?

A. Chuyển từ nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

B. Chuyển nền kinh tế quốc dân sang kinh tế tập thể.

C. Chuyển nền kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trường.

D. Chuyển nền kinh tế lạc hậu sang nền kinh tế hiện đại.

Câu 9:  Sau Cách mạng tháng Mười, chính quyền Xô viết đã thiết lập quan hệ ngoại giao với

A. Một số nước châu Phi

B. Một số nước ở khu vực Mĩ Latinh

C. Một số nước láng giềng châu Á và châu Âu

D. Một sốnước ở châu Đại Dương

Câu 10:  Ý nào không phải là thành tựu mà Liên Xô đạt được về văn hóa – giáo dục trong những năm 1921 – 1941?

A. Thanh toán nạn mù chữ

B. Thành lập những trường đại học lớn hàng đầu thế giới

C. Hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học và tiếp ục thực hiện đối với Trung học cơ sở

D. Xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất

Câu 11:  Từ 1922 đến 1933 nhiều nước trên thế giới đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô điều này chứng tỏ:

A. khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế.

B. Liên Xô trở thành thị trường tiềm năng đối với nền kinh tế các nước lớn.

C. các nước đế quốc đã nể sợ Liên Xô.

D. mâu thuẫn giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đã chấm hết.

Câu 12:  Với việc thực hiện Chính sách kinh tế mới thì kinh tế quốc dân nước Nga Xô viết có sự thay đổi như thể nảo?

A. Không có sự thay đôi.                                             B. Khủng hoảng hơn trước.

C. Có sự chuyền biến rõ rệt.                                       D. Bước đầu phát triển.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

B

5

C

9

C

13

C

17

B

21

D

25

B

2

D

6

B

10

B

14

A

18

B

22

C

26

A

3

D

7

A

11

A

15

D

19

C

23

A

27

B

4

D

8

A

12

C

16

D

20

A

24

D

28

A

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1:  Đường lối đối ngoại chủ yếu của Chính phủ Hítle là

A. Bắt tay với các nước phát xít

B. Thực hiện chính sách đối ngoại nước lớn

C. Tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh

D. Mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước tư bản châu Âu

Câu 2:  Tháng 10 – 1933, chính quyền Hítle đã có hành động gì?

A. Bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự

B. Ban hành lệnh tổng động viên trên toàn nước Đức

C. Tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên

D. Tuyên bố thành lập quân đội thường trực

Câu 3:  Cuộc Cách mạng tháng 11 năm 1918 ở Đức đã làm sụp đồ chế độ nào?

A. Chế độ quân chủ chuyên chế.                                  B. Chế độ cộng hoà tư sản.

C. Chế độ quân chủ lập hiến.                                        D. Chế độ quân phiệt hiểu chiến.

Câu 4:  Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã tác động đến nền kinh tế Đức như thế nào?

A. Không tác động, ảnh hướng gì đến nước Đức.

B. Giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế nước Đức.

C. Làm cho phong trào công nhân phát triển nhanh chóng.

D. Tạo điều kiện cho nền công nghiệp nước Đức phát triển nhanh chóng.

Câu 5:  Lò lửa chiến tranh ở châu Âu trong những năm 30 thế ki XX là:

A. Đức, Áo - Hung.             B. Đức, I-ta-li-a.              C. Anh, Pháp.                  D. Anh, I-ta-li-a.

Câu 6:  Ngày 30/1/1933 ghi dấu sự kiện gì ở Đức?

A. Nền Cộng hòa Vaima bị lật đổ                                B. Hít-le lên làm Thủ tướng

C. Đảng Quốc xã ra đời                                               D. Đảng Cộng sản Đức thành lập

Câu 7:  Chính phủ Hítle đã tổ chức lại nền kinh tế trong nước theo hướng

A. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp quân sự, quốc phòng

B. Tạo điều kiện cho các nhà tài phiệt tổ chức, phát triển sản xuất

C. Tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự

D. Đầu tư vào các ngành dịch vụ

Câu 8:  Cuộc Cách mạng tháng 11 năm 1918 ở Đức mang tính chất là:

A. cách mạng dân chủ tư sản.                                      B. cách mạng vô sản.

C. cách mạng dân tộc dân chủ.                                    D. cách mạng tư sản kiểu mới.

Câu 9:  Đến năm 1938, nước Đức đã được ví như

A. Một tên sen đầm quốc tế                                         B. Một trại tập trung khổng lồ

C. Một trại lính khổng lồ                                               D. Một đế quốc bất khả chiến bại

Câu 10:  Thế lực phản động hiếu chiến nhất ở Đức trong những năm 1929 - 1933 là:

A. Đảng Trung tâm

B. Đảng Công nhân Quốc gia xã hội (Đảng Quốc xã)

C. Đảng Liên minh dân chủ Thiên Chúa giáo

D. Đảng Liên minh xã hội Thiên Chúa giáo

Câu 11:  Thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức gắn liên với sự kiện gì?

A. Năm 1932, sản xuất công nghiệp Đức giảm 47%.

B. Năm 1919, Đảng Quốc xã Đức thành lập.

C. Năm 1933, Hin-đen-bua làm Tổng thống nước Đức.

D. Năm 1933, Hít-le lên làm Thủ tướng nước Đức.

Câu 12:  Các thế lực phản động, hiếu chiến tập trung trong tổ chức nào ở nước Đức?

A. Đảng Đoàn kết dân tộc                                            B. Đảng Quốc xã

C. Đảng Dân chủ                                                          D. Đảng Xã hội dân chủ

Câu 13:  Đề thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933), giới cầm quyền Đức đã:

A. thực hiện các quyền tự do dân chủ trong xã hội.

B. phát xít hoá bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.

C. tập trung sản xuất, thâu tóm các ngành kinh tế chính.

D. thành lập mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít.

Câu 14:  Đảng Công nhân Quốc gia xã hội Đức (Đảng Quốc xã) được thành lập vào năm nào?

A. 1919                                B. 1920                            C. 1923                            D. 1924

Câu 15:  Năm 1929, sản xuất công nghiệp của Đức đứng thứ mấy ở châu Âu?

A. Thứ 3.                              B. Thứ nhì.                      C. Hàng đầu                    D. Thứ 4.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

C

9

C

17

A

25

B

2

C

10

B

18

B

26

D

3

A

11

D

19

D

27

A

4

B

12

B

20

C

28

A

5

B

13

B

21

D

29

C

6

B

14

A

22

D

30

D

7

C

15

C

23

C

31

B

8

A

16

B

24

A

32

A

 

...

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Pleiku. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?