Bài tập xác định cảm ứng từ tại tâm của vòng tròn và trong lòng ống dây môn Vật lý 11

XÁC ĐỊNH CẢM ỨNG TỪ TẠI TÂM CỦA VÒNG TRÒN VÀ TRONG LÒNG ỐNG DÂY

Câu 1. Hai sợi dây đồng giống nhau được uốn thành hai khung dây tròn, khung thứ nhất chi có một vòng, khung thứ hai có 2 vòng. Nối hai đầu mỗi khung vào hai cực của mỗi nguồn điện để dòng điện chạy trong mỗi vòng của hai khung là như nhau. Hỏi cảm ứng từ tại tâm của khung nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần:

A. \({B_{{O_2}}} = 2{B_{{O_1}}}\)              B. \({B_{{O_1}}} = 2{B_{{O_2}}}\) 

C. \({B_{{O_2}}} = 4{B_{{O_1}}}\)              D. \({B_{{O_1}}} = 4{B_{{O_2}}}\) 

Câu 2. Một dây dẫn rất dài được căng thẳng trừ một đoạn ở giữa dây uốn thành một vòng tròn bán kính 1,5 cm. Cho dòng điện 3 A chạy trong dây dẫn. Xác định cảm ứng từ tại tâm của vòng tròn nếu vòng tròn và phần dây thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng:

A. 5,6. 10−5T             B. 6,6. 10−5T

C. 7,6. 10−5T             D. 8,6. 10−5T

Câu 3. Một dây dẫn rất dài được căng thẳng trừ một đoạn ở giữa dây uốn thành một vòng tròn bán kính 1,5 cm. Cho dòng điện 3 A chạy trong dây dẫn. Xác định cảm ứng từ tại tâm của vòng tròn nếu vòng tròn và phần dây thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng, chỗ bắt chéo hai đoạn dây không nối với nhau:

A. 15,6. 10−5T             B. 16,6. 10−5T

C. 17,6. 10−5T             D. 18,6. 10−5T

Câu 4. Một ống hình trụ dài 0,5 m, đường kính 16 cm. Một dây dẫn dài 10 m, được quấn quanh ống dây với các vòng khít nhau cách điện với nhau, cho dòng điện chạy qua mỗi vòng là 100 A. Cảm ứng từ trong lòng ống dây có độ lớn:

A. 2,5.10−3T             B. 5. 10−3T

C. 7,5. 10−3T             D. 2. 10−3T

Câu 5. Một dòng điện cường độ 5A chạy trong một dây dẫn thẳng dài chiều như hình vẽ. Cảm ứng từ tại hai điểm M và N quan hệ với nhau như thế nào, biết M và N đều cách dòng điện 4cm, đều nằm trên mặt phẳng hình vẽ đối xứng nhau qua dây dẫn.

A. B= BN; hai véc tơ \({\overrightarrow B _M}\) và \({\overrightarrow B _N}\)  song song cùng chiều

B. BM = BN ; hai véc tơ \({\overrightarrow B _M}\) và \({\overrightarrow B _N}\) song song ngược chiều

C. B> BN; hai véc tơ \({\overrightarrow B _M}\) và \({\overrightarrow B _N}\) song song cùng chiều

D. B= BN; hai véc tơ \({\overrightarrow B _M}\) và \({\overrightarrow B _N}\) vuông góc với nhau

Câu 6. Nối hai điểm M và N của vòng tròn dây dẫn như hình vẽ với hai cực một nguồn điện. Tính cảm ứng từ tại tâm O của vòng tròn, coi cảm ứng từ trong các dây nối với vòng tròn không đáng kể.

A.  \(B = \frac{{{I_2}{I_2}{{.10}^{ - 7}}}}{{{R^2}}}\)                    B. \(B = \frac{{\left( {{I_1}{I_2} + {I_2}{I_2}} \right){{.10}^{ - 7}}}}{{{R^2}}}\)        

C. \(B = \frac{{{I_1}{I_1}{{.10}^{ - 7}}}}{{{R^2}}}\)                      D.  B = 0

Câu 7.  Các đường sức từ trường bên trong ống dây mang dòng điện có dạng, phân bố, đặc điểm như thế nào?

A. là các đường tròn và là từ trường đều

B. là các đường thẳng vuông góc với trục ống cách đều nhau, là từ trường đều

C. là các đường thẳng song song với trục ống cách đều nhau, là từ trường đều

D. các đường xoắn ốc, là từ trường đều

Câu 8. Nhìn vào dạng đường sức từ, so sánh ống dây mang dòng điện với nam châm thẳng người ta thấy:

A. giống nhau, đầu ống dòng điện đi cùng chiều kim đồng hồ là cực bắc

B. giống nhau, đầu ống dòng điện đi cùng chiều kim đồng hồ là cực nam

C. khác nhau, đầu ống dòng điện đi ngược chiều kim đồng hồ là cực bắc

D. khác nhau, đầu ống dòng điện đi ngược chiều kim đồng hồ là cực nam

Câu 9. Hai dây dẫn thẳng dài đặt vuông góc nhau, rất gần nhau nhưng không chạm vào nhau có chiều như hình vẽ. Dòng điện chạy trong hai dây dẫn có cùng cường độ. Từ trường do hai dây dẫn gây ra có thể triệt tiêu nhau, bằng không ở vùng nào?

A. vùng 1 và 2                        B. vùng 3 và 4                        

C. vùng 1 và 3                        D. vùng 2 và 4

Câu 10. Cho dòng điện cường độ 1A chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn. Cảm ứng từ tại những điểm cách dây 10cm có độ lớn:

A. 2.10−6T                               B. 2.10−5T                              

C. 5.10−6 T                              D. 0,5.10−6 T

Câu 11. Dây dẫn thẳng dài có dòng điện 5A chạy qua. Cảm ứng từ tại M có độ lớn lũ 5 T. Điếm M cách dây một khoảng:

A. 20cm                                  B. 10cm                                  

C. 1cm                                    D. 2cm

Câu 12. Tại tâm của dòng điện tròn cường độ 5A người ta đo được cảm ứng từ B = 31,4.10−6 T. Đường kính của dòng điện tròn là:

A. 20cm                                  B. 10cm                                  

C. 2cm                                    D. lcm

Câu 13. Tại tâm của dòng điện tròn gồm 100 vòng, người ta đo được cảm ứng từ B = 62,8.10−4 T. Đường kính vòng dây là 10 cm. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng là:

A. 5A                          B. 1A                                     

C. 10A                       D. 0,5A

Câu 14. Người ta muốn tạo ra từ trường có cảm ứng từ B = 250.10−5 T bên trong một ống dây, mà dòng điện chạy trong mỗi vòng của ống dây chỉ là 2 A thì số vòng quấn trên ống phải là bao nhiêu, biết ống dây dài 50cm

A. 7490 vòng                         B. 4790 vòng                         

C. 479 vòng                            D. 497 vòng

Câu 15. Dùng loại dây đồng đường kính 0,5 mm, bên ngoài có phủ một lớp sơn cách điện mỏng quấn quanh một hình trụ tạo thành một ống dây, các vòng dây quấn sát nhau. Cho dòng điện 0,1 A chạy qua các vòng dây thì cảm ứng tù bên trong ống dây bằng:

A. 18,6.10−5T                           B. 26,1.10−5T                         

C. 25.10−5 T                            D. 30.10−5 T

Câu 16. Cảm ứng từ của một dòng điện thẳng tại điểm N cách dòng điện 2,5 cm bằng 1,8.10−5T. Tính cường độ dòng điện:

A. 1 A                                      B. 1,25 A                                

C. 2,25 A                                D. 3,25 A C

Câu 17. Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau một khoảng cố định 42 cm. Dây thứ nhất mang dòng điện 3 A, dây thứ hai mang dòng điện 1,5 A, nếu hai dòng điện cùng chiều, những điểm mà tại đó cảm ứng từ bằng không nằm trên đường thẳng:

A. song song với I1, I2 và cách I1 28 cm

B. nằm giữa hai dây dẫn, trong mặt phẳng và song song với I1, I2, cách I2 14 cm

C. trong mặt phẳng và song song với I1, I2 nằm ngoài khoảng giữa hai dòng điện cách I2 14 cm

D. song song với I1, I2 và cách I2 20 cm

Câu 18. Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau một khoảng cố định 42 cm. Dây thứ nhất mang dòng điện 3 A, dây thứ hai mang dòng điện 1,5 A, nếu hai dòng điện ngược chiều, những điểm mà tại đó cảm ứng từ bằng không nằm trên đường thẳng:

A. song song với I1, I2 và cách I1 28 cm

B. nằm giữa hai dây dẫn, trong mặt phẳng và song song với I1, I2, cách I2 14 cm

C. trong mặt phẳng và song song với I1, I2 nằm ngoài khoảng giữa hai dòng điện gần I2 cách I2 42 cm

D. song song với I1, I2 và cách I2 20 cm

Câu 19. Ba dòng điện thẳng song song vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. Khoảng cách từ điểm M đến ba dòng điện trên mô tả như hình vẽ. Xác định véc tơ cảm ứng từ tại M trong trường hợp cả ba dòng điện đều

A. 10−4T                                  B. 2.10−4 T                 

C. 3.10−4 T                              D. 4.10−4 T

Câu 20. Ba dòng điện thẳng song song vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. Khoảng cách từ điểm M đến ba dòng điện trên mô tả như hình vẽ. xác đinh véc tơ cảm ứng từ tại M trong trường hợp ba dòng điện có hướng như hình vẽ. Biết I1 = I2 = I3 = 10 A

A.  \(\sqrt 2 {.10^{ - 4}}T\)                         B.   \(\sqrt 3 {.10^{ - 4}}T\)    

C.   \(\sqrt 5 {.10^{ - 4}}T\)                    D.  \(\sqrt 6 {.10^{ - 4}}T\)

Câu 21. Ba dòng điện thẳng song song vuông góc với mặt phẳng hình vẽ có chiều như hình vẽ. Tam giác ABC đều. Xác định véc tơ cảm ứng từ tại tâm O của tam giác, biết I2 = I2 = I3 = 5 A, canh của tam giác bằng 10 cm:

A. 0                                         B. 10−5T                                 

C. 2.10−5T                               D. 3.10−5T

Câu 22. Ba dòng điện thẳng song song vuông góc với mặt phẳng hình vẽ có chiều như hình vẽ. Tam giác ABC đều. Xác định véc tơ cảm ứng từ tại tâm O của tam giác, biết I1 = I2 = 73 = 5 A, cạnh của tam giác bằng 10 cm:

A.  \(\sqrt 3 {.10^{ - 5}}T\)                          B.  \(2\sqrt 3 {.10^{ - 5}}T\)

C.  \(3\sqrt 3 {.10^{ - 5}}T\)                       D.  \(4\sqrt 3 {.10^{ - 5}}T\)

Câu 23. Ba dòng điện thẳng song song vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, có chiều như hình vẽ. ABCD là hình vuông cạnh 10 cm, I1 = I2 = I3 = 5A, xác định véc tơ cảm ứng từ tại đỉnh thứ tư D của hình vuông:

A. \(1,2\sqrt 3 {.10^{ - 5}}T\)                        B.  \(2\sqrt 3 {.10^{ - 5}}T\)

C.  \(1,5\sqrt 2 {.10^{ - 5}}T\)                        D.  \(2,4\sqrt 2 {.10^{ - 5}}T\)

Câu 24. Ba dòng điện thẳng song song vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, có chiều như hình vẽ. ABCD là hình vuông cạnh 10cm, I1 = I2 = I3 = 5A, xác đinh véc tơ cảm ứng từ tại đinh thứ tư D của hình vuông

A.   \(0,2\sqrt 3 {.10^{ - 5}}T\)                      B.  \(2\sqrt 2 {.10^{ - 5}}T\)

C.   \(1,25\sqrt 2 {.10^{ - 5}}T\)                      D.  \(0,5\sqrt 2 {.10^{ - 5}}T\)

Câu 25. Một khung dây tròn bán kính 4cm gồm 10 vòng dây. Dòng điện chạy trong mỗi vòng có cường độ 0,3A. Tính cảm ứng từ tại tâm của khung.

A. 4,7. 10−5T                             B. 3,7.10−5T                           

C. 2,7. 10−5T                           D. 1,7. 10−5T

Câu 26. Một khung dây tròn gồm 24 vòng dây, mỗi vòng dây có dòng điện cường độ 0,5 A chạy qua. Tính toán thấy cảm ứng từ ở tâm khung bằng 6,3.10−5 T. Bán kính của khung dây đó là:

A. 0,1 m                                  B. 0,12 m                               

C. 0,16 m                                D. 0,19 m

Câu 27. Một khung dây tron gồm 24 vòng dây, mỗi vòng dây có dòng điện cường độ 0,5 A chạy qua. Theo tính toán thấy cảm úng từ ở tâm khung bằng 6,3.10−5 T. Nhưng khi đo thì thấy cảm ứng tù ở tâm bằng 4,2.10~5 T, kiểm tra lại thấy có một số vòng dây bị quấn nhầm chiều ngược chiều với đa số các vòng trong khung. Hỏi có bao nhiêu số vòng dây bị quấn nhầm:

A. 2                                         B. 3                                        

C. 4                                         D. 5

Câu 28. Tính cảm ứng từ tại tâm của hai vòng tròn dây dẫn đồng tâm, bán kính một vòng là = 8 cm, vòng kia là = 16 cm, trong mỗi vòng dây đều có dòng điện cường độ I = 10 A chạy qua. Biết hai vòng dây nằm trong cùng một mặt phẳng, và dòng điện chạy trong hai vòng cùng chiều:

A. 9,8.10−5T                              B. 10,8.10−5T                         

C. 11,8.10−5 T                         D. 12,8.10−5T

Câu 29. Tính cảm ứng từ tại tâm của hai vòng tròn dây dẫn đồng tâm, bán kính một vòng là R1 = 8 cm, vòng kia là R2 = 16 cm, trong mỗi vòng dây đều có dòng điện cường độ I = 10 A chạy qua. Biết hai vòng dây nằm trong cùng một mặt phẳng, và dòng điện chạy trong hai vòng ngược chiều:

A. 2,7.10−5T                              B. 1,6.10−5T                           

C. 4,8.10−5T                            D. 3,9.10−5T

Câu 30. Tính cảm ứng từ tại tâm của hai vòng tròn dây dẫn đồng tâm, bán kính một vòng là R1 = 8 cm, vòng kia là R2 = 16 cm, trong mỗi vòng dây đều có dòng điện cường độ I = 10 A chạy qua. Biết hai vòng dây nằm trong hai mặt phẳng vuông góc với nhau.

A. 8,8. 10−5T                             B. 7,6. 10−5T                          

C. 6,8. 10−5T                           D. 3,9. 10−5T

Câu 31. Các đường sức từ của dòng điện thẳng dài có dạng là các đường:

A. thẳng vuông góc với dòng điện

B. tròn đồng tâm vuông góc với dòng điện

C. tròn đồng tâm vuông góc với dòng điện, tâm trên dòng điện

D. tròn vuông góc với dòng điện

Câu 32. Người ta xác định chiều của đường sức từ của dòng điện thẳng, đường sức từ tại tâm của dòng điện tròn lần lượt bằng quy tắc sau đây:

A. quy tắc cái đinh ốc 1, cái đinh ốc 2                       B. quy tắc cái đinh ốc 2, cái đinh ốc 1

C. quy tắc bàn tay trái, bàn tay phải                           D. quy tắc bàn tay phải, bàn tay trái

Câu 33. Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện đi qua, nằm trong mặt phẳng P, M và N là hai điểm cùng nằm trong mặt phẳng P và đối xúng nhau qua dây dẫn. Véc tơ cảm ứng từ tại hai điểm này có tính chất nào sau đây:

A. cùng vuông góc với mặt phẳng P, song song cùng chiều nhau

B. cùng vuông góc với mặt phẳng P, song song ngược chiều nhau, cùng độ lớn

C. cùng nằm trong mặt phẳng P, song song cùng chiều nhau

D. cùng nằm trong mặt phẳng P, song song ngược chiều nhau, cùng độ lớn

Câu 34. Một dây dẫn thẳng dài có đoạn giữa uốn thành hình vòng tròn như hình vẽ. Cho dòng điện chạy qua dây dẫn theo chiều mũi tên thì véc tơ cảm ứng từ tại tâm O của vòng tròn có hướng:

A. thẳng đứng hướng lên trên

B. vuông góc với mặt phẳng hình tròn, hướng ra phía sau

C. vuông góc với mặt phẳng hình tròn, hướng ra phía trước

D. thẳng đứng hướng xuống dưới

 

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

1.C

2.D

3.B

4.B

5.B

6.D

7.C

8.B

9.D

10.A

11.B

12.A

13.A

14.D

15.C

16.C

17.B

18.C

19.A

20.C

21.A

22.B

23.C

24.D

25.A

26.B

27.C

28.C

29.A

30.A

31.C

32.A

33.B

34.C

35.

36.

37.

38.

39.

40.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Bài tập xác định cảm ứng từ tại tâm của vòng tròn và trong lòng ống dây môn Vật lý 11. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?