BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁC GIÁ TRỊ CỰC ĐẠI VÀ CỰC TIỂU CỦA LỰC ĐÀN HỒI CON LẮC LÒ XO
Câu 1. Con lắc lò treo thẳng đứng, lò xo có khối lượng không đáng kể. Hòn bi đang ở vị trí cân bằng thì được kéo xuống dưới theo phương thẳng đứng một đoạn 3 cm rồi thả cho dao động. Hòn bi thực hiện 50 dao động mất 20s. Lấy g = π2 ≈ 10 m/s2. Tỉ số độ lớn lực đàn hồi cực đại và lực đàn hồi cực tiểu của lò xo khi dao động là
A. 7. B. 5.
C. 4. D. 3.
Câu 2. Một lò xo có độ cứng k = 20N/m treo thẳng đứng. Treo vào đầu dưới lò xo một vật có khối lượng m = 200g. Từ VTCB nâng vật lên 5 cm rồi buông nhẹ ra. Lấy g = 10 m/s2. Trong quá trình vật dao động, giá trị cực tiểu và cực đại của lực đàn hồi của lò xo là
A. 2N và 5N. B. 2N và 3N.
C. 1N và 5N. D. 1N và 3N.
Câu 3. Con lắc lò xo có độ cứng k = 40 N/m dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số góc là 10 rad/s. Chọn gốc toạ độ O ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng lên và khi v = 0 thì lò xo không biến dạng. Lực đàn hồi tác dụng vào vật khi vật đang đi lên với vận tốc v = + 80 cm/s là
A. 2,4N. B. 2N.
C. 1,6N hoặc 6,4N. D. 4,6N.
Câu 4. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với biên độ 4 cm, chu kì 0,5s. Khối lượng quả nặng 400g. g = π2 ≈ 10 m/s2. Giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng vào quả nặng là
A. 6,56N. B. 2,56N.
C. 256N. D. 656N.
Câu 5. Vật có khối lượng m = 0,5kg dao động điều hòa với tần số f = 0,5 Hz; khi vật có li độ 4 cm thì vận tốc là 9,42 cm/s. Lấy g = π2 ≈ 10 m/s2. Lực hồi phục cực đại tác dụng vào vật bằng
A. 25N. B. 2,5N.
C. 0,25N. D. 0,5N.
Câu 6. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ A = 0,1m chu kì dao động T = 0,5s. Khối lượng quả nặng m = 0,25kg. Lực phục hồi cực đại tác dụng lên vật có giá trị
A. 0,4N. B. 4N.
C. 10N. D. 40N.
Câu 7. Một con lắc lò xo gồm một quả nặng có khối lượng m = 0,2kg treo vào lò xo có độ cứng k = 100N/m. Cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A = 1,5 cm. Lực đàn hồi cực đại có giá trị
A. 3,5N. B. 2N.
C. 1,5N. D. 0,5N.
Câu 8. Một con lắc lò xo gồm một quả nặng có khối lượng m = 0,2 kg treo vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A = 3 cm. Lực đàn hồi cực tiểu có giá trị là
A. 3N. B. 2N.
C. 1N. D. 0.
Câu 9. Con lắc lò xo có m = 200g, chiều dài của lò xo ở vị trí cân bằng là 30 cm dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số góc là 10rad/s. Lực hồi phục tác dụng vào vật khi lò xo có chiều dài 33 cm là
A. 0,33N. B. 0,3N.
C. 0,6N. D. 0,06N.
Câu 10. Con lắc lò xo có độ cứng k = 100N/m treo thẳng đứng dao động điều hòa, ở vị trí cân bằng lò xo dãn 4 cm. Độ dãn cực đại của lò xo khi dao động là 9 cm. Lực đàn hồi tác dụng vào vật khi lò xo có chiều dài ngắn nhất bằng
A. 0. B. 1N.
C. 2N. D. 4N.
Câu 11. Con lắc lò xo dao động điều hòa trên phương ngang: lực đàn hồi cực đại tác dụng vào vật bằng 2N và gia tốc cực đại của vật là 2 m/s2. Khối lượng vật nặng bằng
A. 1kg. B. 2kg.
C. 4kg. D. 100g.
Câu 12. Cho con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình dao động là x = 2cos10πt cm. Biết vật nặng có khối lượng m = 100g, lấy g = π2 ≈ 10 m/s2. Lực đẩy đàn hồi lớn nhất của lò xo bằng
A. 2N. B. 3N.
C. 0,5N. D. 1N.
Câu 13. Một vật có khối lượng m = 1kg được treo lên một lò xo vô cùng nhẹ có độ cứng k = 100N/m. Lò xo chịu được lực kéo tối đa là 15N. Tính biên độ dao động riêng cực đại của vật mà chưa làm lò xo đứt. Lấy g = 10 m/s2.
A. 0,15m. B. 0,10m.
C. 0,05m. D. 0,30m.
Câu 14: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, lò xo có khối lượng không đáng kể và có độ cứng 40N/m, vật nặng có khối lượng 200g. Kéo vật từ vị trí cân bằng hướng xuống dưới một đoạn 5 cm rồi buông nhẹ cho vật dao động. Lấy g = 10 m/s2. Giá trị cực đại, cực tiểu của lực đàn hồi nhận giá trị nào sau đây?
A. 4N; 2N B. 4N; 0N
C. 2N; 0N D. 2N; 1,2 N
Câu 15: Một lò xo nhẹ có độ cứng k, một đầu treo vào một điểm cố định, đầu dưới treo vật nặng 100g. Kéo vật nặng xuống dưới theo phương thẳng đứng rồi buông nhẹ. Vật dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos4πt cm, lấy g =10 m/s2. Lực dùng để kéo vật trước khi dao động có độ lớn
A.0,8N. B. 1,6N.
C. 6,4N D. 3,2N
Câu 16: Con lắc lò xo dao động theo phương ngang: Lực đàn hồi cực đại tác dụng vào vật là 2N và gia tốc cực đại của vật là 2 m/s2. Khối lượng vật nặng bằng:
A. 1kg B. 2kg
C. 4kg. D. Giá trị khác
Câu 17: Con lắc lò xo có độ cứng k = 100N/m treo thẳng đứng dao động điều hòa, ở vị trí cân bằng lò xo giãn 4 cm. độ giãn cực đại của lò xo khi dao động là 9 cm. Lấy g= 10 m/s2. Lực đàn hồi tác dụng vào vật khi lò xo có chiều dài ngắn nhất bằng:
A. 0 B. 1N
C. 2N D. 4N
Câu 18: Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có năng lượng dao động E = 2.10-2(J) lực đàn hồi cực đại của lò xo F(max) = 4 N. Lực đàn hồi của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là F = 2 N. Biên độ dao động sẽ là
A. 2 cm. B. 4 cm.
C. 5 cm. D. 3 cm.
Câu 19: Vật khối lượng m = 1kg gắn vào đầu lò xo được kích thích dao động điều hòa theo phương ngang với tần số góc ω =10rad/s. Khi vận tốc vật bằng 60 cm/s thì lực đàn hồi tác dụng lên vật bằng 8N. Biên độ dao động của vật là
A. 5 cm. B. 8 cm.
C. 10 cm. D. 12 cm.
Câu 20: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm một vật nặng khối lượng m = 200 gam, lò xo có độ cứng k = 200N/m. Vật dao động điều hòa với biên độ A = 2 cm. Lấy g = 10 m/s2, lực đàn hồi cực tiểu tác dụng vào vật trong quá trình dao động là
A.20 N B.0 N
C. 0,5 N D. 1 N
Câu 21: Con lắc lò xo k = 40 N/m, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số góc là 10 rad/s. Chọn gốc toạ độ ở VTCB O, chiều dương hướng lên và khi v=0 thì lò xo không biến dạng. Lấy g = 10 m/s2. Lực đàn hồi tác dụng vào vật khi vật đang đi lên với vận tốc v=+ 80 cm/s là
A. 2,4 N B. 2 N
C.1,6 N D. Không tính được
Câu 22: Con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo có khối lượng không đáng kể. Hòn bi đang ở vị trí cân bằng thì được kéo xuống dưới theo phương thẳng đứng một đoạn 3 cm rồi thả ra cho nó dao động. Hòn bi thực hiện 50 dao động mất 20s . Cho g = π2 = 10 m/s . tỉ số độ lớn lực đàn hồi cực đại và lực đàn hồi cực tiểu của lò xo khi dao động là
A. 5 B. 4
C. 7 D. 3
Câu 23: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng khi cân bằng lò xo giãn 3 cm. Bỏ qua mọi lực cản. Kích thích cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng thì thấy thời gian lò xo bị nén trong một chu kì là T/3( T là chu kì dao động của vật). Biên độ dao động của vật bằng:
A. 6 cm B. 3 cm
C. \(3\sqrt 2 \left( {cm} \right)\) D. \(2\sqrt 3 \left( {cm} \right)\)
Câu 24: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, khi vật ở vị trí cân bằng lò xo giãn 6 cm. Kích thích cho vật dao động điều hòa thì thấy thời gian lò xo giãn trong một chu kì là 2T/3 (T là chu kì dao động của vật). Độ giãn lớn nhất của lò xo trong quá trình vật dao động là
- 12 cm. B. 18 cm C. 9 cm. D. 24 cm.
Câu 25 (ĐH2008) Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kì và biên độ dao động của con lắc lần lượt là 0,4 s và 8 cm. Chọn trục x’x thẳng đứng chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian t = 0 khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2 và π2 = 10. Thời gian ngắn nhất kể từ khi t = 0 đến khi lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu là
A.2/30 s. B.7/30 s.
C.1/30 s. D. 4/15 s.
Câu 26: Treo vật có khối lượng m =400g vào lò xo có độ cứng k =100N/m, lấy g = 10 m/s2. Khi qua vị trí cân bằng vật đạt tốc độ 20 cm/s, lấy π2 = 10. Thời gian lò xo bị nén trong một dao động toàn phần của hệ là
A. 0,2s B. không bị nén
C. 0,4s D. 0,1s
Câu 27: Một con lắc lò xo gồm vật có m = 100 g, lò xo có độ cứng k = 50 N/m dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 4 cm. Lấy g = 10 m/s2. Khoảng thời gian lò xo bị giãn trong một chu kì là
A. 0,28s. B. 0,09s.
C. 0,14s. D. 0,19s.
Câu 28: Một lò xo có khối lượng không đáng kể có độ cứng k = 100N/m. Một đầu treo vào một điểm cố định, đầu còn lại treo một vật nặng khối lượng 500g. Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống dưới theo phương thẳng đứng một đoạn 10 cm rồi buông cho vật dao động điều hòa. Lấy g = 10 m/s2, khoảng thời gian mà lò xo bị nén một chu kì là
A.π/(3\(\sqrt 2 \) ) (s) B. π/(5\(\sqrt 2 \)) (s)
C. π/(15\(\sqrt 2 \)) (s) D. π/(6\(\sqrt 2 \) ) (s)
Câu 29 (CĐ2013) Một con lắc lò xo được treo thẳng đứng tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khi vật nhỏ ở vị trí cân bằng, lò xo dãn 4 cm. Kéo vật nhỏ thẳng đứng xuống dưới đến cách vị trí cân bằng 4π/(5 \(\sqrt 2 \)) (s) cm rồi thả nhẹ (không vận tốc ban đầu) để con lắc dao động điều hòa. Lấy π2 = 10, g = 10 m/s2. Trong một chu kì, thời gian lò xo không dãn là
A. 0,05 s. B. 0,13 s.
C. 0,20 s. D. 0,10 s.
Câu 30 (ĐH2013) Gọi M, N, I là các điểm trên một lò xo nhẹ, được treo thẳng đứng ở điểm O cố định. Khi lò xo có chiều dài tự nhiên thì OM = MN = NI = 10 cm. Gắn vật nhỏ vào đầu dưới I của lò xo và kích thích để vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Trong quá trình dao động, tỉ số độ lớn lực kéo lớn nhất và độ lớn lực kéo nhỏ nhất tác dụng lên O bằng 3; lò xo giãn đều; khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm M và N là 12 cm. Lấy π2 = 10. Vật dao động với tần số là
A. 2,9 Hz. B. 3,5 Hz.
C. 1,7 Hz. D. 2,5 Hz.
Câu 31: Con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nhỏ khối lượng m, lò xo nhẹ có độ cứng k, chiều dài tự nhiên ℓo, đầu trên cố định. Gia tốc trọng trường là g, vmax là vận tốc cực đại. Kích thích cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A > mg/k. ta thấy khi
A. chiều dài lò xo ngắn nhất thì độ lớn lực đàn hồi nhỏ nhất.
B. độ lớn lực phục hồi bằng mv2max/(2A) thì thế năng nhỏ hơn động năng 3 lần.
C. vật ở dưới vị trí cân bằng và động năng bằng ba lần thế năng thì độ giãn của lò xo là
ℓo + mg/k + ½ A
D. độ lớn lực kéo về nhỏ nhất thì độ lớn lực đàn hồi bằng 0,5mg
Câu 32 (ĐH2012) Một vật nhỏ có khối lượng 500 g dao động điều hòa dưới tác dụng của một lực kéo về có biểu thức F = - 0,8cos 4t (N). Dao động của vật có biên độ là
A. 6 cm B. 12 cm.
C. 8 cm D. 10 cm
Câu 33: Con lắc lò xo thẳng đứng,vật dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(ωt). Trong quá trình dao động của vật, tỉ số giữa lực đàn hồi cực đại và lực phục hồi cực đại là 2. Lấy p2 = 10;
g = 10 m/s2. Tần số dao động của vật là
A. 1 Hz B. 0,5 Hz C. 2,5 Hz D. 5 Hz
Trên đây là toàn bộ nội dung Bài tập trắc nghiệm tính các giá trị cực đại và cực tiểu của lực đàn hồi con lắc lò xo môn Vật lý 12. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
20 câu trắc nghiệm xác định chiều dài nhỏ nhất và lớn nhất của lò xo trong quá trình DĐĐH
-
Rèn luyện kỹ năng lập phương trình Dao động điều hòa Vật lý 12
-
Bài tập và công thức tính nhanh về Con lắc lò xo, Con lắc đơn trong DĐĐH
Chúc các em học tập tốt !