Một số bài tập xác định các chỉ số tuần hoàn, hô hấp bồi dưỡng HSG Sinh học 8 năm 2020

MỘT SỐ BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ SỐ TUẦN HOÀN, HÔ HẤP

BỒI DƯỠNG HSG SINH HỌC 8 NĂM 2020

 

1, Tuần Hoàn.

a. Bài tập minh họa

Câu 1:

Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kỳ tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi:

1. Số lần mạch đập trong một phút?

2. Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim?

3. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?

Giải

1.

- Trong một phút tâm thất trái đã co và đẩy:

         7560 : (24. 60) = 5,25 lít.

- Số lần tâm thất trái co trong một phút là:

         (5,25. 1000) : 70 = 75 ( lần)

Vậy số lần mạch đập trong một phút là: 75 lần.

2.

- Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim là:

( 1 phút = 60 giây) à ta có : 60 : 75 = 0,8 giây.

         Đáp số : 0,8 giây.

3. Thời gian của các pha:

- Thời gian của pha dãn chung là : 0,8 : 2 = 0,4 (giây)

- Gọi thời gian pha nhĩ co là x giây -> thời gian pha thất co là 3x .

           Ta       có x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4

  •  x = 0,1 giây.

Vậy trong một chu kỳ co dãn của tim:

Tâm nhĩ co hết : 0,1 giây.

Tâm thất co hết : 0,1 . 3 = 0,3 giây.

Câu 2: Cho biết tâm thất mỗi lần co bóp đẩy đi 87,5 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng ½ chu kì co, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha con tâm thất. Hỏi :

a) Số lần mạch đập trong một phút?

b) Thời gian hoạt động của một chu kì tim ?

c/ Thời gian hoạt động của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất và dãn chung?

Giải

Đổi :      7560 lit  =  7560.000 ml

   - Số phút trong 1 ngày đêm là :              24 giờ    x    60  phút        =  1440 phút

   - L­ượng máu đẩy đi trong 1 phút là :    7560.000 ml  :  1440      =   5250  ml

   - Vậy số lần mạch đập là :                    5250  ml  :   87,5 ml        =   60  ( lần )

   * Vậy một chu kì co tim là :                  60  giây     :   60 lần       =   1 ( giây / lần )

   == >  Pha giãn chung là :                     1 giây :  2   =  0,5 giây

  == >   Gọi thời gian Thất co = X ( giây )   ;       thì nhĩ co là : 

        Ta có :  Nhĩ co  +  Thất co  =  1 – 0,5  =  0,5 giây

  == >     +  X   =   0, 5            ;       Giải ra ta có  :   X  =  0, 375 giây

  == >  Nhĩ co là :  0,375  : 3   =  0,125

b. Bài tập đề nghị

Câu 1: Một người có 5l máu. Bình thường hàm lượng Hb trong máu khoảng 15g/ 100ml máu có khả năng liên kết với 20ml oxi.

a. Người đó có thể có nao nhiêu ml oxi trong máu?

b. Khi người đó sống ở vùng núi cao( 4000m) thì hàm lượng Hb tăng hay giảm? Vì sao?

Câu 2: Nhịp tim của một người là 60 lần/ phút. Căn cứ vào chu kì chuẩn ở người, hãy tính thời gian của các pha trong chu kì tim.

Khi bị ốm, tim người này đập nhanh hơn ( 95 lần/ phút). Tính thời gian của các pha. Nếu tình trạng này kéo dài lâu thì có ảnh hưởng gì tới tim không? Giải thích.

2. Hô Hấp

Câu 1:   Gọi X là khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường.

Gọi  Y ,,        ,,       ,,      ,,      sau khi thở ra bình thường.

Gọi  A  ,,      ,,       ,,       ,,     sau khi hít vào gắng sức

Gọi  B  ,,      ,,       ,,       ,,     sau khi thở ra gắng sức.

Hãy tính :

a)  Thể tích khí lưu thông.

b)  Thể tích khí bổ sung.

c)   Thể tích khí dự trữ.

d)   Dung tích sống.

Giải

  a) Thể tích khí lưu thông  =  V (hít vào thường)  -  V ( khí có trong phổi sau thở ra thường)

                     == >  V (lưu thông )  =  X  -  Y

 b) Thể tích khí bổ sung = V (khí có trong phổi khi hít vào thường)  -V (khí có trong phổi khi hít vào sau)

 c) Thể tích khí dự trữ = V (khí có trong phổi khi hít vào thường) - V(khí có trong phổi khi hít vào sâu)

d)  Dung tích sống  =  V(khí có trong phổi khi hít vào sâu)  - V(khí có trong phổi khi thở ra sâu)

Câu 2:  Cho biết thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường nhiều gấp 7 lần thể tích khí lưu thong. Thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào tận lực là 5200ml. Dung tích sống la 3800ml. Thể tích khí dự trữ là 1600ml. Hỏi

1. Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức

2. Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường

2. Kí hiệu V: Thể tích khí

Giải

Gọi V lưu thông là X ml => V khí hít vào bình thường là 7X ml

 1. V khí thở ra gắng sức = V hít vào sâu - V dung tích sống.

    V (thở ra gắng sức)  =   5200  - 3800  =  1400 (ml)

2. V hít vào thường = V lưu thông  + V thở ra thường    (1)

    V thở ra thường  =  V thở ra sâu  + V dự trữ 

= 1400  + 1600  = 3000 ml 

 Thay vào (1) ta có: 7X   =  X  +  3000

  = >  6 X   =   3000 ml            X   =  500  ml 

V khí hít vào thường là: 7  x   500  =  3500 ml

V (thở ra gắng sức)  = 1400 ml

V (hit vào thường) = 3500 ml

Câu 3

Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 420 ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 12 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào là 620 ml không khí.

a)  Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu?

b)  So sánh lượng khí hữu ích giữa hô hấp thường và hô hấp sâu?

c)  ý nghĩa của việc của hô hấp sâu?

( Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là 150 ml ).

Giải

a/      Theo đề bài ra, khi ng­ười ta hô hấp bình th­ường khí l­ưu thông trong 1 phút là :

18.420 = 7560 (ml)

- Lư­u l­ ượng khí ở khoảng chết mà ng­ười đó hô hấp thư­ờng là ( vô ích ):

         18.150 = 2700 (ml).

- Lư­ợng khí hữu ích 1 phút hô hấp thư­ờng là:

         7560 – 2700 = 4500 (ml)

b/      Khi ng­ười đó hô hấp sâu:

- Lư­u l­ượng khí l­ưu thông là:

         12.620 = 7460 (ml).

- L­ưu l­ượng khí vô ích ở khoảng chết là:

         12.150 = 1800 (ml).

-  1 phút ng­ười đó hô hấp sâu với l­ưu l­ượng khí là :

  1. – 1800 = 5660 (ml)

d/L­ượng khí hô hấp sâu hơn hô hấp thư­ờng là: 5660– 4500 = 1160 (ml)

3. Trao đổi chất

Câu 1:

Một nữ sinh lớp 8 trong một ngày có nhu cầu về năng lượng là 2234 kcal. Biết tỉ lệ thành phần từng loại thức ăn là: Gluxit = 5 Prôtêin = 20 Lipít.

a. Hãy tính khối lượng từng loại thức ăn cần dùng.

b. Tính thể tích khí Ôxi cần dùng để ôxi hoá hoàn toàn lượng thức ăn trên

biết theo giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn thì khi oxi hoá hoàn toàn cần:

+ 1 gam Gluxit cần 0,83 lít Ôxi và giải phóng 4,3 kcal.

+ 1 gam Prôtêin  cần 0,97 lít Ôxi và giải phóng 4,1 kcal.

+ 1 gam Lipit cần 2,03 lít Ôxi và giải phóng 9,3 kcal.

Giải

  1. Tính khối lượng từng loại thức ăn cần dùng.

Theo bài ra Gluxit = 5 Prôtêin = 20 Lipit Þ  Pr =  ; Li =

Ta có phương trình:

      G.4,3 + Pr.4,1 + Li.9,3 = 2234 kcal

⇔ \(G \times 4,3 + \frac{G}{5} \times 4,1 + \frac{G}{{20}} \times 9,3 = 2234kcal\)

⇔ G.( 4,3 + \(\frac{{4,1}}{5} + \frac{{9,3}}{{20}}\) ) = 2234 kcal.

⇔ G. 5,585 = 2234 kcal.

⇔ G = \(\frac{{2234}}{{5,585}} = 400gam\)

Suy ra: Khối lượng Gluxit là 400 gam

            Khối lượng Prôtêin là 400 : 5 = 80 gam

            Khối lượng Lipít là 400 : 20 = 20 gam

  1. Thể tích khí Ôxi cần dùng để ôxi hoá hoàn toàn lượng thức ăn trên.

     Theo câu a ta cóthể tích khí ôxi cần dùng là:

          G.0,83 + Pr.0,97 + Li.2,03 = 400.0,83 + 80.0,97 + 20.2,03 = 450,2 lít

c. Thể tích khí Ôxi cần dùng để ôxi hoá hoàn toàn lượng thức ăn trên.

     Theo câu a ta cóthể tích khí ôxi cần dùng là:

          G.0,83 + Pr.0,97 + Li.2,03 = 400.0,83 + 80.0,97 + 20.2,03 = 450,2 lít

     Vậy cần dùng 450,2 lít khí Ôxi để ôxi hoá hoàn toàn lượng thức ăn trên.

Câu 2.

Khi ô xi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn cơ thể đã sử dụng hết 595,2 lít ô xi.

Biết tỉ lệ các loại thức ăn là 1: 3: 6 theo thứ tự Lipit, Protein, Gluxit (Li, Pr, G).

         a. Tính  khối lượng từng loại thức ăn trong hỗn hợp trên?

         b. Tính năng lượng sản ra khi ôxi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn trên?

            Biết để ô xi hóa hoàn toàn:

         + 1 gam Gluxit cần 0,83 lít ôxi và giải phóng 4,3 kcal.

+ 1 gam Prôtêin  cần 0,97 lít ôxi và giải phóng 4,1 kcal.

+ 1 gam Lipit cần 2,03 lít ôxi và giải phóng 9,3 kcal

Giải

a) Tính khối lượng từng loại thức ăn cần dùng.

Theo bài ra: Lipit: Prôtêin : Gluxit  = 1: 3 : 6 Þ  Pr =3.Li ; G = 6.Li    (1)

Ta có phương trình:      0,83. G + 0,97. Pr + 2,03. Li = 595,2                ( 2)

Thay (1) vào( 2) ta được: 0,83.6Li + 0,97. 3Li  + 2,03 .Li  = 595,2       (3)

Giải (3) được: Li = 60 => Pr = 3.60 = 180 gam; G = 6.60 = 360 gam

 b) Tính năng lượng sinh ra khi ôxi hóa hoàn toàn lượng thức ăn trên:

Theo giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn ở đề bài:

=>   năng lượng =  4,3 . 360 + 4,1 . 180 + 9,3 . 60 = 2844   kcal

  ---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Một số bài tập xác định các chỉ số tuần hoàn, hô hấp bồi dưỡng HSG Sinh học 8 năm 2020. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?