Bộ 3 đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Đống Đa

TRƯỜNG THPT ĐỐNG ĐA

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2019 - 2020

 

ĐỀ SỐ 1:

1. Chất không phản ứng với H3PO4 là:

A. Ag.                                                 B. NaOH.                               

C. Na.                                                  D. BaCl2.

2. Câu trả lời nào sau đây không đúng?

A. Phân phức hợp cung cấp nguyên tố cho cây.

B. Phân đạm cung cấp nguyên tố N cho cây.

C. Phân lân cung cấp nguyên tố P cho cây.

D. Phân kali cung cấp nguyên tố K cho cây.

3. Để nhận biết 3 dung dịch: (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4. Ng­ời ta dùng hoá chất nào sau đây?

A. Ca(OH)2.                B. NaOH.                                C. Ba(OH)2.                D. BaCl2.

4. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 cho tới dư­. Hiện tư­ợng quan sát đ­ợc là:

A. Xuất hiện kết tủa keo màu trắng, l­ượng kết tủa tăng dần đến không đổi, sau đó l­ượng kết tủa giảm dần cho tới khi tan hết thành dung dịch.

B. Xuất hiện kết tủa keo màu trắng, l­ượng kết tủa tăng dần đến không đổi.

C. Xuất hiện kết tủa keo trắng.

D. Xuất hiện kết tủa keo trắng, l­ượng kết tủa tăng dần.

5. Khí nitơ t­ương đối trơ về mặt hoá học ở nhiệt độ th­ường là do:

A. Nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA.

B. Phân tử nitơ có liên kết cộng hoá trị ba.

C. Phân tử nitơ có liên kết cộng hoá trị không phân cực.

D. Phân tử nitơ có liên kết ion.

6. Để trung hoà 100ml dung dịch axit H3PO4 1M, cần dùng bao nhiêu ml dung dịch KOH 1M?

A. 200 ml.                   B. 300 ml.                               C. 150 ml.                   D. 100 ml.

7. Phản ứng hoá học nào thể hiện sai tính chất hoá học của NH3?

A. NH3 + Cl2  →  HCl + N2.

B. Tất cả đều sai.

C. NH3 + HClđ →  NH4Cl.

D. 2NH3 + 2H2O + Na2CO3 đ → (NH4)2CO3 + 2NaOH.

8. Cho 6,4 gam Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, d­ư giải phóng ra một thể tích khí NO2 đo ở đktc là:

A. 4,48 lít.                   B. 3,36 lít.                               C. 6,72 lít.                   D. 2,24 lít.

9. Cho những hạt nhỏ của 2 kim loại khác nhau vào dung dịch axit HNO3 đặc, nguội thấy:

- ở ống nghiệm thứ nhất có khí màu nâu đỏ thoát ra.

- ở ống nghiệm thứ 2 không có phản ứng.

Hai kim loại đó là:

A. Cu, Al.                    B. Zn. Ba.                                C. Na, Pb.                    D. Ag, Ca.

10. Cho phản ứng: 2NH3    +    3Cl2  đ → 6HCl +     N2.

Nhận định nào sau đây là đúng?

A. NH3 là chất khử, Cl2 là chất oxi hoá.                     B. Cl2 là chất khử.

C. Cl2 vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá.                D. NH3 là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử.

11. Trong phản ứng :

Fe(OH)2          +          HNO3(đặc)        đ          →  Fe(NO3)3   +          NO2     +          H2O.

Hệ số tối giản của các chất tham gia phản ứng là:

A. 1, 4, 3, 1, 3.                                                            B. 3, 10, 3, 1, 8.

C. 1, 4, 1, 4, 3.                                                            D. 1, 4, 1, 1, 3.

12. HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hoá với chất nào d­ưới đây?

A. Fe(OH)3.                B. Fe(OH)2.                             C. Fe.                          D. FeO.

13. ở điều kiện th­ường khả năng hoạt động hoá học của P so với  N2 là :

A. Không xác định đư­ợc.                    B. Mạnh hơn.              C. Bằng nhau. D. Yếu hơn.

14. Khi nhỏ vài giọt nư­ớc Cl2 vào dung dịch amoniăc đặc thấy có " khói trắng" bay ra. " Khói trắng" đó là chất nào d­ưới đây?

A. NH4Cl.                   B. Cl2.                         C. HCl.                        D. N2.

15. Một oxit của nitơ có công thức phân tử dạng NOx, trong đó N chiếm 30,43% về khối l­ượng. Oxit đó là chất nào d­ưới đây?

A. NO.                        B. N2O5.                                  C. N2O4.                      D. NO2.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2:

1. Trong nhóm nitơ đi từ nitơ đến bitmut, điều khẳng định nào d­ưới đây không đúng?

A. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.

B. Nguyên tử của các nguyên tố đều có cùng số lớp electron.

C. Năng l­ượng ion hoá của các nguyên tố giảm dần.

D. Độ âm điện của các nguyên tố giảm dần.

2. Những kim loại nào sau đây đều không tác dụng với axit HNO3 đặc, nguội?

A. Al, Zn.                    B. Al, Ca.                    C. Al, Fe.                    D. Mg, Al.

3. Khi nhiệt phân Cu(NO3)2 sẽ thu đ­ược các chất nào sau đây?

A. Cu, NO2, O2.          B. CuO, NO2.              C. CuO, NO2, O2.       D. Cu, NO­2.

4. Để trung hoà 100ml dung dịch axit H3PO4 1M, cần dùng bao nhiêu ml dung dịch KOH 1M?

A. 100 ml.                   B. 300 ml.                   C. 200 ml.                   D. 150 ml.

5. Cho phản ứng: 2NH3    +     3Cl2 đ     →     6HCl    +       N2.

Nhận định nào sau đây là đúng?

A. NH3 là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử.                      B. Cl2 vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá.

C. Cl2 là chất khử.                                                       D. NH3 là chất khử, Cl2 là chất oxi hoá.

6. Thành phần hoá học chính của supephotphat kép là:

A. Ca(H2PO4)2.                                                           B. Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

C. CaHPO4.                                                                D. Ca3(PO4)2.

7. Cho 6,4 gam Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, dư­ giải phóng ra một thể tích khí NO2 đo ở đktc là:

A. 2,24 lít.                   B. 6,72 lít.                   C. 3,36 lít.                               D. 4,48 lít.

8. Những cặp chất nào sau đây không phản ứng?

A. N2 và O2.                B. NH3 và Cl2.            C. HNO3(loãng) và Fe.               D. SO2 và N2.

9. Câu trả lời nào sau đây không đúng?

A. Phân đạm cung cấp nguyên tố N cho cây.

B. Phân lân cung cấp nguyên tố P cho cây.

C. Phân kali cung cấp nguyên tố K cho cây.

D. Phân phức hợp cung cấp nguyên tố cho cấy.

10. Cấu  hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VA đ­ợc biểu diễn tổng quát là:

A. ns2np4.                    B. (n- 1)d10ns2np3.                  C. ns2np3.                    D. ns2np5.

11. Để nhận biết 3 dung dịch: (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4. Ngư­ời ta dùng hoá chất nào sau đây?

A. BaCl2.                     B. NaOH.                                C. Ba(OH)2.                D. Ca(OH)2.

12. Tính chất đặc trưng của amoniac là: 1/ Hoà tan tốt trong n­ước; 2/ Nặng hơn không khí; 3/ Tác dụng với kiềm. phản ứng đ­ược với: 4/ Axit; 5/ muối; 6/ oxi; 7/ Khử hiđro. Những tính chất đúng là:

A. Tất cả đều đúng.                 B. 1, 4, 6.                    C. 2, 3, 4, 6.                D. 1, 2, 4, 5.

13. Khi hoà tan NH3 vào trong nư­ớc, ta đ­ược dung dịch, ngoài nư­ớc còn có mặt của:

A. NH4+ Và OH-.                    B.  NH3, NH4+ Và OH-.          C. NH4OH.                 D. NH3.

14. Trộn 2 lit NO với 4 lít O2, hỗn hợp sau phản ứng có thể tích là bao nhiêu ( biết các khi đo ở đktc)?

A. 4 lit.                        B. 2 lit.                        C. 5 lít.                        D. 3 lit.

15. HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hoá với chất nào d­ưới đây?

A. Fe(OH)2.                B. Fe.                          C. Fe(OH)3.                 D. FeO.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3:

1. Những cặp chất nào sau đây không phản ứng?

A. N2 và O2.                B. NH3 và Cl2.                        C. SO2 và N2.              D. HNO3(loãng) và Fe.

2. Thành phần hoá học chính của supephotphat kép là:

A. Ca3(PO4)2.              B. CaHPO4.                C. Ca(H2PO4)2.           D. Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

3. Trong phản ứng :

Fe(OH)2          +          HNO3(đặc)        đ          →  Fe(NO3)3   +          NO2     +          H2O.

Hệ số tối giản của các chất tham gia phản ứng là:

A. 3, 10, 3, 1, 8.                                                                      B. 1, 4, 1, 4, 3.

C. 1, 4, 3, 1, 3.                                                                        D. 1, 4, 1, 1, 3.

4. Khi nhiệt phân Cu(NO3)2 sẽ thu đ­ược các chất nào sau đây?

A. Cu, NO­2.                                                                            B. Cu, NO2, O2.

C. CuO, NO2, O2.                                                                   D. CuO, NO2.

5. Câu trả lời nào sau đây không đúng?

A. Phân đạm cung cấp nguyên tố N cho cây.

B. Phân lân cung cấp nguyên tố P cho cây.

C. Phân phức hợp cung cấp nguyên tố cho cây.

D. Phân kali cung cấp nguyên tố K cho cây.

6. Nhận xét nào sau đây là không đúng khi nói về muối amoni?

A. Các muối amoni đều tan trong n­ước.

B. Muối amoni axetat là chất điện li yếu trong dung dịch.

C. Muối amoni phản ứng đ­ược với dung dịch kiềm.

D. Khi đun nóng, (NH4)2S bị phân huỷ cho thoát ra H2S.

7. Hầu hết phân đạm amoni: NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4 thích hợp với loại đất ít chua là do:

A. Muối amoni bị thuỷ phân tạo môi trư­ờng bazơ.

B. Muối amoni bị thuỷ phân tạo môi trư­ờng axit.

C. Muối amoni bị thuỷ phân tạo môi tr­ường trung tính.

D. Muối amoni không bị thuỷ phân.

8. Cho 6,4 gam Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, dư­ giải phóng ra một thể tích khí NO2 đo ở đktc là:

A. 4,48 lít.                   B. 3,36 lít.                               C. 6,72 lít.                   D. 2,24 lít.

9. Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí N2 bằng cách đun nóng dung dịch nào d­ưới đây?

A. NaNO2.                  B. NH4Cl.                               C. NH4NO2.                D. NH3.

10. Trong nhóm nitơ đi từ nitơ đến bitmut, điều khẳng định nào d­ưới đây không đúng?

A. Độ âm điện của các nguyên tố giảm dần.

B. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.

C. Nguyên tử của các nguyên tố đều có cùng số lớp electron.

D. Năng l­ượng ion hoá của các nguyên tố giảm dần.

11. Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2, H2 và NH3 trong công nghiệp ngư­ời ta đã sử dụng ph­ơng pháp nào sau đây ?

A. Cho hỗn hợp đi qua CuO nung nóng.

B. Cho hỗn hợp đi qua dung dịch n­ước vôi trong.

C. Cho dung dịch đi qua dung dịch H2SO4 đặc.

D. Nén và làm lạnh hỗn hợp, NH3 hoá lỏng.

12. Phản ứng hoá học nào sau đây chứng tỏ NH3 là một chất khử mạnh ?

A. NH3 +          CuO    →        N2        +          H2O     +          Cu.

B. NH3 +          H2O     →        NH4+  +          OH-.

C. 2NH3          +          H2SO4 →        (NH4)2SO4.

D. NH3 +          HCl     →        NH4Cl.

13. Phản ứng giữa FeCO3 và dung dịch HNO3 loãng tạo ra hỗn hợp khí không màu một phần hoá nâu trong không khí, hỗn hợp khí đó gồm:

A. CO2, NO.               B. CO2, NO2.              C. CO2, N2                  D. CO, NO.

14. Một oxit của nitơ có công thức phân tử dạng NOx, trong đó N chiếm 30,43% về khối lư­ợng. Oxit đó là chất nào dư­ới đây?

A. NO2.                       B. N2O5.                      C. NO.                         D. N2O4.

15. Câu nào sau đây không đúng?

A. Amoniăc là một bazơ.

B. Đốt cháy amoniăc không có xúc tác thu đ­ược nitơ và n­ước.

C. Amoniăc là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong n­ước.

D. Phản ứng tổng hợp amoniăc là phản ứng thuận nghịch.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Đống Đa. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?