BÀI TẬP TỰ LUẬN ÔN TẬP MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU MÔN SINH HỌC 8
Câu 1: Phản xạ là gì? Hãy nêu 1 ví dụ về phản xạ?
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích từ môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
- Ví dụ đúng đạt
Câu 2: Nơron có những chức năng gì? Kể tên các loại nơron?
Chức năng của nơron :
+ Cảm ứng: Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh.
+ Dẫn truyền xung thần kinh: Là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định.
+ Các loại nơron: nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian
Câu 3: Trình bày những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người?
- Cơ nét mặt phân hoá, biểu thị trạng thái khác nhau
- Cơ vận động lưỡi phát triển
- Cơ tay phân hoá thành nhiều nhóm nhỏ như: Cơ gập duỗi tay, cơ co duỗi các ngón đặc biệt là cơ vận động ngón cái
- Cơ bắp chân, cơ mông đùi phát triển
Câu 4: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu? Tại sao cần phải xét nghiệm máu trước khi truyền máu?
- Máu gồm:
+ Huyết tương: lỏng, trong suốt, vàng nhạt chiếm 55%
+ Các tế bào máu: đặc quánh ,đỏ thẫm gồm: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu chiếm 45%
- Chức năng của huyết tương và hồng cầu:
+ Huyết tương: duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông trong mạch dễ dàng, tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất cần thiết và các chất thải khác
+ Hồng cầu: vận chuyển khí ôxi và khí cacbonic
- Trước khi truyền máu cần phải xét nghiệm máu vì:
+ Lựa chọn nhóm máu cho phù hợp tránh tai biến (hồng cầu của người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận
+ Tránh nhận máu bị nhiễm các tác nhân gây bệnh
Câu 5: Sự vận chuyển máu qua hệ mạch diễn ra như thế nào?
- Máu được vận chuyển qua hệ mạch là nhờ sức đẩy do tim co bóp tạo ra; áp lực máu trong mạch và vận tốc máu
- Huyết áp là áp lực của máu trong hệ mạch, huyết áp tối đa khi tâm thất co, huyết áp tối thiểu khi tâm thất dãn
+ Ở động mạch máu vận chuyển với vận tốc lớn là nhờ sự co dãn của thành mạch
+ Ở tĩnh mạch máu được vận chuyển là nhờ: sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực khi ta hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra, van 1 chiều
Câu 6: Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể? Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:
- Thực bào: bạch cầu mono, bạch cầu trung tính hình thành chân giả bắt nuốt vi khuẩn rồi tiêu hoá chúng
- Bạch cầu limpho B tiết kháng thể để vô hiệu hoá vi khuẩn bằng cách kết dính chúng lại
- Bạch cầu limpho T phá huỷ tế bào đã nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng
Câu 7: Các chất trong thức ăn được phân nhóm như thế nào? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm? Các chất trong thức ăn được phân nhóm:
+ Chất vô cơ: Gluxit, lipit, protein, vitamin, axit nucleic
+ Chất hữu cơ: nước, muối khoáng
- Đặc điểm mỗi nhóm:
+ Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hoá: Gluixt, lipit, protein, axit nucleic
+ Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hoá: Vitamin, nước, muối khoáng
Câu 8: Nêu các cơ quan trong hệ tiêu hoá người?
- Ống tiêu hoá: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn
- Tuyến tiêu hoá: tuyến nước bọt, tuyến gan , tuyến tuỵ , tuyến vị , tuyến ruột
Câu 9: Trình bày các con đường vận chuyển và hấp thụ các chất dinh dưỡng? Nêu vai trò của ruột già?
- Các chất dinh dưỡng được vận chuyển và hấp thụ theo 2 đường:
- Đường máu : đường ,axit béo và glixêrin, axit amin, muối khoáng, nước, viamin tan trong nước
- Đường bạch huyết: lipit, vitamin tan trong dầu .
- Vai trò của ruột già:
+ Hấp thụ nước cần thiết cho cơ thể.
+ Thải phân (chất cặn bã) ra khỏi cơ thể.
Câu 10: Dạ dày có cấu tạo phù hợp với chức năng tiêu hoá như thế nào? Trình bày các hoạt động tiêu hoá diễn ra ở dạ dày?
- Dạ dày có hình túi thắt 2 đầu, dung tích 3 lít
- Thành dạ dày có 4 lớp: lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.
+ Lớp cơ dày, khoẻ gồm 3 lớp: cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo.
+ Lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.
- Các hoạt động tiêu hoá ở dạ dày:
+ Biến đổi lí học: Sự tiết dịch vị → hoà loãng thức ăn, sự co bóp của dạ dày → đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị.
+ Biến đổi hoá học: hoạt động của enzim pepsin → phân cắt protêin dạng chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3 – 10 axit amin.
Câu 11: Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng? Các chất dinh dưỡng sau khi tiêu hoá ở ruột non sẽ được hấp thụ theo những con đường nào? Kể ra?
- Cấu tạo của ruột non phù hợp với việc hấp thụ chất dinh dưỡng :
+ Lớp niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp.
+ Có nhiều lông ruột và lông cực nhỏ.
+ Ruột non dài (2,8 – 3 m ) → tổng diện tích bề mặt ruột đạt 400 – 500 m2
+ Mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột
Các chất dinh dưỡng sau khi tiêu hoá ở ruột non sẽ được hấp thụ qua thành ruột theo 2 đường
+ Đường máu: đường đơn, axit amin, glixơrin và axit béo, các vitamin tan trong nước, muối khoáng và nước.
+ Đường bạch huyết: lipit, các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K).
---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập tự luận ôn tập mức độ thông hiểu Sinh học 8 năm 2020. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: