SINH SẢN Ở THỰC VẬT
1. Khái niệm chung về sinh sản
- Sinh sản: là quá trình hình thành cơ thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
- Các hình thức sinh sản ở thực vật: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
2. Sinh sản vô tính ở thực vật
2.1. Sinh sản vô tính là gì?
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.
2.2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
a. Sinh sản bằng bào tử
- Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.
- Ví dụ: Rêu, dương xỉ.
b. Sinh sản sinh dưỡng
Cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận (thân, lá, rễ) của cơ thể mẹ.
Ví dụ: Cỏ tranh, rau ngót, mía, khoai lang, sắn,…
- Ưu điểm: Con giữ nguyên tính di truyền của mẹ nhờ cơ chế nguyên phân.
- Nhược điểm: Con kém thích nghi khi môi trường thay đổi do không có sự tổ hợp các đặc tính di truyền của bố mẹ.
So sánh các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
Nội dung so sánh | Sinh sản bào tử | Sinh sản sinh dưỡng |
Loài đại diện | Rêu, dương xỉ… | Khoai tây, khoai lang, cỏ tranh, thuốc bỏng,…. |
Nguồn gốc cây con | Phát triển từ bào tử | Phát triển từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ (rễ, thân, lá) |
Số lượng cá thể con | Nhiều | Ít |
Biểu hiện của quá trình | Bào tử thể à túi bào tử à bào tử à cá thể mới Có sự xen kẽ thế hệ giao tử thế và bào tử thế | Một cơ quan sinh dưỡng à nảy chồi à các thể mới Không có sựu xen kẽ thế hệ |
Phát tán | Phát tán rộng, nhờ gió, nước và động vật | Khoong phát tán rộng |
2.3. Phương pháp nhân giống vô tính
a. Ghép chồi và ghép cành
b. Chiết cành và giâm cành
c. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật
- Lấy các tế bào từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật (củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, túi phôi…)
- Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp (in vitro) để tạo cây con.
- Các thao tác phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng.
- Cơ sở sinh lí: là tính toàn năng của tế bào
2.4. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người
a. Đối với thực vật
- Giúp cây duy trì nòi giống. Phát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi.
b. Con người trong nông nghiệp
- Duy trì được tính trạng tốt phục vụ cho con người.
- Nhanh giống nhanh.
- Tạo giống cây sạch bệnh.
- Phục chế giống quý đang bị thoái hóa.
- Hiệu quả kinh tế cao, giá thành thấp.
3. Sinh sản hữu tính ở thực vật
3.1. Cấu tạo hoa
Gồm cuống hoa, đế hoa, đài hoa, tràng hoa, nhị và nhụy
3.2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
3.2.1. Sự hình thành hạt phấn
- Tế bào mẹ hạt phấn (2n) giảm phân tạo 4 tế bào (n). Mỗi tế bào (n) nguyên phân tạo 1 hạt phấn.
- Mỗi hạt phấn gồm 2 tế bào:
- Tế bào bé là tế bào sinh sản.
- Tế bào lớn là tế bào ống phấn.
3.2.2. Hình thành túi phôi
- Tế bào mẹ túi phôi (2n) giảm phân tạo 4 TB (n), 3 TB tiêu biến và 1 tế bào còn lại nguyên phân tạo túi phôi chứa noãn cầu (n) (trứng) và nhân cực (2n).
3.3. Thụ phấn và thụ tinh
3.3.1. Thụ phấn
- Khái niệm: là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị tiếp xúc với nhuỵ của hoa.
- Có 2 hình thức thụ phấn là: tự thụ phấn và giao phấn.
- Thực vật hạt kín thụ phấn nhờ gió, nhờ côn trùng.
3.3.2. Thụ tinh
- Là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành hợp tử (2n) khởi đầu cho phôi của cá thể mới.
- 1 giao tử đực (n) + trứng (n) → hợp tử (2n)
- 1 giao tử (n) + nhân cực (2n) → nội nhũ (3n)
- Cả hai giao tử đều tham gia vào quá trình thụ tinh gọi là thụ tinh kép.
Ý nghĩa của thụ tinh kép: hình thành bộ phận dự trữ chất dinh dưỡng để nuôi phôi phát triển cho đến khi hình thành cây côn có khả năng tự dưỡng bảo đảm cho thế hệ con khả năng thích nghi cao với sự biến đổi của điều kiện môi trường để duy trì nòi giống.
3.4. Quá trình hình thành hạt, quả
3.4.1. Hình thành hạt
- Sau khi thụ tinh, noãn phát triển thành hạt.
- Hạt gồm: Vỏ hạt, phôi hạt và nội nhũ (phôi: rễ mầm, thân mầm, lá mầm).
3.4.2. Hình thành quả
- Sau khi thụ tinh, bầu nhụy phát triển thành quả.
- Quả được hình thành không qua thụ tinh noãn gọi là quả đơn tính.
3.5. Sự chín của quả, hạt
- Quá trình chín của quả bao gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn thuận lợi cho sự phán tán của hạt.
Trên đây là Lý thuyết ôn tập chương - Sinh học 11 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!