BÀI TOÁN H+ TÁC DỤNG VỚI (HCO3- và CO32-)
Câu 1: Cho hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào bình dung dịch Ba(HCO3)2, thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 560 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là:
A. 11,28 gam. B. 9,85 gam. C. 3,94 gam. D. 7,88 gam.
Câu 2: Cho từ từ đến hết từng giọt dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 thu được V lít khí. Mặt khác, nếu cho từ từ đến hết dung dịch chứa b mol Na2CO3 vào dung dịch chứa a mol HCl thu được 2V lít khí (các khí đo ở cùng điều kiện). Mối quan hệ giữa a và b là:
A. b = a. B. b = 0,75a. C. b = 1,5a. D. b = 2a.
Câu 3: Cho 17,70 gam hỗn hợp muối cacbonat và sunfat của kim loại X thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn, tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch BaCl2 1M. Kim loại loại X là:
A. Li. B. Na. C. K. D. Rb.
Câu 4: Cho từ từ 150ml dung dịch HCl 1M vào 500ml dung dịch A gồm Na2CO3 và KHCO3 thì thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 29,55g kết tủa. Nồng độ của Na2CO3 và KHCO3 trong dung dịch lần lượt là:
A. 0,2 và 0,4M B. 0,18 và 0,26M
C. 0,21 và 0,37M D. 0,21 và 0,18M
Câu 5: Hòa tan 115,3 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và RCO3 bàng dd H2SO4 loãng thu được dd A,chất rắn B và 4,48 lít CO2(đktc). Cô cạn dd A thu được 12gam muối khan. Mặt khác đem nung chất rắn B đến khối lượng không đổi thu được 11,2lit CO2(đktc). Khối lượng chất rắn B là:
A. 106,5gam B. 110,5gam C. 103,3gam D. 100,8gam.
Câu 6. Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X sinh ra V lít khí ở đktc. Giá trị của V là:
A. 4,48 B. 1,12 C. 2,24 D. 3,36
Câu 7. Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,25M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 80. B. 160. C. 60 D. 40.
Câu 8. Nhỏ từ từ dd H2SO4 loãng vào dd X chứa 0,1 mol Na2CO3 và 0,2 mol NaHCO3 , thu được dd Y và 4,48 lít khí (đktc). Tính khối lượng kết tủa thu được khí cho dd Ba(OH)2 dư vào dd Y?
A. 54,65 gam B. 46,60 gam C. 19,70 gam D.66,30 gam
Câu 9. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,3M. Sau phản ứng thu được số mol CO2 là:
A. 0,015 mol. B. 0,01 mol. C. 0,03 mol. D. 0,02 mol.
Câu 10: Cho 34,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3, CaCO3 phản ứng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và 6,72 lít CO2 ở đktc. Cô cạn X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 37,7 gam. B. 27,7 gam. C. 33,7 gam. D. 35,5 gam.
BÀI TẬP RÈN LUYỆN
Câu 1: Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl 2M vào m gam dung dịch X chứa NaHCO3 4,2% và Na2CO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 1,12 lít CO2 thoát ra (ở đktc). Cho nước vôi trong dư vào dung dịch Y thu được tối đa 20 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 100. B. 300. C. 400. D. 200.
Câu 2: Cho 25,8 gam hỗn hợp X gồm MOH, MHCO3 và M2CO3 (M là kim loại kiềm, MOH và MHCO3 có số mol bằng nhau) tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,3 mol CO2. Kim loại M là:
A. K. B. Na. C. Li. D. Rb.
Câu 3: Cho 0,1 mol Ba(OH)2 vào dd chứa 0,15mol KHCO3. Sau khi kết thúc tất cả các phản ứng thu được kết tủa T và dd Z. Cô cạn Z thu được m g chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 3,8 B. 9,7 C. 8,7 D. 3,0
Câu 4: Hai cốc đựng dung dịch HCl đặt trên hai đĩa cân A, B . Cân ở trạng thái cân bằng. Cho 10 gam CaCO3 vào cốc A và 8,221 gam M2CO3 vào cốc B . Sau khi hai muối đã tan hết, cân trở lại vị trí cân bằng. Kim loại M là:
A. Li. B. K. C. Na. D. Rb.
Câu 5: Hòa tan hết a gam hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vòa nước thu được dd X. Cho từ từ 100ml dd HCl 1,5 M vào dd X, thu được dd Y và 1,008 lít khí (ở đktc) . Thêm dd Ba(OH)2 dư vào Y thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của a là:
A. 20,13 gam B. 18,7 gam C. 12,4 gam D. 32,4
Câu 6: Thêm từ từ từng giọt 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 1,2M và NaHCO3 0,6M vào 200 ml dung dịch HCl 1 M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 đến dư vào X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 9,85 B. 7,88 C. 23,64 D.11,82
Câu 7: Dung dịch X chứa x mol Na2CO3 và y mol NaHCO3 với x : y = 1: 2. Dung dịch Y chứa z mol HCl. Thực hiện 2 thí nghiệm sau:
- Cho từ từ đến hết dd X vào dd Y thấy thoát ra 16,8 lít khí CO2 (đktc)
- Cho từ từ đến hết dd Y vào dd X thấy thoát ra 5,6 lít khí CO2 (đktc). Tổng giá trị của (x + y) là:
A. 1,75 B. 2,50 C. 2,25 D. 2,00
Câu 8:Cho hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm tan hết trong 200ml dung dịch chứa BaCl2 0,3M và Ba(HCO3)2 0,8M thu được 2,8 lít H2 (ở đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 43,34. B. 31,52. C. 39,4 D. 49,25.
Câu 9. Cho 18,8 (g) hỗn hợp 2 muối cacbonat và hidrocacbonat của một kim loại kiềm , tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 sau phản ứng thu được 3,36 lít khí (đktc). Xác định kim loại kiềm.
A. Li B. Rb C. K D. Na
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 57,65 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và MCO3 bằng 500 ml dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch A, chất rắn B và 2,24 lít khí (đktc). Nung B tới khi khối lượng không đổi thu thêm 5,6 lít khí nữa (ở đktc). Biết trong X, số mol của MCO3 gấp 2,5 lần số mol của MgCO3. Tên của kim loại M và nồng độ mol của dung dịch H2SO4 đã dùng là:
A. Ca; 0,025M. B. Zn; 0,050M. C. Ba; 0,700M. D. Ba; 0,200M.
...
Trên đây là phần trích dẫn Bài toán H+ tác dụng với (HCO3- và CO32-) có đáp án, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!