CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG-CẢM ỨNG
Câu 1: Nêu vai trò của quá trình quang hợp?
- Tạo nguồn chất hữu cơ cho sự sống trên trái đất.
- Tích lũy năng lượng: Biến đổi năng lượng vật lý (ánh sáng) thành năng lượng hóa học (ATP) dự trữ trong các hợp chất hữu cơ.
- Quang hợp giữ sạch bầu khí quyển, cân bằng nồng độ CO2, O2 trong khí quyển.
Câu 2: Nêu các đặc điểm về hình thái, cấu trúc của lá phù hợp với chức năng quang hợp?
- Lá có dạng bản diện tích bề mặt lớn hướng bề mặt lá vuông góc với tia sáng nhất. Hấp thụ các tia sáng
- Phiến lá mỏng Thuận lợi cho khí khuếch tán vào ra dễ dàng
- Trong lớp biểu bì của mặt lá có số lượng khí khổng lớn. Thuận lợi cho khí CO2 khuếch tán vào dễ dàng
- Lá có 1 hoặc 2 lớp mô giậu chứa lục lạp nằm sát lớp biểu bì. Hấp thụ các tia sáng chiếu lên lá
- Dưới lớp mô giậu là mô khuyết có các khoảng gian bào lớn. Ánh sáng xuyên qua dễ dàng
- Có hệ mạch dẫn dày đặc Vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của quá trình quang hợp
Câu 3: Nêu đặc điểm của cấu trúc hạt, chất nền trong lục lạp liên quan đến việc thực hiện pha sáng, pha tối của quang hợp ?
- Pha sáng: thực hiện trên cấu trúc hạt grana : Cấu trúc hạt (grana) có chứa hệ sắc tố quang hợp, các trung tâm phản ứng và các chất truyền điện tử : phù hợp với các hoạt động trong pha sáng (oxi hóa nước và hình thành NADPH).
- Pha tối: cơ chất (Chất nền –stroma) : Chất nền (stroma) có cấu trúc dạng keo, trong suốt và chứa một lượng lớn enzim cacboxi hóa : phù hợp với các hoạt động trong pha tối (khử CO2).
Câu 4: So sánh quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM. Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?
* Giống nhau:
- Diễn biến của pha sáng.
- Pha tối: cả 3 nhóm đều có chu trình Canvin tạo ra AlPG rồi từ đó hình thành nên các hợp chất cacbohidrat.
* Khác nhau:
Chỉ số so sánh | QH ở thực vật C3 | QH ở thực vật C4 | QH ở thực vật CAM |
1. Nhóm thực vật | Đa số các loại thực vật chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới như lúa, khoai, sắn … | Một số thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới như ngô, mía, cỏ gấu … | Gồm các thực vật ở vùng sa mạc như dứa, xương rồng … |
2. Chất nhận CO2 | RiDP (Ribôlôzơ 1-5 diP) | PEP (Photphoenolpiruvat) | PEP (Photphoenolpiruvat) |
3. Sản phẩm đầu tiên | APG (H/chất 3C) | AOA (H/chất 4C) hay AM | AOA (H/chất 4C) hay AM |
4. Thời gian cố định CO2
| Chỉ 1 giai đoạn vào ban ngày | Cả 2 giai đoạn đều vào ban ngày | Giai đoạn 1 vào ban đêm, giai đoạn 2 vào ban ngày |
5. Các tế bào QH của lá | Tế bào nhu mô | Tế bào nhu mô và tế bào bao bó mạch | Tế bào nhu mô |
6. Sự phân bố của lục lạp | Một | Hai | Một |
Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2.
- Khi nồng độ CO2 thấp, tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng không nhiều, nhưng khi nồng độ CO2 tăng lên thì tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng rất mạnh.
- Tại trị số nồng độ CO2 thích hợp, khi cường độ ánh sáng vượt qua điểm bù, cường độ quang hợp tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến điểm bão hòa sánh sáng. Tại điểm bão hòa ánh sáng, nếu tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp cũng không tăng.
Câu 5: Hô hấp là gì và vai trò của nó?
1. Khái niệm:
- Hô hấp là quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể.
- Phương trình tổng quát : C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Q.
2. Vai trò của hô hấp:
- Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- Năng lượng hóa học được giải phóng dạng ATP sử dụng cho hoạt động sống. trong hô hấp 1 phân tử glucozo tạo được 38 ATP.
- Tạo nhiều sản phẩm trung gian, là nguyên liệu để tổng hợp các chất trong cơ thể.
Hô hấp được xem như quá trình tổng hợp cả về năng lượng lẫn vật chất.
Câu 6: Nêu các giai đoạn của hô hấp xảy ra ở thực vật?
1. Giai đoạn đường phân (xảy ra ở tế bào chất): Glucôzơ → Axit piruvic + ATP + NADH
2. Giai đoạn 2: Hô hấp hiếu khí hoặc phân giải kị khí (lên men) tùy theo sự có mặt của O2
- Nếu có O2: Hô hấp xảy ra tại ti thể theo chu trình Crep :
Acid piruvic → CO2 + ATP + NADPH + FADH2
- Nếu thiếu O2: Tạo ra rượu etilic hoặc Acid lactic :
+ Acid piruvic → Rượu Etilic + CO2 + Q
+ Acid piruvic → Acid lactic + Q
3. Giai đoạn 3: Chuỗi truyền electron và quá trình photphorin hoá oxi hoá tạo ra ATP và H2O có sự tham gia của O2
Câu 7: RQ là gì và ý nghĩa của nó?
1. Khái niệm: Là tỷ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.
- RQ của nhóm cacbohidrat =1, thì cây hô hấp bình thường,tình trạng cây bình thường
- RQ của nhóm lipit, protein <1, thì tình trạng cây suy giảm nặng vì đã huy động cấu trúc tế bào để hô hấp
- RQ của nhiều axit hữu cơ >1, thì tình trạng cây suy giảm
2. Ý nghĩa: Biết được nguyên liệu đang hô hấp và tình trạng hô hấp của thực vật để có biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng hợp lý.
Câu 8: Nêu sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí ở cơ thể thực vật?
Điểm phân biệt | Hô hấp kị khí | Hô hấp hiếu khí |
Ôxy | Không cần ôxy | Cần ôxy |
Nơi xảy ra | Tế bào chất | Ti thể |
Sản phẩm | Lên men tạo ra rượu êtilic hoặc axit lactic. | CO2, H2O, tích lũy ATP. |
Năng lượng | Ít tích lũy năng lượng, nlượng chủ yếu ở dạng nhiệt | Tích lũy 38 ATP. |
Câu 9: Vì sao phải tách chiết hỗn hợp sắc tố bằng sung môi hữu cơ?
- Phải tách chiết sắc tố bằng dung môi hữu cơ vì các sắc tố chỉ hòa tan được trong dung mỗi hữu cơ chứ không hòa tan được trong các dung môi vô cơ.
- Ví dụ: Nhóm carotenoit hòa tan tốt trong benzen, nhóm clorophyl thì không.
Câu 10: Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp sắc tố?
Nguyên tắc tách chiết các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp sắc tố: mỗi nhóm sắc tố chỉ hòa tan được trong 1 loại dung môi hữu cơ nhất định, nên dùng các loại dung môi hữu cơ khác nhau sẽ tách riêng được từng nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp sắc tố.
Câu 11: Trình bày sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín?
Điểm phân biệt | Hệ tuần hoàn hở | Hệ tuần hoàn kín |
1. Đại diện | Thân mềm, chân khớp | Giun đốt, mực ống, bạch tuộc, động vật có xương sống |
2. Đặc điểm cấu tạo | - Cấu tạo tim đơn giản - Giữa động mạch và tĩnh mạch không có mạch nối (hở) | - Cấu tạo tim phức tạp - Máu vận chuyển trong một hệ thống mạch kín |
3. Đặc điểm hoạt động | - Tim co bóp máu vận chuyển vào xoang cơ thể thực hiện trao đổi chất tập trung vào hệ thống mạch góp hoặc lỗ trên tim tim - Máu vận chuyển dưới áp lực thấp nên máu đến cơ quan chậm | - Tim co bóp máu vào động mạch các cơ quan tĩnh mạch tim
- Máu vận chuyển dưới áp lực cao nên máu đến cơ quan nhanh. |
Câu 12: Trình bày sự tiến hóa trong cấu tạo hệ tuần hoàn giữa các lớp trong ngành động vật có xương sống?
Chiều hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn ở giới động vật:
+ Từ chưa có hệ tuần hoàn đến có hệ tuần hoàn
+ Từ hệ tuần hoàn tim 2 ngăn tim 3 ngăn tim 4 ngăn
+ Từ hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn kín
+ Từ hệ tuần hoàn đơn đến hệ tuần hoàn kép
+ Từ hệ tuần hoàn có sự pha trộn máu đến hệ tuần hoàn không có sự pha trộn máu
Câu 13: Trình bày các quy luật hoạt động của tim?
a. Cơ tim hoạt động theo quy luật “ Tất cả hoặc không có gì”
- Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng → cơ tim không co bóp.
- Khi kích thích ở cường độ trên ngưỡng → cơ tim co tối đa.
- Khi kích thích ở cường độ trên ngưỡng → cơ tim không co mạnh hơn nữa.
b. Cơ tim có khả năng hoạt động tự động
- Tim ở người, động vật khi cắt rời ra khỏi cơ thể vẫn có khả năng co bóp nhịp nhàng nếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và O2 với nhiệt độ thích hợp.
- Hoạt động của tim có tính tự động, do trong thành tim có các tập hợp sợi đặc biệt gọi là hệ dẫn truyền tim.
* Hệ dẫn truyền tim: Nút xoang nhĩ tự phát nhịp xung được truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin phân bố trong hai thành tâm thất → làm các tâm nhĩ, tâm thất co.
c. Tim hoạt động theo chu kỳ:
- Tim co dãn nhịp nhành theo chu kỳ: Bắt đầu pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất và kết thúc là pha dãn chung, chu kì cứ thế diễn ra liên tục
Câu 14: Huyết áp là gì? Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm? Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng? Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch. Tại sao ăn nhiều muối có thể làm tăng huyết áp?
1. Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch.
2. Tim đập nhanh, mạnh sẽ bơm một lượng máu lớn lên động mạch " gây áp lực mạnh lên thành động mạch " huyết áp tăng. Tim đập chậm và yếu thì lượng máu bơm lên động mạch ít " áp lực tác dụng lên thành động mạch yếu " huyết áp giảm.
3. Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do tính tự động của tim. Tính tự động của tim có được do hệ dẫn truyền tim – là tập hợp các sợi đặc biết có trong thành tim, gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.
4. Sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch: tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch.
- Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện tăng dần nên tốc độ máu giảm dần.
- Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên máu chảy với tốc độ chậm nhất.
- Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện giảm dần nên tốc độ máu tăng dần.
5. Tại vì: ăn nhiều muối gây giữ nhiều nước " thận tăng cường tái hấp thu nước " áp suất thẩm thấu bị thay đổi " khối lượng máu tăng lên gây ra một áp lực lớn lên thành mạch " huyết áp tăng.
Câu 15: Trình bày cơ chế của hoạt động điều hòa tim mạch?
1. Điều hòa hoạt động tim: Ngoài hệ dẫn truyền tự động của tim, tim còn chịu sự điều khiển của trung ương giao cảm và đối giao cảm qua dây thần kinh trung ương.
- Dây giao cảm → làm tăng nhịp và sức co tim.
- Dây đối giao cảm → làm giảm nhịp và sức co tim.
2. Sự điều hòa hoạt động hệ mạch
- Nhánh giao cảm → co thắt mạch ở những nơi cần ít máu.
- Nhánh đối giao cảm → dãn nở mạch ở những nơi cần nhiều máu.
3. Phản xạ điều hòa hoạt động tim mạch
- Các xung thần kinh từ các thụ quan áp lực và thụ quan hóa học – nằm ở cung động mạch và xoang động mạch cổ → Sợi hướng tâm→ trung khu vận hành mạch trong hành tủy→ Điều chỉnh áp suất và vận tốc máu.
* Khi huyết áp giảm hoặc khi nồng độ khí CO2 trong máu tăng → tim đập nhanh và mạnh, mạch co lại → áp lực máu tăng → máu chảy mạnh.
* Khi lượng máu cung cấp cho não không đủ → tăng cường hoạt động của tim và co mạch ở các khu vực không hoạt động → dồn máu cho não.
{-- Để xem nội dung đề và đáp án từ câu 16-20 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bài tập tự luận ôn tập chuyển hóa vật chất, năng lượng và cảm ứng Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Bài tập trắc nghiệm ôn tập Cảm ứng ở động vật Sinh học 11 có đáp án
- Kiến thức trọng tâm chuyên đề: Sinh sản ở động vật Sinh học 11
Chúc các em học tập tốt !