Bài tập tự luận Anken môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Phạm Phú Thứ

BÀI TẬP TỰ LUẬN VỀ ANKEN MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ

 

Bài 1 : Anken (olefin) là gì? So sánh thành phần nguyên tố và đặc điểm cấu tạo của ankan và anken.

Bài 2 : Viết công thức tất cả các đồng phân và gọi tên các anken có công thức phân tử sau : C4H8 và C5H10.

Bài 3 : Trình bày nội dung qui tắc cộng Maccopnhicop? Cho ví dụ minh họa.

Bài 4 : Hoàn thành phương trình phản ứng :

1. CH2=CH2   +   HBr   →

2. CH2=CH2   +   ?  →    CH3-CH2-OH

3. CH3-CH=CH2   +   HBr   →

4. CH2=CH2   +   KMnO4   +   H2O  →

Bài 5 : Phản ứng trùng hợp là gì? Giữa phản ứng trùng hợp và phản ứng cộng hợp có gì giống nhau và khác nhau? Cho ví dụ.

1. Điều kiện để xảy ra phản ứng trùng hợp?

2. Viết sơ đồ tóm tắc phản ứng trùng hợp của mỗi chất sau :

CH2=CH2                   CH2=C(CH3)2               CH2=CHCl               CF2=CF2

Bài 6 : Viết phản ứng điều chế các chất sau đây từ những anken thích hợp :

1. CH3-CHBr-CHBr-CH3.

2. CH3-CH2-CCl(CH3)2.

3. CH3-CHBr-CH(CH3)2.

4. Polivinyl Clorua (PVC).

Bài 7 : Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ sau :

a. C2H5COONa  →  C2H6  → C2H4  → C2H4(OH)2

b. C2H5OH  →  C2H4  →  C2H5Cl  →  C2H4

Bài 8 : Dùng phương pháp hóa học để :

1. Phân biệt metan và etilen.

2. Làm sạch metan có lẫn etilen.

3. Phân biệt 2 chất lỏng hexen-1 và xiclohexan.

Bài 9 : Viết các phương trình phản ứng theo chuỗi biến hóa sau :

a. C3H8  →  C3H6  →  C3H7Cl

b. Natri axetat  →  metan   → cacbon  →  metan  →  clorofom.

Bài 10 : Viết công thức cấu tạo và gọi tên các anken điều chế được khi tách nước từ các ancol sau :

a. CH3-CHOH-CH3                                     

c. CH3-CH2-CH2-CH2-OH            

b. CH3-CH2-CH2-OH                                 

d. (CH3)3C-OH

Bài 11 : Hai anken khí X, Y cho hợp nước chỉ cho 2 ancol.

1. Tìm công thức cấu tạo của X, Y ,viết phương trình phản ứng.

2. Viết phản ứng trùng hợp hợp X, Y.

Bài 12 : Bổ túc và hoàn thành các phản ứng :

1. A  →  B   +   C                                 

4. B   +   E  → D

2. B   +   H2 → G                                       

5. B   +   C  →  1 sp duy nhất

3. G   +   Cl2  →  D   +   E                                         

6. B  →  PE

Bài 13 : Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất khí CH4, C2H4, H2, CO2. Viết các phản ứng xảy ra.

Bài 14 : Cho hoá hơi 0,345g hỗn hợp 2 olefin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thì chiếm thể tích 168ml ở (đktc).

1. Xác định công thức phân tử 2 olefin.

2. Suy ra % thể tích của hỗn hợp.

3. Tính % khối lượng

Bài 15 : Cho 3,5g anken A phản ứng với 50g dung dịch brom 40% thì vừa đủ. Tìm công thức của anken A. Từ A viết phương trình phản ứng điều chế etylen glicol. 

Bài 16 : Một hiđrocacbon A chứa 85,71% C.

a. Tìm công thức nguyên của A.

b. Cho A tác dụng với dung dịch Br2 được sản phẩm cộng B chứa 85,11% brom. Hãy suy ra công thức phân tử, công thức cấu tạo, gọi tên  A, B.

Bài 17 : A và B là hai đồng đẳng liên tiếp nhau. Cho 13,44 lít hỗn hợp hai anken A và B (đktc) qua bình đựng dung dịch brom thấy bình tăng thêm 28g.

a. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo hai anken.

b. Cho hỗn hợp anken tác dụng với HCl thì thu được tối đa 3 sản phẩm. Xác định công thức cấu tạo hai anken và gọi tên chúng

Bài 18 : Cho 10 lít hỗn hợp khí (54,6oC; 0,8064 atm) gồm 2 olefin lội qua bình dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 16,8g.

1. Tính tổng số mol 2 olefin.

2. Xác định công thức phân tử 2 olefin, biết số nguyên tử cacbon trong mỗi olefin không quá 5.

3. Nếu đốt cháy hoàn toàn 10 lít hỗn hợp trên thì thu được bao nhiêu lít CO2 (đktc) và bao nhiêu gam H2O.

Bài 19 : Cho 9,8g hỗn hợp hai anken liên tiếp trong dãy đồng đẳng tác dụng với 1 lít dung dịch brom 0,4M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn nồng độ dung dịch brom giảm đi 50%.

1. Xác định 2 anken trên và % khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu.

2. Viết tất cả công thức cấu tạo đồng phân mạch hở của 2 anken và cho biết công thức cấu tạo nào khi cộng nước cho 1 sản phẩm duy nhất?                 

Bài 20: Cho 1g hỗn hợp etan và etilen đi qua dung dịch brom.

1. Viết phản ứng xảy ra.

2. Xác định thành phần khối lượng của hỗn hợp, biết rằng cho phản ứng xảy ra hoàn toàn là phải dùng hết 80g dung dịch brom 5%.

Bài 21 : Cho 3,36 lít hỗn hợp gồm một anken và một ankan đi qua dung dịch brom thấy có 8g brom tham gia phản ứng. Khối lượng 6,72 lít hỗn hợp là 13g.

1. Xác định công thức phân tử của hai hiđrocacbon.

2. Đốt cháy 3,36 lít hỗn hợp đó thì được bao nhiêu lít khí CO2 và bao nhiêu gam nước. Các khí đo ở (đktc).

Bài 22 : Hỗn hợp A và B là hai anken có khối lượng 12,6g trộn theo tỉ lệ đồng mol tác dụng vừa đủ với 32g brom. Nếu trộn hỗn hợp trên đẳng lượng thì 16,8g hỗn hợp tác dụng vừa đủ với 0,6g H2. Tìm công thức phân tử của A và B, biết MA < MB.

Bài 23 : Có 1,12 lít hỗn hợp X gồm H2, ankan, anken (ankan và anken cùng số nguyên tử cacbon), tỉ khối hơi của X đối với oxi là 0,575. Khi cho 560ml hỗn hợp X đi qua bình brom thấy 16g dung dịch Br2 5% mất màu đồng thời lượng bình tăng thêm 0,14 gam.

1. Xác định công thức phân tử ankan, anken.

2. Xác định thành phần % của hỗn hợp ban đầu theo thể tích.

3. Tính thể tích oxi cần đốt 1,12 lít hỗn hợp X.

Bài 24 : Để hiđro hóa hoàn toàn 0,7g một anken cần dùng 246,4cm3 hiđro (ở 27,3oC và 1 atm). Xác định công thức phân tử. Viết công thức cấu tạo, biết rằng anken có cấu tạo mạch thẳng.

Bài 25 :  Cho hỗn hợp A gồm C2H4 và H2 qua Ni, được hỗn hợp B có d = 4,5. Nếu cho A qua dung dịch Br2 dư thì khối lượng bình brom tăng 0,14g. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

1. Tính khối lượng các chất trong A.

2. Tính thể tích dung dịch brom 0,5M tối thiểu cần dùng.                        

Bài 26 : Cho hỗn hợp hiđro và etilen có tỉ khối hơi so với hiđro là 7,5.

1. Tính thành phần % thể tích khí trong hỗn hợp.

2. Cho hỗn hợp trên vào bình kín có bột niken nung nóng làm xúc tác thì sau phản ứng thu được một hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 9. Xác định thành phần % hỗn hợp khí sau phản ứng.                                                                                                       

Bài 27 : Cho hỗn hợp X gồm anken và hiđro có tỉ khối so với heli bằng 3,33. Cho X đi qua bột niken nung nóng thì toàn bộ anken bị hiđro hóa được hỗn hợp Y có tỉ khối so với heli là 4.

1. Tìm công thức phân tử của anken.

2. Suy ra thành phần của hỗn hợp.

Bài 28 : Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp A. Biết rằng tỉ khối hơi của A đối với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hóa là 75%.

1. Tìm công thức và gọi tên olefin.

2. Đốt V (lít) hỗn hợp A nói trên rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua 128g dung dịch H2SO4 98% sau thí nghiệm nồng độ dung dịch H2SO4 là 62,72%. Tính V (lít) ở (đktc).

Bài 29 : Cho hỗn hợp A gồm 2 olefin là đồng đẳng kế tiếp nhau tham gia phản ứng hợp nước có xúc tác thì được hỗn hợp ancol B. Cho B tác dụng với Na thu được 5,6 lít khí ở (đktc). Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào nước vôi trong thì thu được 75g muối trung tính và 40,5g muối axit.

1. xác định công thức 2 olefin.

2. Tìm % khối lượng và thể tích từng olefin trong A.                         

Bài 30 : Đốt cháy hoàn toàn 0,672 lít hỗn hợp gồm hiđrocacbon và nitơ thì thu được 0,88g CO2 và 0,36g H2O. Biết khối lượng hỗn hợp là 0,84g và thể tích đo ở (đktc).

1. Tìm công thức phân tử của hiđrocacbon.

2. Suy ra thành phần hỗn hợp.

Bài 31: Cho hỗn hợp khí A ở (đktc) gồm 2 olefin. Để đốt cháy hoàn toàn 7 thể tích A cần 31 thể tích oxi ở (đktc).

1. Xác định công thức phân tử 2 olefin. Biết rằng olefin nhiều cacbon chiếm tỉ lệ trong 40 – 50% thể tích của A.

2. Tìm % khối lượng các olefin trong A.

Bài 32 : Khi đốt cháy một thể tích hiđrocacbon A cần 6 thể tích oxi và sinh ra 4 thể tích CO2. A có thể làm mất màu dung dịch brom có nối đôi và có thể kết hợp với hiđro tạo thành một hiđrocacbon no mạch nhánh.

 Xác định công thức cấu tạo của A và viết các phương trình phản ứng.   

Bài 33 : Cho 2,24 lít một hỗn hợp khí A (đktc) gồm etan, propan, propilen sục qua dung dịch brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 2,1g. Nếu đốt cháy khí còn lại thu được một lượng CO2 và 3,24g H2O.

1. Tính thành phần % thể tích mỗi khí.

2. Dẫn lượng CO2 nói trên vào bình đựng 200ml dung dịch KOH 2,6M. Hãy xác định nồng độ M các chất trong dung dịch sau phản ứng.

Bài 34 : Một hỗn hợp X gồm ankan A và anken B, số nguyên tử hiđro trong phân tử A bằng số nguyên tử cacbon trong B. Khi đốt cháy 3g hỗn hợp X thì thu được 5,4g nước. Xác định công thức phân tử A, B và tính % thể tích các khí trong hỗn hợp A.

Bài 35 : Một hỗn hợp gồm H2, một ankan và một anken ( có cùng số nguyên tử cacbon với ankan). Khi đốt 100ml hỗn hợp thu được 210ml khí CO2. Mặt khác khi nung nóng 100ml hỗn hợp với Ni thì sau phản ứng còn lại 70ml một hiđrocacbon duy nhất.

1. Tìm công thức phân tử của ankan và anken.

2. Định % thể tích của ankan và anken.

3. Tính thể tích O2 cần để đốt cháy 10ml hỗn hợp (các khí đo ở cùng điều kiện)

...

Trên đây là phần trích dẫn Bài tập tự luận Anken môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Phạm Phú Thứ, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm 1 số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?