TRƯỜNG THPT LŨNG VÂN | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Hội nghị Ianta diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai:
A. đã hoàn toàn kết thúc.
B. bước vào giai đoạn kết thúc.
C. đang diễn ra vô cùng các liệt.
D. bùng nổ và ngày càng lan rộng.
Câu 2. Mục đích của tổ chức Liên hợp quốc được Hiến chương nêu rõ là gì?
A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
B. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hợp tác.
C. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
Câu 3. Tại sao Hiến chương của Liên hợp quốc là văn kiện quan trọng nhất?
A. Nêu rõ mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.
B. Là cơ sở để các nước căn cứ tham gia tổ chức lien hợp quốc.
C. Hiến chương đã nêu rõ mục đích của tổ chức Liên hợp quốc: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hợp tác giữa các nước.
Câu 4. Vai trò của Liên bang Nga từ khi Liên Xô tan rã là gì?
A. Liên bang Nga là quốc gia “kế tục” Liên Xô, được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.
B. Liên bang Nga có vai trò quyết định trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế.
C. Liên bang Nga là trụ cột của phong trào cách mạng thế giới.
D. Liên bang Nga là trung gian hòa giải các tranh chấp giữa các nước.
Câu 5. Tình hình kinh tế Mĩ trong thời gian 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. kinh tế Mĩ bước vào giai đoạn phát triển về mọi mặt.
B. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
C. bị kinh tế Nhật Bản, Tây Âu cạnh tranh quyết liệt.
D. kinh tế Mĩ bước vào giai đoạn suy thoái, khủng hoảng.
Câu 6. Tình hình khoa học-kĩ thuật của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. có một số phát minh trên một số lĩnh vực phục vụ mục đích quân sự.
B. Mĩ là nước đi au trong các phát minh khoa học - kĩ thuật.
C. Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại và đạt được nhiều thành tựu lớn.
D. có nhiều chính sách đầu tư để phát triển khoa học – kĩ thuật ở một số lĩnh vực.
Câu 7. “Chiến lược toàn cầu” do Tổng thống nào của Mĩ đề ra?
A. Tu-rơ-man.
B. Ken-nơ-đi.
C. Ai-xen-hao.
D. Giôn-xơn.
Câu 8. Nội dung nào không phải là thành công của Mĩ trong chính sách đối ngoại từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thực hiện ngiều chiến lược qua các đời tổng thống.
B. Lập được nhiều khối quân sự ở khắp toàn cầu.
C. Thực hiện được một số mưu đồ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự xụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
D. Cùng Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Câu 9. Sau Chiến tranh tế giới thứ hai, kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhất trong khoảng thời gian nào?
A. Ngay sau Chiến tranh tế giới thứ hai đến năm 1950.
B. Từ thập niên 50 đến thập niên 70 của thế kỉ XX.
C. Trong thập niên 80 của thế kỉ XX.
D. Trong thập niên 90 của thế kỉ XX.
Câu 10. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ thành lập năm 1949 nhằm mục đích gì?
A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
C. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam.
D. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 11. Trong việc thực hiện chính sách đối ngoại sau Chiến tranh tế giới thứ hai, Mĩ đã bị thất bại:
A. Trong việc thực hiện chính sách đối ngoại ở nhiều nơi như Việt Nam, Cuba, một số nước ở khu vực Mĩ latinh,Apganixtan, Trung Đông.
B. Trong việc hạn chế ảnh hưởng và sự lớn mạnh của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Trong việc kìm hãm sự ra đời của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
D. Trong việc hạn chế ảnh hưởng của Nhật Bản và Tây Âu.
Câu 12. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh tế giới thứ hai là gì?
A. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
C. Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học – công nghệ.
D. Mọi phát minh đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN, văn hóa truyền thống của dân tộc đứng trước nguy cơ thách thức gì?
A. Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
B. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong khu vực với nước ta do có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội.
C. Đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của dân tộc, hòa nhập dễ hòa tan.
D. Truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam bị mai một.
Câu 2. Sự kiện đánh dấu lien minh chiến đấu Việt-Miên-Lào được củng cố tăng cường trong kháng chiến chống thực dân Pháp là
A. cùng nhau đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp xâm lược.
B. nhân dân ba nước đã sát cánh bên nhau, quân tình nguyện Việt Nam sang chiến đấu giúp hai nước Lào và Campuchia.
C. Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Lào Itxala và Mặt trận Khơme Ixrắc đã tiến hành Đại hội (3-1951).
D. giành nhiều thắng lợi to lớn, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ tháng 7-1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Câu 3. Những sự kiện lịch sử biến Mĩlatinh trở thành “lục địa bùng cháy” sau Chiến tranh thế giới thứ 2 là
A. sự thành công của cách mạng Cuba (1-1-1959), nước Cộng hòa Cuba ra đời.
B. từ những năm 1960- 1970, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ phát triển và giành được nhiều thắng lợi: Các quốc đảo vùng Caribe lần lượt giành được độc lập, nhân dân Panama đấu tranh đòi thu hồi chủ quyền kênh đào Panama, buộc Mĩ phải trao trả vào năm 1999.
C. cùng với bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường để thành lập chính phủ tiến bộ và cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở khu vực Milatinh.
D. phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở các nước En xanvado, Nicaragoa, Colombia, Venexuena diễn ra liên tục.
Câu 4. Cuộc cách mạng của nhân dân Cuba thắng lợi hoàn toàn được đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Cuộc tấn công trại lính Mooncada của 135 thanh niên yêu nước do Phiden Cattoro chỉ huy.
B. Phiden Cattoro cùng 81 chiến sĩ trở về nước, tiến hành chiến tranh du kích và phát động nhân dân đấu tranh vũ trang.
C. Chế độ độc tài Batixta xụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phiden Cattoro đứng đầu.
D. Nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phiden Cattoro đứng đầu.
Câu 5. Cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Milatinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 với thắng lợi tiêu biểu là
A. sự thành công của cách mạng Cuba (1-1-1959), nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phiden Cattoro đứng đầu.
B. từ những năm 1960- 1970, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ phát triển và giành được nhiều thắng lợi.
C. cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở khu vực Milatinh, biến Mĩlatinh trở thành “lục địa bùng cháy”.
D. phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở các nước En xanvado, Nicaragoa, Colombia, Venexuena diễn ra liên tục, chính quyền độc tài ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân chủ được thiết lập.
Câu 6. Tại sao năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi”?
A. Vì chủ nghĩa thực dân ở châu Phi sụp đổ hoàn toàn.
B. Vì chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi đã được xóa bỏ.
C. Vì các quốc gia ở châu Phi đã giành được độc lập.
D. Vì có 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.
Câu 7. Sự kiện đánh dấu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn xụp đổ ở châu Phi cũng như trên toàn thế giới là
A. nửa sau thập kỉ 1950, nhiều nước Bắc và Tây Phi giành được độc lập.
B. năm 1975, các thuộc địa còn lại ở châu Phi đã giành được độc lập.
C. năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Modambic, Ăngôla.
D. sau cuộc bầu cử dân chủ (4-1994), Nenxon Manđela trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử Cộng hòa nam Phi.
Câu 8. Trong xây dựng đất nước, Ấn Độ đã thực hiện biện pháp gì để tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo?
A. Nền công nghiệp đã sản xuất được nhiều loại máy móc sử dụng trong nông nghiệp.
B. Tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
C. Áp dụng các kĩ thuật canh tác mới trong nông nghiệp.
D. Lai tạo nhiều giống lúa mới cho năng xuất cao.
Câu 9. Tổ chức ASEAN chỉ được củng cố và phát triển từ sau sự kiện
A. Hiệp ước Bali được kí kết và sau khi “vấn đề Campuchia” được giải quyết.
B. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN năm 1995.
C. Năm 1999 Campuchia gia nhập tổ chức ASEAN.
D. Tháng 11-2007, các nước thành viên đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm tăng cường xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.
Câu 10. Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào?
A. Vừa giành được độc lập, đòi hỏi các nước Đông Nam Á phải tăng cường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
B. Các nước đế quốc bao vây cấm vận về mọi mặt.
C. Do sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới có ảnh hưởng đến các nước trong khu vực.
D. Các nước Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển kinh tế, văn hóa, đòi hỏi phải tăng cường hợp tác, muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, do sự thành công của Khối thị trường chung châu Âu.
Câu 11. Sự kiện đánh dấu nước Lào bước sang một thời kì mới-xây dựng đất nước phát triển kinh tế-xã hội là:
A. Hiệp định Viêng Chăn về lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào được kí kết.
B. từ tháng 5 đến tháng 12-1975, quân dân Lào đã tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy, giải phóng hoàn toàn đất nước.
C. nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức được thành lập.
D. Lào gia nhập tổ chức ASEAN.
Câu 12. Sự ra của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và tổ chức Hiệp ước Vacsava đã:
A. đánh dấu cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô bắt đầu.
B. đánh dấu sự đối đầu giữa Mĩ và Liên Xô bắt đầu căng thẳng.
C. đánh dấu sự xác lập của cục diện 2 cực, hai phe. Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp làm cho kinh tế - xã hội Việt Nam đã
A. tạo điều kiện cho phong trào yêu nước tiếp thu luồng tư tưởng cách mạng vô sản.
B. tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam có sự phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
C. tạo điều kiện cho phong trào yêu nước tiếp thu luông tư tưởng giai cấp tư sản.
D. tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 2. Nguyến Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lên nin để
A. truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào phong trào công nhân trong nước.
B. truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào phong trào công nhân quốc tế.
C.truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào phong trào yêu nước tiến bộ tư sản.
D. truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào phong trào đấu tranh của giai cấp nông dân.
Câu 3. Tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc đã làm cho
A. phong trào yêu nước chuyển biến từ lập trường tư sản sang lập trường vô sản.
B. phong trào yêu nước phát triển chuyển sang lập trường tư tưởng tiến bộ vô sản.
C. phong trào yêu nước phát triển tiến tới giải phóng giai cấp công nhân.
D. phong trào yêu nước phát triển tiến tới giải phóng dân tộc Việt Nam.
Câu 4. Ba tổ chức cộng sản ra đời vào trong năm 1929 là
A. đòi hỏi phải có Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.
B. phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ .
C. quốc tế cộng sản đề nghị cần phải thành lập một chính Đảng của giai cấp công nhân.
D. Nguyến Ái Quốc đề nghị cần phải thành lập một chính Đảng của giai cấp công nhân.
Câu 5. Sự kiện lịch sử nào của thời kì 1919-1930 được coi là mốc lớn đánh dấu một thời kì phát triển của lịch sử dân tộc?
A. Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kiện lịch sử trọng đại.
B. Sự thành lập ba tổ chức cộng sản trong năm 1929 là sự kiện lịch sử quan trọng.
C. Sự thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là một sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng.
D. Sự thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đánh dấu bước phát triển của cách mạng Việt Nam.
Câu 6: Điều kiện làm cho nước ta dấy lên phong trào đấu tranh công khai đòi tự do, dân sinh, dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng là
A. khi chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe dọa hòa bình thế giới.
B. khi sự gia tăng áp bức, bóc lột và cuộc “khủng bố trắng” của thực dân Pháp.
C. khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng.
D. khi phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển đến đỉnh cao.
Câu 7: Tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng nước ta tiến lên giải phóng dân tộc trong năm 1939-1945 là
A. cuộc chiến đấu của nhân dân Liên Xô và các lực lượng dân chủ tiến bộ thế giới chống phát xít thắng lợi.
B. chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật Bản suy yếu dẫn đến đầu hàng lực lượng đồng minh không điều kiện.
C. Nhật tiến hành đảo chính lật đổ Pháp vào đêm 9-3-1945.
D. Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kịp thời phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Câu 8: Hội nghị Trung ương 8 đã hoàn chỉnh chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu được đề ra từ
A. Hội nghị Trung ương tháng 11- 1939.
B. Hội nghị Trung ương tháng 5 – 1941.
C. Nghị quyết của Đại hội quốc dân Tân Trào.
D. Nghị quyết của Ban thường vụ trung ương Đảng tháng 3-1945.
Câu 9: Cách mạng tháng tám năm 1945 thắng lợi là
A. kết quả của quá trình chuẩn bị và tập dượt trong 15 năm từ khi Đảng ra đời.
B. hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6.
C. chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
D. cuộc đảo chính Nhật – Pháp gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị đối với Nhật, làm cho tình thế cách mạng xuất hiện.
Câu 10: Trong bối cảnh lịch sử nào ở nước ta dấy lên phong trào đấu tranh công khai rộng lớn đòi tự do, dân sinh, dân chủ là?
A. Khi chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe dọa hòa bình thế giới.
B. Khi Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta.
C. Khi ngăn chăn không cho vận chuyển lương thực từ miền Nam ra miền Bắc.
D. Khi được tin Quốc hội Pháp sẽ cử một phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương.
Câu 11: Tình hình nước ta gặp muôn vạn khó khăn thử thách từ khi nào ?
A. Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.
B. Từ khi thực dân Pháp tăng cường áp bức, bóc lột và cuộc ‘khủng bố trắng”
C. Từ khi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta có sự can thiệp của đế quốc Mĩ.
D.Từ khi cuộc kháng chiến chống thực Pháp mở rộng xâm lược cả nước
Câu 12: Cuộc kháng chiến chống pháp (1945-1954) tiến hành trong điều kiện nước ta như thế nào ?
A. Nước ta có độc lập và chính quyền.
B. Nước ta tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
C. Nước ta đang bị lệ thuộc và sự thống trị của thực dân Pháp.
D. Nước ta gặp muôn vạn khó khăn thử thách.
Câu 13: Việc quyết định đưa đến kí kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương liên quan đến một trong những trận thắng nào của nhân dân ta chống thực dân Pháp
A. Chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947.
B. Chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950.
C. Chiến thắng trong Đông – Xuân năm 1953-1954.
D. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 14: Kháng chiến và kiến quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta thực hiện trong thời kỳ nào?
A. Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, và chống cả sự can thiệp Mĩ.
B. Đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm.
C. Miền Bắc hoàn toàn độc lập đi lên chủ nghĩa xã hội.
D. Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.
Câu 15: Những sự kiện nào sau đây không liên quan đến giai đoạn cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)?
A.Công cuộc đổi mới đã và đang giành thắng lợi.
B.Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950.
C. Điện Biên Phủ là trận thắng quyết định.
D. Kháng chiến và kiến quốc là hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Lũng Vân. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây: