CÔNG SUẤT HAO PHÍ TRÊN ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN
Câu 1: Đường dây tải điện có điện trở R được nối với nguồn điện có công suất P, điện áp là U, hệ số công suất là \({\rm{cos\varphi }}.\) Công suất hao phí trên đường dây tải điện là P được tính bằng biểu thức
A. \({\rm{\Delta P = }}\frac{{{{\rm{P}}^{\rm{2}}}{\rm{R}}}}{{{{\rm{U}}^{\rm{2}}}{\rm{co}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{\varphi }}}}\) B. \({\rm{\Delta P = }}\frac{{{\rm{PR}}}}{{{{\rm{U}}^{\rm{2}}}{\rm{co}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{\varphi }}}}\)
C. \({\rm{\Delta P = }}\frac{{{\rm{PR}}}}{{{\rm{Ucos\varphi }}}}\) D. \({\rm{\Delta P = }}\frac{{{{\rm{P}}^{\rm{2}}}{\rm{R}}}}{{{\rm{Ucos\varphi }}}}\)
Câu 2: Đường dây tải điện có điện trở R được nối với nguồn điện có công suất P, điện áp là U, hệ số công suất là \({\rm{cos\varphi }}.\) Cường độ dòng hiệu dụng trên đường dây tải điện là I; độ giảm điện áp giữa nơi tiêu thụ và nguồn phát là U; công suất hao phí trên đường dây tải điện là P. Hệ thức không đúng là
A. \({\rm{\Delta P = }}\frac{{{{\rm{P}}^{\rm{2}}}{\rm{R}}}}{{{{\rm{U}}^{\rm{2}}}{\rm{co}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{\varphi }}}}\) B. \({\rm{\Delta P = }}{{\rm{I}}^{\rm{2}}}{\rm{R}}\)
C. \({\rm{\Delta P = }}\Delta {\rm{U}}{\rm{.I}}\) D. \({\rm{\Delta P = }}\frac{{{\rm{\Delta U}}}}{{\rm{R}}}\)
Câu 3: Công suất hao phí trên đường dây tải điện nối trực tiếp với nguồn phát là P. Nếu nối đường dây tải điện với nguồn thông qua máy biến áp lý tưởng có số vòng dây cuộn thứ cấp gấp k lần cuộn dây sơ cấp (nguồn nối với cuộn thứ cấp, đường dây tải nối với cuộn thứ cấp) thì công suất hao phí trên đường dây tải là
A. \({{\rm{k}}}{\rm{\Delta P}}\) B. \(\frac{{{\rm{\Delta P}}}}{{{{\rm{k}}}}}\)
C. \(\frac{{{\rm{\Delta P}}}}{{{{\rm{k}}^2}}}\) D. \({{\rm{k}}^2}{\rm{\Delta P}}\)
Câu 4: Cuộn thứ cấp của một máy biên thế có N2 vòng được nối đường dây tải điện có điện trở R. Cuộn sơ cấp của máy biên thế có N1 vòng được nối với nguồn điện có công suất P, điện áp là U, hệ số công suất là \({\rm{cos\varphi }}.\) Công suất hao phí trên đường dây tải điện là P được tính bằng biểu thức
A. \({\rm{\Delta P = }}\frac{{{{\rm{P}}^{\rm{2}}}{\rm{N}}_2^{}{\rm{R}}}}{{{{\rm{U}}^{\rm{2}}}{\rm{N}}_1^{}{\rm{co}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{\varphi }}}}\) B. \({\rm{\Delta P = }}\frac{{{{\rm{P}}^{\rm{2}}}{\rm{N}}_1^{}{\rm{R}}}}{{{{\rm{U}}^{\rm{2}}}{\rm{N}}_2^{}{\rm{co}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{\varphi }}}}\)
C. \({\rm{\Delta P = }}\frac{{{{\rm{P}}^{\rm{2}}}{\rm{N}}_1^2{\rm{R}}}}{{{{\rm{U}}^{\rm{2}}}{\rm{N2}}_2^{}{\rm{co}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{\varphi }}}}\) D. \({\rm{\Delta P = }}\frac{{{{\rm{P}}^{\rm{2}}}{\rm{N}}_2^2{\rm{R}}}}{{{{\rm{U}}^{\rm{2}}}{\rm{N}}_1^2{\rm{co}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{\varphi }}}}\)
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai? Công suất hao phí trên đường dây tải điện phụ thuộc vào
A. Hệ số công suất của nguồn phát. B. Chiều dài đường dây tải điện
C. Điện áp hai đầu dây ở trạm phát điện. D. Thời gian dòng điện chạy qua dây tải
Câu 6: Trong quá trình truyền tải điện năng, biện pháp giảm hao phí trên đường dây tải điện được sử dụng chủ yếu hiện nay là
A. tăng điện áp trước khi truyền tải B. giảm tiết diện dây
C. tăng chiều dài đường dây. D. Giảm công suất truyền tải
Câu 7: Trong việc truyền tải điện năng, để giảm công suất hao phí trên đường dây tải n lần thì cần phải
A. tăng điện áp lên B. tăng điện áp lên n lần.
C. giảm điện áp xuống n lần. D. giảm điện áp xuống n2 lần
Câu 8: Trong việc truyền tải điện năng đi xa, để công suất hao phí giảm n2 lần thì hiệu điện thế của nguồn phát phải
A. tăng n2 lần B. tăng n lần
C. Giảm n2 lần D. Giảm n lần
Câu 9: Một máy biến áp lý tưởng dùng trong quá trình tải điện đặt ở đầu đường dây tải điện (nơi đặt máy phát) có số vòng dây cuộn thứ cấp có thể thay đổi được. Để công suất trên đường dây tải điện giảm 100 lần thì cần
A. giảm số vòng dây cuộn thứ cấp xuống 10 lần
B. giảm số vòng dây cuộn thứ cấp xuống 100 lần
C. tăng số vòng dây cuộn thứ cấp lên 100 lần
D. tăng số vòng dây cuộn thứ cấp lên 10 lần
Câu 10: Truyền đi một công suất 20 MW trên đường dây tải điện 500 kV mà đường dây tải điện có điện trở 20 Ω, hệ số công suất của nguồn \({\rm{cos\varphi }}.\)= 1. Công suất hao phí trên đường dây tải là
A. 320W B. 32kW
C. 500W D. 50kW
Câu 11: Người ta truyền một công suất 500 kW từ một trạm phát điện đến nơi tiêu thụ bằng đường dây một pha. Biết công suất hao phí trên đường dây là 10 kW, điện áp hiệu dụng ở trạm phát là 35 kV. Coi hệ số công suất của mạch truyền tải điện bằng 1. Điện trở tổng cộng của đường dây tải điện là
A. 55 Ω B. 49 Ω
C. 38 Ω D. 52 Ω
Câu 12: Đường dây tải điện có điện trở R được nối với nguồn điện có công suất P, công suất hao phí trên đường dây là P. Hiệu suất truyền tải trên đường dây tải là H được tính bằng biểu thức
A. \({\rm{H = 1}} - \frac{{{\rm{\Delta P}}}}{{\rm{P}}}\) B. \({\rm{H = 1}}+\frac{{{\rm{\Delta P}}}}{{\rm{P}}}\)
C. \({\rm{H = }}\frac{{{\rm{\Delta P}}}}{{\rm{P}}}\) D. \({\rm{H = P}} - \frac{{{\rm{\Delta P}}}}{{\rm{P}}}\)
Câu 13: Từ một máy phát điện người ta muốn truyền tải tới nơi tiêu thụ 1 công suất điện là 196 kW với hiệu suất truyền tải là 98%. Điện trở của đường dây tải là 40 . Hệ số công suất của nguồn \({\rm{cos\varphi }}.\)= 1. Điện áp của nguồn phát là
A. 40kV B. 20kV
C. 10kV D. 30kV
Câu 14: Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới hiệu điện thế 2kV thì hiệu suất trong quá trình truyền tải là 64%. Nếu tăng thêm hiệu điện thế một lượng 4kV thì hiệu suất truyền tải là
A. 82% B. 88%
C. 91% D. 96%
Câu 15: Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới hiệu điện thế 2kV, hiệu suất trong quá trình truyền tải là H = 80%. Muốn hiệu suất trong quá trình truyền tải tăng đến 95% thì ta phải
A. tăng hiệu điện thế lên 4kV B. tăng hiệu điện thế lên 8kV.
C. tăng hiệu điện thế thêm 4kV. D. tăng hiệu điện thế thêm 8kV
Câu 16: Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới hiệu điện thế 4kV, hiệu suất trong quá trình truyền tải là H = 82%. Muốn hiệu suất trong quá trình truyền tải tăng đến 98% thì ta phải
A. tăng hiệu điện thế thêm 4kV. B. tăng hiệu điện thế lên 8kV.
C. tăng hiệu điện thế thêm 12kV. D. tăng hiệu điện thế thêm 8kV.
Câu 17: Người ta cần truyền một công suất điện một pha 10000kW dưới một hiệu điện thế hiệu dụng 50kV đi xa. Hệ số công suất của nguồn đạt cực đại. Muốn cho công suất tiêu hao trên đường dây bé hơn 10% thì
A. 4 B. 16
C. 25 D. 20
Câu 18: Người ta truyền tải điện xoay chiều một pha (hai sợi đây) từ một trạm phát điện cách nơi tiêu thụ 10km. Dây dẫn làm bằng kim loại có điện trở suất 2,5.10-8 m, tiết diện 0,4cm2, hệ số công suất của mạch điện là 0,9. Điện áp và công suất truyền đi ở trạm phát điện là 10kV và 500kW. Hiệu suất truyền tải điện là:
A. 96,13% B. 93,75%
C. 96,88% D. 92,28%
Câu 19: Cần truyền tải công suất điện và điện áp từ nhà máy đến nơi tiêu thụ bằng dây dẫn có đường kính là d thì hiệu suất truyền tải khi đó là H1 = 90%. Thay thế bằng dây dẫn cùng chất liệu có đường kính 2d thì hiệu suất tải điện H2. Biết rằng công suất và điện áp hiệu dụng tại nơi phát không đổi, điện áp và dòng điện luôn cùng pha nhau. Giá trị H2 bằng
A. 95,5% B. 98,5%
C. 97,5% D. 92,5%
Câu 20: Đường dây tải điện có điện trở R được nối với nguồn điện có công suất P, hiệu điện thế là U, hệ số công suất là \({\rm{cos\varphi }}.\) Độ chênh lệch điện áp giữa nguồn và nơi tiêu thụ là U được tính bằng biểu thức
A. \({\rm{\Delta U = }}\frac{{{{\rm{P}}^{\rm{2}}}{\rm{R}}}}{{{{\rm{U}}^{\rm{2}}}{\rm{co}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{\varphi }}}}\) B. \({\rm{\Delta U = }}\frac{{{{\rm{P}}^{\rm{2}}}{\rm{R}}}}{{{{\rm{U}}^{\rm{2}}}}}\)
C. \({\rm{\Delta U = }}\frac{{{\rm{PR}}}}{{\rm{U}}}\) D. \({\rm{\Delta U = }}\frac{{{\rm{PR}}}}{{{\rm{Ucos\varphi }}}}\)
...
---Để xem tiếp nội dung Các bài tập Tính công suất hao phí trên đường dây tải điện, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm Vật lý 12 dạng Tính công suất hao phí trên đường dây tải điện có đáp án năm học 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Rèn luyện kỹ năng lập phương trình Dao động điều hòa Vật lý 12
-
Bài tập và công thức tính nhanh về Con lắc lò xo, Con lắc đơn trong DĐĐH
Chúc các em học tập tốt !