BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ CHẤT BÉO MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2019-2020
Lý Thuyết:
Câu 1: Axit oleic là axit béo có công thức:
A. C15H31COOH B. C17H35COOH C. C17H33COOH D. C17H31COOH.
Câu 2: Axit linoleic là axit béo có công thức:
A. C15H31COOH B. C17H35COOH C. C17H33COOH D. C17H31COOH.
Câu 3: Axit stearic là axit báo có công thức:
A. C15H31COOH B. C17H35COOH C. C17H33COOH D. C17H31COOH.
Câu 4: Axit panmitic là axit béo có công thức:
A. C15H31COOH B. C17H35COOH C. C17H33COOH D. C17H31COOH.
Câu 5: Chất béo tristearin có công thức:
A. (C15H31COO)3C3H5 B. (C17H31COO)3C3H5 C. (C17H33COO)3C3H5D. (C17H35COO)3C3H5
Câu 6 : Chất béo là trieste của axit béo với:
A. ancol etylic. B. ancol metylic. C. etylen glicol. D. glixerol.
Câu 7: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?
A. Tristearin. B. Metyl axetat. C. Metyl fomat. D. Benzyl axetat.
Câu 8: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?
A. CH3COOCH2C6H5. B. C15H31COOCH3.
C. (C17H33COO)2C2H4. D. (C17H35COO)3C3H5.
Câu 9: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là
A. triolein B. Tristearin C. Tripanmitin D. stearic
Câu 10: Trong cơ thể ,chất béo bị oxi hoá thành những chất nào sau đây?
A. NH3 và CO2 B. NH3, CO2, H2O C. CO2, H2O D. NH3, H2O
Câu 11: Cho các chất lỏng: axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên, chỉ cần dùng
A. nước và quỳ tím B. nước và dd NaOH C. dd NaOH D. nước brom
Câu 12: Có thể chuyển hóa trực tiếp từ lipit lỏng sang lipit rắn bằng phản ứng:
A. Tách nước B. Hidro hóa C. Đề hidro hóa D. Xà phòng hóa
Câu 13: Xà phòng hòa hoàn toàn 1 mol triolein trong dung dịch NaOH dư, thu được:
A. 3 mol glixerol B. 3 mol etylen glicol C. 1 mol glixerol D. 1 mol etylen glicol
Câu 14: Công thức phân tử của triolein là:
A. C54H104O6. B. C57H104O6. C. C57H110O6. D. C54H98O6.
Câu 15: Công thức phân tử của tristearin là:
A. C54H104O6. B. C57H104O6. C. C57H110O6. D. C54H98O6.
Câu 16: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dd) nào sau đây?
A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng). B. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường).
C. Dung dịch NaOH (đun nóng). D. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
Câu 17: Axit nào sau đây là axit béo?
A. Axit axetic B. Axit glutamic C. Axit stearic D. Axit ađipic
Câu 18: Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất:
A. xà phòng và ancol etylic B. xà phòng và gixerol.
C. glucozơ và ancol etylic D. glucozơ và ancol glyxerol.
Câu 19: Cho glixerol (glixerin) pứ với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 20: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Triolein X Y Z. Tên của Z là:
A. axit steric B. axit pamitic. C. axit oleic D. axit linoleic
Câu 21: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là pứ thuận nghịch.
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.
B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
C. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dd kiềm.
D. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.
Câu 23: Khi thủy phân một loại chất béo, thu được glixerol và hỗn hợp 2 axit béo. Số CTCT có thể có của chất béo chứa cả 2 loại axit trên là
A. 4. B. 6 C. 12 D. 1
Câu 24: Cho glixerol tạo este với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH, C17H33COOH. Số loại trieste được tạo ra tối đa là
A. 6. B. 12 C. 15 D. 18
Câu 25: Trong thành phần của một loại sơn có các triglixerit là trieste của glixerol với axit linoleic C17H31COOH và axit linolenic C17H29COOH. Công thức cấu tạo có thể có của các trieste đó là :
(1) (C17H31COO)2C3H5OOCC17H29 (2) C17H31COOC3H5(OOCC17H29)2
(3) (C17H31OOC)2C3H5OOCC17H29 (4) (C17H31OCO)2C3H5COOC17H29.
Những công thức đúng là :
A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (2).
C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4).
Câu 26: Cho glixerin trileat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là:
A. 2. B. 3. C. 5. D.4.
Câu 27: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng) B. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường)
C. Dung dịch NaOH (đun nóng) D. H2 (xúc tác Ni, đun nóng)
Câu 28: Cho các este: etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là:
A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (5). D. (3), (4), (5).
Câu 29: Khi xà phòng hóa triglixerit X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm glixerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là:
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 30: Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri panmitin và 2 mol natri oleat. Phát biểu nào sau đây sai?
- Phân tử X có 5 liên kết
- Có 2 đồng phân thõa mản tính chất của X.
- Công thức phân tử của X là C52H96O6.
- 1 mol X làm mất màu tối đa 2 mol Br2 trong dung dịch.
Bài tập
Câu 1: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là:
A. 17,80 gam. B. 18,24 gam. C. 16,68 gam. D. 18,38 gam.
Câu 2: Cho 0,1 mol tristearin (C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là:
A. 27,6. B. 4,6. C. 14,4. D. 9,2.
Câu 3: Xà phòng hoá hoàn toàn 178 gam tristearin trong dung dịch KOH, thu được m gam kali stearat. Giá trị của m là
A. 200,8. B. 183,6. C. 211,6. D. 193,2.
Câu 4: Đun nóng một lượng chất béo X với dung dịch NaOH dư, thu được 9,2 gam glixerol. Số mol đã tham gia phản ứng là:
A. 0,6 mol. B. 0,3 mol. C. 0,2 mol. D. 0,1 mol.
Câu 5: Cho 8,9 gam tristearin tác dụng hoàn toàn với 50 ml dung dịch NaOH 1 thu được m gam glixerol. Giá trị của m là :
A. 9,18. B. 1,15. C. 9,98. D. 3,06.
Câu 6 : Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 9,2 gam glixerol và 91,8 gam muối. Giá trị của m là :
A. 89. B. 101. C. 85. D. 93.
Câu 7 : Xà phòng hóa hoàn toàn 17,8 gam chất béo X với một lượng vừa đủ NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 1,84 gam glixerol và m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 19,12. B. 18,36. C. 19,04. D. 14,68.
Câu 8: Xà phòng hoá hoàn toàn 178 gam chất béo bằng lượng dư dung dịch NaOH, thu được 18,4 gam glixerol và m gam muối dùng để làm xà phòng. Giá trị của m là:
A. 183,6 gam. B. 91,8 C. 112, D. 115,9
Câu 9: Xà phòng hoá hoàn toàn m gam chất béo bằng lượng dư dung dịch NaOH, thu được 4,6 gam glixerol và 45,9 gam muối. Giá trị của m là:
A. 42,6 B. 55,4 C. 39,9 D. 44,5.
Câu 10: Xà phòng hoá hoàn toàn 44,5 gam chất béo bằng lượng dư dung dịch NaOH. Biết khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là 6 gam. Khối lượng muối thu được là:
A. 42,6 gam. B. 55,4 gam. C. 41,2 gam. D. 45,9 gam
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm về chất béo môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Nguyễn Văn Cừ. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !