Bài tập tự luận ôn tập mức độ vận dụng Sinh học 8 năm 2020

BÀI TẬP TỰ LUẬN ÔN TẬP MỨC ĐỘ VẬN DỤNG MÔN SINH HỌC 8

 

I. Vận dụng thấp

Câu 1: Thành phần hoá học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương ? Để cơ và xương chắc khoẻ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì?

Xương gồm 2 thành phần chính là chất cốt giao (chất hữu cơ) và muối khoáng (chất vô cơ)

- Ý nghĩa: Nhờ sự kết hợp của 2 thành phần này làm cho xương có tính bền chắc và có tính mềm dẻo.

- Để cơ và xương phát triển cân đối chúng ta cần:

 + Có chế độ dinh dưỡng  hợp lí.

 + Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng.

 + Rèn luyện thân thể, lao động vừa sức.

Câu 2: Sự to ra và dài ra của xương là do đâu? Để cơ và xương chắc khoẻ, phát triển cân đối chúng ta cần phải làm gì?

Sự to ra của xương là do sự phân chia của các tế bào màng xương

Sự dài ra của xương là do sự phân chia của các tế bào ở sụn tăng trưởng

- Để cơ và xương phát triển cân đối  chúng ta cần:

 + Có chế độ dinh dưỡng  hợp lí.

 + Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng.

 + Rèn luyện thân thể, lao động vừa sức.

Câu 3: Nêu nguyên nhân của sự mỏi cơ? Biện pháp chống mỏi cơ? Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ có tác dụng gì?

- Nguyên nhân của sự mỏi cơ:

+ Lượng ôxi  cung cấp cho cơ thiếu.

+ Năng lượng cung cấp ít.

+ Sản phẩm tạo ra là aixt lactic tích tụ, đầu độc cơ, làm cơ mỏi.

- Biện pháp chống mỏi cơ:

+ Hít thở sâu.

+ Xoa bóp cơ, uống nước đường.

+ Cần có thời gian lao động, học tập, nghỉ ngơi hợp lí.

+ Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao dẫn tới:

+ Tăng thể tích cơ (cơ phát triển).

+ Tăng lực co cơ → hoạt động tuần hoàn, tiêu hoá, hô hấp có hiệu quả → tinh thần sảng khoái. lao động cho năng suất cao.

Câu 4: Hãy vẽ sơ đồ mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu ở người ? Nêu các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu?

- Sơ đồ truyền máu:

- Nguyên tắc tuân thủ khi truyền máu: Trước khi truyền máu cần phải xét nghiệm máu để: Lựa chọn nhóm máu cho phù hợp tránh tai biến ( hồng cầu của người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận) tránh nhận máu bị nhiễm các tác nhân gây bệnh.

Câu 5: Đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng?

- Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp.

- Có nhiều lông ruột và lông cực nhỏ.

- Mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc.

- Ruột dài → tổng diện tích bề mặt 500 m2.

Câu 6: Trình bày cấu tạo của hệ tuần hoàn máu? Nêu các biện pháp bảo vệ và rèn luyện hệ tim mạch?

- Cấu tạo hệ tuần hoàn:
- Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch.

+ Tim có 4 ngăn : 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất.

+ Nửa phải chứa máu đỏ thẫm, nửa trái chứa máu đỏ tươi.

- Hệ mạch:

+ Động mạch: xuất phát từ tâm thất.

+ Tĩnh mạch: trở về tâm nhĩ.

+ Mao mạch: nối giữa động mạch với tĩnh mạch.

- Các biện pháp bảo vệ và rèn luyện hệ tim mạch:

+ Tránh các tác nhân gây hại.

+ Tạo cuộc sống tinh thần thoải mái, vui vẻ.

+ Lựa chọn cho mình 1 hình thức rèn luyện phù hợp.

+ Cần rèn luyện thường xuyên để nâng dần sức chịu đựng của tim mạch và cơ thể.

II. Vận dụng cao

Câu 1: Cung phản xạ là gì? Hãy kể các thành phần của 1 cung phản xạ?

- Cung phản xạ: là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng 

Các thành phần của 1 cung phản xạ:

+ Cơ quan thụ cảm.

+ Nơron hướng tâm.

+ Nơron trung gian.

+ Nơron li tâm.

+ Cơ quan phản ứng   

- Vận dụng kiến thức và giải thích phản xạ: “ Kim đâm vào tay rút lại”?

Kim đâm vào tay (kích thích ) → Cơ quan thụ cảm (da) \(\xrightarrow{{Noron hướng tâm}}\) Trung ương thần kinh \(\xrightarrow{{Noron ly tâm}}\) Các cơ ở ngón tay → Co tay, rút lại.

Câu 2: Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân?

  • Hộp sọ phát triển.
  • Cột sống cong 4 chổ.
  • Lồng ngực nở rộng sang 2 bên.
  • Xương chậu nở rộng.
  • Xương đùi to, khoẻ.
  • Xương bàn chân: Xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm.
  • Xương gót lớn phát triển  về  phía sau.

Câu 3: Trình bày các tác  nhân có hại cho hệ tim mạch? Nêu các biện pháp bảo vệ và rèn luyện hệ tim mạch?

- Các tác nhân có hại cho hệ tim mạch:

+ Khuyết tật tim, phổi xơ

+ Bị sốc mạnh, sốt cao, mất nhiều máu…

+ Sử dung chất kích thích.

+ Ăn thức ăn chứa nhiều mỡ động vật.

+ Do một số virut, vi khuẩn.

+ Do luyện tập thể thao quá sức.

- Các biện pháp bảo vệ và rèn luyện hệ tim mạch:

+Tránh các tác nhân có hại cho hệ tim mạch.

+ Tạo cuộc sống tinh thần vui vẻ, thoải mái.

+ Lựa chọn cho mình 1 hình thức rèn luyện phù hợp.

+ Cần rèn luyện thường xuyên để nâng dần  sức chịu đựng của tim mạch và cơ thể

Câu 4: Nhờ đâu nhà du hành vũ trụ, người lính cứu hoả, người thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong môi trường thiếu khí ôxi?

- Nhờ có thiết bị cung cấp  ôxi đảm bảo sự hô hấp bình thường mà nhà du hành vũ trụ, lính cứu hoả, thợ lặn có thể hoạt động trong các môi trường thiếu khí ôxi

Câu 5: Phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?

- Miễn dịch tự nhiên: là khả năng tự chống bệnh của cơ thể (cơ thể tự tiết kháng thể)
- Miễn dịch nhân tạo: là tạo cho cơ thể khả năng miễn dịch bằng cách tiêm vacxin.

Câu 6: Nêu các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại? Trồng nhiều cây xanh có lợi gì trong việc làm sạch bầu không khí quanh ta?

- Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại:

+ Xây dựng môi trường trong sạch 

+ Không hút thuốc lá.

+ Đeo khẩu trang khi lao động ở nơi có nhiều bụi 

Trồng  nhiều cây xanh có lợi:

+ Cây xanh quang hợp lấy vào khí CO2, nhả ra khí O2 → giúp cân bằng hàm lượng khí O2 và CO2 trong không khí.

+ Cây xanh góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường: lá cây ngăn bụi, khí độc, diệt vi khuẩn, giảm nhiệt độ môi trường …

  ---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập tự luận ôn tập mức độ vận dụng Sinh học 8 năm 2020. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?