TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN
| ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 MÔN CÔNG NGHỆ 11 NĂM HỌC 2020-2021 Thời gian: 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
I. Phần Trắc Nghiệm (3 điểm)
Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1: Nét đứt mảnh thể hiện:
A. Đường bao khuất
B. Cạnh khuất
C. Cả A và b đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 2: Quy định về chữ viết trên bản vẽ kĩ thuật:
A. Rõ ràng
B. Thống nhất
C. Dễ đọc
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Đường tâm vẽ bằng nét:
A. Nét liền mảnh
B. Nét gạch chấm mảnh
C. Nét liền đậm
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Các khổ giấy chính được lập ra từ khổ:
A. A3
B. A4
C. A0
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5: Hình chiếu trục đo vuông góc đều có:
A. Phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu
B. p = q ≠ r
C. p ≠ q = r
D. P = r ≠ q
Câu 6: Đường chân trời là đường giao giữa:
A. Mặt phẳng tầm mắt và mặt tranh
B. Mặt phẳng vật thể và mặt tranh
C. Mặt phẳng vật thể và mặt phẳng tầm mắt
D. Mặt phẳng hình chiếu và mặt phẳng vật thể
II.Tự Luận (7 điểm)
Câu 1: Vẽ phác hình chiếu phối cảnh của các vật thể được cho bằng hai hình chiếu vuông góc ở hình 7.4
Câu 2: Thế nào là hình cắt và mặt cắt? Hình cắt và mặt cắt dùng để làm gì?
ĐÁP ÁN
I. Phần Trắc Nghiệm (3 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
C | D | B | C | A | A |
II. Phần Tự Luận (7 điểm)
Câu 1:
- Hình chiếu phối cảnh của vật thể ở hình a:
- Hình chiếu phối cảnh của vật thể ở hình b:
Câu 2:
- Mặt cắt là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.
- Hình cắt là hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.
- Hình cắt và mặt cắt dùng để biểu diễn hình dạng và cấu tạo bên trong của vật thể. Đối với vật thể có nhiều phần rỗng bên trong, nếu không sử dụng hình cắt và mặt cắt thì hình vẽ có nhiều nét đứt làm bản vẽ không rõ ràng, sáng sủa.
ĐỀ SỐ 2
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. Trong các khổ giấy chính, khổ giấy có kích thước lớn nhất là:
A. A0
B. A1
C. A4
D. Các khổ giấy có kích thước như nhau
Câu 2. Nét đứt mảnh thể hiện:
A. Đường kích thước
B. Cạnh khuất
C. Đường gạch gạch trên mặt cắt
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Đường kích thước thẳng đứng, con số kích thước ghi bên phải
B. Đường kích thước nằm ngang, con số kích thước ghi bên trên
C. Đường kích thước nằm nghiêng, con số kích thước ghi bên dưới
D. Ghi kí hiệu R trước con số chỉ kích thước đường kính đường tròn
Câu 4. Trên mỗi bản vẽ có:
A. Khung bản vẽ
B. Khung tên
C. Khung bản vẽ và khung tên
D. Khung bản vẽ hoặc khung tên
Câu 5. Nét liền mảnh thể hiện:
A. Đường kích thước
B. Đường gióng
C. Đường gạch gạch trên mặt cắt
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6. Mặt cắt là gì?
A. Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt
B. Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng hình chiếu
C. Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm dưới mặt phẳng hình chiếu
D. Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm dưới mặt phẳng cắt.
II. Phần Tư Luận (7 điểm)
Câu 1. (3,5 điểm)
Khi ghi kích thước cần thể hiện chữ số, đường gióng và đường kích thước như thế nào?
Câu 2. (3,5 điểm)
So sánh sự khác nhau giữa vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ của phương pháp hình chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba.
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 2 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Công nghệ 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Trần Quốc Tuấn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: