Bảng đơn vị đo khối lượng

Để giúp các em học sinh lớp 4 chuẩn bị bài thật tốt trước khi đến lớp cũng như có thể ôn tập lại bài học một cách dễ dàng hơn. Chúng tôi xin giới thiệu đến các em bài học Bảng đơn vị đo khối lượng.  Bài học được biên soạn đầy đủ nội dung gồm phần kiến thức cần nhớ và hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK . Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kiến thức cần nhớ

1.1.1. Đề-ca-gam, héc-tô-gam

Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm gam, người ta còn dùng những đơn vị : đề-ca-gam, héc-tô-gam.

Đề-ca-gam viết tắt là dag.

Héc-tô-gam viết tắt là hg.

1dag = 10g

1hg = 10dag

1hg = 100g

1.1.2. Bảng đơn vị đo khối lượng

tấn

tạ

yến

kg

hg

dag

g

1 tấn = 10 tạ

1tạ = 10 yến

1 yến = 10 kg

1 kg = 10 hg

1 hg = 10 dag

1 dag = 10 g

1 g = \(\frac{1}{{10}}\) dag

Hai đơn vị đo khối lượng liền nhau gấp kém nhau 10 lần; 1 đơn vị liền trước gấp 10 lần đơn vị liền sau và ngược lại; mỗi đơn vị đo khối lượng ứng với 1 hàng chữ số.

1.1.3. Cách đổi

  • Dựa vào bảng đơn vị đo. (1đ/vị liền trước gấp 10 lần đ/vị liền sau).

Ví dụ: 1 tạ = 100 kg nên 8 tạ = 800kg.

  • Nhân, chia, tách. (Đổi ra đơn vị nhỏ hơn thì nhân với số lần gấp; đổi ra đơn vị lớn hơn thì chia cho số lần kém)

Ví dụ: 1 tạ = 100kg nên 23tạ = (23 x 100)kg = 2300kg;  2300kg = (2300 : 100)tạ = 23 tạ.

123kg = 100kg + 20kg + 3kg = 1tạ 2yến 3kg = 100kg + 23kg = 1tạ 23kg.

  • Căn cứ mỗi đơn vị đo ứng với 1 hàng chữ số.  (thêm, bớt chữ số 0).

Ví dụ: 56 tạ = 5600kg ; 12000 kg = 120tạ ; 12000 kg = 12tấn.

1.2. Giải bài tập Sách giáo khoa 

Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm

a) 1dag = ... g                             1hg = ... dag

   10g = ... dag                            10dag =... hg

b) 4dag = ... g                      3kg = ... hg                       2kg 300g = ... g

    8hg = ... dag                    7kg = ... g                         2kg 30g = ... g.

Hướng dẫn giải:

  • Dựa vào bảng đơn vị đo khối lượng

a) 1dag = 10 g                                 1hg = 10dag

   10g =1 dag                                   10dag = 1hg

b) 4dag = 40g                        3kg = 30 hg                   2kg 300g = 2300g

    8hg = 80dag                      7kg = 7000g                   2kg 30g = 2030g

Bài 2: Tính

380g + 195g                               452hg x 3

928dag - 274dag                         768hg : 6

Hướng dẫn giải:

  • Thực hiện các phép tính như đối với các số tự nhiên, sau đó ghi thêm đơn vị đo vào kết quả.

380g + 195g = 575g                                 452hg x 3 = 1356hg

928dag - 274dag = 654dag                       768hg : 6 = 128hg

Bài 3: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm

5dag ... 50g                                     4 tạ 30kg ... 4 tạ 3kg   

8 tấn ... 8100kg                                3 tấn 500kg ... 350kg

Hướng dẫn giải:

  • Đổi các số đo về cùng một đơn vị đo rồi so sánh các kết quả với nhau.

+) Ta có: 1dag = 10g nên 5dag = 50g.

+) 4 tạ 30kg = 430kg;         4 tạ 3kg = 403kg

    Mà: 430kg > 403kg.        Vậy: 4 tạ 30 kg > 4 tạ 3kg.

+) 8 tấn = 8000kg

    Mà: 8000kg < 8100kg.    Vậy:  8 tấn < 8100 kg.

+) 3 tấn 500kg = 3500kg

    Mà: 3500kg > 350kg.      Vậy: 3 tấn 500 kg = 350kg

Ta có kết quả như sau :

5dag  = 50g                                      4 tạ 30kg > 4 tạ 3kg   

8 tấn < 8100kg                                3 tấn 500kg = 350kg

Bài 4: Có 4 gói bánh, mỗi gói cân nặng 150g và 2 gói kẹo, mỗi gói cân nặng 200g. Hỏi có tất cả mấy ki-lô-gam bánh và kẹo?

Hướng dẫn giải:

  • Tính cân nặng của 4 gói bánh = cân nặng của 1 gói bánh × 4.
  • Tính cân nặng của 2 gói kẹo = cân nặng của 1 gói kẹo × 2.
  • Tính tổng cân nặng của 4 gói bánh và 2 gói kẹo = cân nặng của 4 gói bánh + cân nặng của 2 gói kẹo.
  • Đổi số đo vừa tìm được sang đơn vị đo là ki-lô-gam, lưu ý ta có: 1kg = 1000g.

Bài giải

4 gói bánh cân nặng là:

                 150 × 4 = 600 (g)

2 gói kẹo cân nặng là:

                200 × 2 = 400 (g)

Số ki-lô-gam bánh và kẹo có tất cả là:

               600 + 400 = 1000 (g)

               1000g = 1kg

                     Đáp số: 1kg.

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm

4 tấn 5 tạ = ..... kg       7,2 tạ = .... tấn 

15 tấn 4 tạ= ..... tấn     6,42 tấn=  ..... tạ

13kg= ..... tấn            35,4kg= ..... yến

52 tạ= ..... yến            0,5dag= ..... kg

653 yến=  ..... tấn        37,8kg=  ..... tấn

Hướng dẫn giải:

4 tấn 5 tạ = 4500 kg       7,2 tạ = 0,72 tấn 

15 tấn 4 tạ = 15,4 tấn     6,42 tấn = 64,2 tạ

13kg = 0,013 tấn            35,4kg = 3,54 yến

52 tạ = 520 yến            0,5dag = 0,005 kg

653 yến = 6,53 tấn        37,8kg = 0,0378 tấn

Bài 2. Điền dấu (>; <; =) thích hợp vào chỗ chấm

5 tấn 2 tạ ...... 52 tạ                              23kg605g ......... 236hg4 g

3050 kg ...... 4 tấn 5 yến                       \(\frac{1}{{2}}\) tạ ........ 60 kg

Hướng dẫn giải:

5 tấn 2 tạ =  52 tạ                              23kg605g > 236hg4 g

3050 kg < 4 tấn 5 yến                       \(\frac{1}{{2}}\) tạ < 60 kg

Bài 3. Bác Tư trồng lúa mì trên hai mảnh đất, cuối năm thu được 4795kg. Mảnh đất thứ hai thu kém mảnh đất thứ nhất 1125kg. Hỏi mảnh đất thứ hai thu được bao nhiêu yến lúa mì ?

Hướng dẫn giải:

Mảnh đất thứ hai thu được số yến lúa mì là

4795 – 1125 = 3670 (kg)

3670 (kg) = 367,0 yến

Hỏi đáp về Bảng đơn vị đo khối lượng

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em. 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?