BỘ 160 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 6,7 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT VŨ QUANG
Câu 1. Để điều chế kim loại Na người ta dùng phương pháp nào ?
(1) Điện phân nóng chảy NaCl;
(2) Điện phân nóng chảy NaOH
(3) Điện, phân dung dịch NaCl có màng ngăn;
(4) Khử Na2O bằng H2 ở nhiệt độ cao
A. (2),(3),(4)
B. (1),(2),(4)
C. (1),(3)
D. (1),(2)
Câu 2. Trong quá trình điện phân (có màng ngăn) dung dịch NaBr, ở catot xảy ra quá trình nào sau đây?
A. Oxi hoá ion Na+
B. Khử H2O
C. Khử ion Br-
D. Oxi hoá ion Br-
Câu 3. Muối NaHCO3 có tính chất nào sau đây ?
A. Kiềm
B. Axit
C. Lưỡng tính
D. Trung tính
Câu 4. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch Na2CO3 thì màu của giấy quỳ thay đổi như thế nào ?
A. Chuyển sang xanh
B. Chuyển sang hồng
C. Mất màu hoàn toàn
D. Không đổi màu
Câu 5. Có 4 dung dịch : Na2CO3, NaOH, NaCl, HCl. Nếu chỉ dùng quỳ tím thì có thể nhận biết được :
A. 1 dung dịch
B. 2 dung dịch
C.4 dung dịch
D. 3 dung dịch
Câu 6. Hoà tan 4,68 gam Kali vào 50g nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là :
A. 8.58 %
B. 12.32 %
C. 8,56 %
D. 12,29 %
Câu 7. Cho 29,4 gam hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm thuộc hai chu kỳ liên tiếp tác dụng với nước thì thu được 11,2 lít khí (đktc). Tỉ lệ phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại là :
A. 46,94 % và 53,06 %
B. 37,28 % và 62,72 %
C. 37,1 % và 62,9 %
D. 25 % và 75 %
Câu 8. Cho 21 gam hỗn hợp Y chứa K2CO3 và Na2CO3 tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl thì thu được 4,032 lít CO2 (đktc). Tỉ lệ phần trăm theo khối lượng của các chất trong Y là :
A. 39,43% và 60,57%
B. 56,56% và 43,44%
C. 20% và 80%
D. 40% và 60%
Câu 9. Nung nóng 27,4 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi , thu được 21,2 gam chất rắn . Tỉ lệ phần trăm của NaHCO3 trong hỗn hợp là :
A. 30,65 %
B. 61,31 %
C. 69,34 %
D. 34,66 %
Câu 10. Cho 20,7 gam cacbonat của kim loại R hoá trị I tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 22,35 gam muối . Kim loại R là :
A. Li
B. Na
C. K
D. Ag
Câu 11. Cho 6,08 gam hỗn hợp gồm hai hidroxit của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kỳ liên tiếp tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl thì thu được 8,3 gam muối clorua. Công thức của hai hidroxit là :
A. LiOH và NaOH
B. NaOH và KOH
C. KOH và RbOH
D. RbOH và CsOH
Câu 12. Hoà tan 2,3 gam hỗn hợp của K và một kim loại kiềm R vào nước thì thu được 1,12 lít khí (đktc). Kim loại R là :
A. Li
B. Na
C. Rb
D. Cs
Câu 13. Cho 6,2 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm tác dụng hết với H2O thấy có 2,24 lít khí H2 (đktc) bay ra. Cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn khan thu được là
A. 9,4 g
B. 9,5 g
C. 9,6 g
D. 9,7 g
Câu 14. Cho 19,05g hỗn hợp ACl và BCl ( A, B là kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp) tác dụng vừa đủ với 300g dung dịch AgNO3 thu được 43,05 gam kết tủa.Hai kim loại kiềm là :
A. Li, Na
B. Na, K
C. K, Rb
D. Rb, Cs
Câu 15. Cho 12,2g hỗn hợp hai muối cacbonat của kim loại kiềm ở hai chu kỳ kiên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là :
A. 2,66g
B. 13,3g
C. 1,33g
D. 26,6g
Câu 16. Điện phân muối clorua của một kim loại M nóng chảy thu được 1,95 gam kim loại thoát ra ở catot và 0,56 lít khí (đktc). Công thức của muối đem điện phân là :
A. NaCl
B. KCl
C. MgCl2
D. CaCl2
Câu 17. Cation M2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 3s23p6 là
A. Mg2+
B. Ca2+
C. Sr2+
D. Ba2+
Câu 18. Cho các kim loại sau: Sr, Ba, Be, Ca, Mg. Dãy các chất xếp theo chiều tăng dần tính khử của các nguyên tố kim loại là:
A. Sr , Ba , Be , Ca , Mg
B. Be , Ca , Mg , Sr , Ba
C. Be , Mg , Ca , Sr , Ba
D. Ca , Sr , Ba , Be , Mg
Câu 19. Kim loại nhóm IIA có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng biến đổi không theo một quy luật như kim loại kiềm, do các kim loại nhóm IIA có :
A. điện tích hạt nhân khác nhau.
B. cấu hình electron khác nhau.
C. bán kính nguyên tử khác nhau.
D. kiểu mạng tinh thể khác nhau
Câu 20. Kim loại Ca được điều chế từ phản ứng
A. điện phân dung dịch CaCl2
B. dùng kali tác dụng với dung dịch CaCl2
C. điện phân CaCl2 nóng chảy
D. nhiệt phân CaCO3
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương ôn tập môn Hóa 12 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 140. Khối lượng bột nhôm cần dùng để thu được 78 gam crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) là
A. 13,5 g
B. 27 g
C. 40,5 g
D. 54 g
Câu 141. Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 42,6.
B. 45,5.
C. 48,8.
D. 47,1.
Câu 142. Cấu hình electron của ion Cu2+ là
A. [Ar]3d7
B. [Ar]3d8
C. [Ar]3d9
D. [Ar]3d10
Câu 143. Phản ứng hoá học nào sau đây xảy ra:
A. Cu2++ 2Ag → Cu + 2Ag+
B. Cu+Pb2+ → Cu2+ + Pb
C. Cu+2Fe3+ → Cu2++ 2Fe2+
D. Cu+2Fe3+ → Cu2++ 2Fe
Câu 144. Mô tả phù hợp với thí nghiệm nhúng thanh Cu (dư) vào dung dịch FeCl3 là
A. bề mặt thanh kim loại đồng có màu trắng hơi xám.
B. dung dịch từ màu vàng nâu chuyển dần qua màu xanh.
C. dung dịch có màu vàng nâu.
D. khối lượng thanh đồng kim loại tăng lên.
Câu 145. Khi cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho đến dư thì
A. không thấy kết tủa xuất hiện
B. có kết tủa keo xanh xuất hiện, sau đó tan
C. có kết tủa keo xanh xuất hiện và không tan
D. sau một thời gian mới thấy xuất hiện kết tủa.
Câu 146. Cho các dung dịch X1: HCl , X2: KNO3 , X3: HCl + KNO3 , X4: Fe2(SO4)3. Dung dịch nào có thể hòa tan được bột Cu:
A. X1, X4, X2
B. X3, X4
C. X4
D. X3, X4 ,X1,X2
Câu 147. Dung dịch nào sau đây không hoà tan được kim loại Cu?
A. Dung dịch FeCl3.
B. Dung dịch NaHSO4.
C. Dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl.
D. Dung dịch HNO3 đặc nguội.
Câu 148. Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng sẽ giải phóng khí nào sau đây?
A. NO2
B. NO
C. N2O
D. NH3
Câu 149. Cho 19,2g một kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thì thu được 4,48 lit khí NO ( đktc ). Vậy kim loại M là:
A. Zn
B. Fe
C. Cu
D. Mg.
Câu 150. Hỗn hợp X gồm Cu và Fe, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8g X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lit khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là
A. 1,12 lit
B. 2,24 lit
C. 4,48 lit
D. 3,36 lit
Câu 151. Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch, sấy khô thấy khối lượng tăng 1,2 gam. Khối lượng Cu đã bám vào thanh sắt là
A. 9,3 gam
B. 9,4 gam
C. 9,5 gam
D. 9,6 gam
Câu 152. Nhúng thanh Cu vào dung dịch chứa 0,02 mol Fe(NO3)3. Khi Fe(NO3)3 phản ứng hết thì khối lượng thanh đồng
A. không đổi.
B. giảm 1,92 gam.
C. giảm 0,64 gam.
D. giảm 0,8 gam.
Câu 153. Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là
A. 21,56 gam
B. 21,65 gam
C. 22,56 gam
D. 22,65 gam
Câu 154. Cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 thu được muối Cu(NO3)2 và hỗn hợp khí gồm 0,1 mol NO và 0,2 mol NO2. Khối lượng của Cu đã phản ứng là:
A. 3,2 g
B. 6,4 g
C. 12,8 g
D. 16 g.
Câu 155. Cho 12,8g đồng tan hoàn toàn trong dd HNO3 thấy thoát ra hỗn hợp hai khí NO và NO2 có tỉ khối đối với H2 bằng 19. Thể tích hỗn hợp khí đó ở điều kiện tiêu chuẩn là:
A. 1,12 lít
B. 2,24 lít
C. 4,48 lít
D. 0,448 lít.
Câu 156. Đốt 6,4 gam Cu trong không khí. Hòa tan hoàn toàn chất rắn thu được vào dung dịch HNO3 0,5M thu được 224 ml khí NO (đktc). Thể tích dung dịch HNO3 tối thiểu cần dùng để hòa tan chất rắn là bao nhiêu (trong các số cho dưới đây)?
A. 0,42 lít
B. 0,84 lít
C. 0,52 lít
D. 0,50 lít
Câu 157. Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là
A. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+.
B. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+.
C. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+.
D. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.
Câu 158. Dựa trên bán kính nguyên tử và Z của Fe, Co, Ni so sánh độ âm điện của 3 kim loại này (theo thứ tự tăng dần )
A. Ni< Co< Fe
B. Fe< Ni< Co
C. Fe< Co< Ni
D. Co< Ni< Fe
Câu 159. Các hợp chất trong dãy chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính?
A. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2.
B. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2.
C. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2.
D. Cr(OH)3, Pb(OH)2, Mg(OH)2.
Câu 160. Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng hóa học sau:
X + 2YCl3 → XCl2 + 2YCl2;
Y + XCl2 → YCl2 + X.
Phát biểu đúng là:
A. Ion Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+.
B. Kim loại X khử được ion Y2+.
C. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y.
D. Ion Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+.
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 160 câu trắc nghiệm ôn tập Chương 6, 7 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Vũ Quang, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
Bài tập phương pháp thủy luyện (Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối)
200 Bài tập tổng hợp chuyên đề đại cương kim loại môn Hóa học 12 năm 2019-2020
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!