Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 có đáp án năm 2020 Trường THPT Lương Sơn

TRƯỜNG THPT LƯƠNG SƠN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 11

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1.Ở Nhật Bản, hơn 200 năm là con số chỉ

A. Sự tồn tại của chế độ phong kiến.                          

B. quá trình bị các nước phương Tây nhòm ngó.

C. sự thống trị của chế độ Mạc phủ Tô-kư-ga-oa.      

D. thời gian nắm quyền của Đảng xã hội dân chủ.

Câu 2. Cuộc duy tân Minh Trị (1868) diễn ra trong bối cảnh

A. chế độ Mạc phủ thực hiện những cải cách quan trọng.

B. kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.

C. các nước tư bản phương Tây tự do buôn bán ở Nhật Bản.

D. xã hội phong kiến Nhật Bản khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

Câu 3. Nền kinh tế chủ yếu của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 là

A. nông nghiệp lạc hậu.                                

B. công nghiệp phát triển.

C. thương mại hàng hóa.                               

D. sản xuất quy mô lớn.

Câu 4.  Người đứng đầu chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản được gọi là

A. Vua.                                                          

B. Nữ hoàng.

C. Tướng quân.                                              

D. Thiên hoàng.

Câu 5. Cho đến giữa thế kỉ XIX, Nhật bản được coi là một quốc gia

A. phong kiến trì trệ.                                     

B. tư bản chủ nghĩa.

C. phong kiến quân phiệt.                             

D. công nghiệp phát triển.

Câu 6. Đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX  cho đến trước năm 1868?

A. Nhiều đảng phái tư sản thành lập.

B. Duy trì sự tồn tại của chế độ đẳng cấp.

C. Giai cấp tư sản công thương nghiệp nắm quyền.

D. Nông dân là lực lượng chủ yếu chống chế độ phong kiến.

Câu 7. Cho đến giữa thế kỉ XIX vị trí tối cao của Nhật Bản thuộc về

A. Nữ hoàng.                                                

B. Thiên hoàng.

C. Sôgun (Tướng quân).                              

D. Abe Shinzô (Thủ tướng).

Câu 8. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?

A. Quý tộc mới.                                    

B. Ca-tai-a-ma Xen.

C. Samurai (võ sĩ).                                

D. Đaimyô (Quý tộc phong kiến lớn).

Câu 9. Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng chính sách gì để ép Nhật Bản phải “mở cửa”?

A. Áp lực quân sự.                       

B. Phá hoại kinh tế.

C. Tấn công xâm lược.                

D. Đàm phán ngoại giao.

Câu 10. Cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã kí hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên với quốc gia nào?

A. Anh.            

B. Pháp.                                      

C. Đức.                    

D. Mĩ.

Câu 11.  Giữa thế kỉ XIX, mâu thuẫn sâu sắc nhất tồn tại trong xã hội Ấn Độ là giữa

A. công nhân với tư sản.                                           

B. nông dân với phong kiến.

C. nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.                      

D. nhân dân Ấn Độ với thực phương Tây.

Câu 12. Sự kiện nổi bật nhất của xã hội Ấn Độ từ đầu thế kỉ XVII là cuộc tranh giành quyền lực giữa

A. địa chủ và tư sản.                          

B. Công nhân và tư sản.

C. các chúa phong kiến.                    

D. phong kiến và nông dân.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc kéo dài bao nhiêu năm?

A. 10 năm.               

B. 13 năm.                         

C. 14 năm.             

D. 12 năm.

Câu 2. Cuộc Duy Tân diễn ra vào thời gian nào?

A. 1905.                  

B. 1901.                 

C. 1899.                            

D. 1898.

Câu 3. Lãnh đạo cuộc Duy Tân là ai?

A. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu.                

B. Từ Hi Thái Hậu.

C. Vua Quang Tự.                                                  

D. Tôn Trung Sơn.

Câu 4. Địa điểm bùng nổ phong trào Nghĩa Hoà Đoàn là?

A. Sơn Tây.                        

B. Bắc Kinh.                 

C. Sơn Đông.       

D. Trực Lệ.

Câu 5. Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào?

A. Nông dân.         

B. Công nhân.               

C. Tiểu tư sản.                   

D. Tư sản.

Câu 6. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc là cuộc đấu tranh của giai cấp nào?

A. Công nhân.       

B. Tư sản.                       

C. Binh lính.                      

D. Nông dân.

Câu 7. Tôn Trung Sơn là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng nào?

A. Vô sản.                    

B. Trung lập.            

C. Dân chủ tư sản.       

D. Phong kiến.

Câu 8. Từ nửa sau thế kỉ XIX quốc gia nào ở Đông Nam Á giữ được độc lập, không bị chủ nghĩa thực dân thống trị?

A. Bru-nây.                                                      

B. Phi-lip-pin.

C. Ma-lai-xi-a.                                                  

D. Xiêm (Thái Lan).

Câu 9. Từ nửa sau thế kỉ XIX những quốc gia nào ở Đông Nam Á đã bị thực dân Anh xâm chiếm?

A. Phi-lip-pin, Bru-nây, Xingapo.                  

B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

C. Xiêm (Thái Lan), In-đô-nê-xi-a.                 

D.  Ma-lai-xi-a, Miến điện.

Câu 10. Từ nửa sau thế kỉ XIX những quốc gia nào ở Đông Nam Á đã bị thực dân Pháp xâm chiếm?

A. Phi-lip-pin, Bru-nây, Xingapo.                  

B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

C. Xiêm (Thái Lan), In-đô-nê-xi-a.                 

D.  Ma-lai-xi-a, Miến điện.

Câu 11. Từ nửa sau thế kỉ XIX các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của

A. thực dân Anh.                                            

B. thực dân Pháp.

C. thực dân Hà Lan.                                        

D. thực dân Tây Ban Nha.

Câu 12. Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở Cam-pu-chia năm 1863?

A. Cam-pu-chia phải chấp nhận quyền bảo hộ của thực dân Pháp.

B. Cam-pu-chia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp.

C. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha bùng nổ mạnh mẽ khắp cả nước.

D. Khởi nghĩa của A-cha-Xoa phát triển mạnh ở biên giới Việt Nam.   

Câu 12. Cam-pu-chia buộc phải chấp nhận quyền bảo hộ của thực dân Pháp dưới thời vua

A. Si-vô-tha.                                                   

B. Xi-ha-núc.

C. Nô-rô-đôm.                                                

D. Pu-côm-bô.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Sự kiện nổi bật nhất của tình hình thế giới trong những năm 1914-1918 là

A. hội nghị Véc-xai khai mạc tại Pháp.                  

B. hội nghị Oa-sinh-tơn tổ chức tại Mĩ.

C. cách mạng tháng Mười Nga thành công.           

D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ và kết thúc.

Câu 2. Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

A. Chính sách huấn luyện quân đội.

B. Hệ thống thuộc địa không đồng đều.

C. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản.

D. Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao.

Câu 3. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX tập trung ở

A. vấn đề vũ khí.                                                            

B. vấn đề thuộc địa.

C. việc phát triển kinh tế.                                               

D. Chính sách huấn luyện quân đội.

Câu 4. Chủ trương của giới cầm quyền Đức trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là

A. liên minh với các nước đế quốc.                                

B. gây chiến với các nước đế quốc.

C. chủ động đàm phán với các nước đế quốc.               

D. tiến hành các cuộc chiến tranh giành thuộc địa.

Câu 5. Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?

A. Nhảy vào cuộc chiến khi thấy có lợi.                       

B. Tham gia chiến tranh một cách có điều kiện.

C. Tham gia chiến tranh một cách bị bắt buộc.             

D. Đứng ngoài cuộc chiến tranh.

Câu 6. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) là

A. mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội.

B. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.

C. mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân.

D. Thái tử Áo-Hung bị một phần tử yêu nước Xéc-bi ám sát.

Câu 7. Sự kiện nổi bật nhất của tình hình châu Âu đầu thế kỉ XX là

A. nhiều đảng phái chính trị thành lập.

B. đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau.

C. chiến tranh bùng nổ ở nhiều khu vực trên thế giới.

D. giai cấp công nhân giành được quyền lãnh đạo cách mạng.

Câu 8. Biến động có ảnh hưởng to lớn đến thế giới cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là

A. sự bùng nổ các cuộc chiến tranh giành thuộc địa.

B. các đế quốc trẻ (Mĩ, Đức, Nhật) hình thành trục đế quốc.

C. các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

D. phong trào giải phóng dân tộc phát triển rộng khắp thế giới.

Câu 9. Những nước nào tham gia phe Liên minh?

A. Anh, Pháp, Nga.                                  

B. Anh, Đức, Italia.

C. Đức, Áo-Hung, Italia.                          

D. Đức, Pháp, Nga.

Câu 10. Những nước nào tham gia phe Hiệp ước?

A. Anh, Pháp, Nga.                                  

B. Anh, Đức, Italia.

C. Đức, Áo-Hung, Italia.                          

D. Đức, Pháp, Nga.

Câu 11. Mục đích chính của Đức khi tấn công vào các nước đồng minh của phe Hiệp ước là

A. phô trương sức mạnh của Đức.

B. thăm dò thái độ của các nước đế quốc.

C. thăm dò thái độ của đồng minh các nước đế quốc.

D. thăm dò sức mạnh của đồng minh các nước đế quốc.

Câu 12. Cuối năm 1916 cục diện cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất có sự thay đổi quan trọng nào?

A. Italia rời khỏi phe Liên minh.

B. Quân chủ lực Pháp giữ vững thành Véc-đooong.

C. Phe liên minh Đức-Áo-Hung mất quyền chủ động.

D. Quân Đức chuyển trọng tâm hoạt động sang mặt trận phía Tây.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 có đáp án năm 2020 Trường THPT Lương Sơn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?