TÌM CÁC GIÁ TRỊ CHU KÌ, TẦN SỐ VÀ VẬN TỐC CỦA CON LẮC LÒ XO
Câu 1. Con lắc lò xo nằm ngang: Khi vật đang đứng yên ở vị trí cân bằng ta truyền cho vật nặng vận tốc v = 31,4 cm/s theo phương ngang để vật dao động điều hòa. Biết biên độ dao động là 5 cm, chu kì dao động con lắc là
A. 0,5s. B. 1s.
C. 2s. D. 4s.
Câu 2. Một lò xo dãn thêm 2,5 cm khi treo vật nặng vào. Lấy g = π2 = 10 m/s2. Chu kì dao động của con lắc bằng
A. 0,28s. B. 1s.
C. 0,5s. D. 0,316s.
Câu 3. Một lò xo nếu chịu tác dụng lực kéo 1N thì giãn ra thêm 1 cm. Treo một vật nặng 1kg vào lò xo rồi cho nó dao động thẳng đứng. Chu kì dao động của vật là
A. 0,314s. B. 0,628s.
C. 0,157s. D. 0,5s.
Câu 4. Con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa, thời gian vật nặng đi từ vị trí cao nhất đến vị trí thấp nhất là 0,2s. Tần số dao động của con lắc là
A. 2 Hz. B. 2,4 Hz.
C. 2,5 Hz. D. 10 Hz.
Câu 5. Kích thích để con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 5 cm thì vật dao động với tần số 5 Hz. Treo hệ lò xo trên theo phương thẳng đứng rồi kích thích để con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ 3 cm thì tần số dao động của vật là
A. 3 Hz. B. 4 Hz.
C. 5 Hz. D. 2 Hz.
Câu 6. Khi treo một vật có khối lượng m = 81g vào một lò xo thẳng đứng thì tần dao động điều hòa là 10 Hz. Treo thêm vào lò xo vật có khối lượng m’ = 19g thì tần số dao động của hệ là
A. 8,1 Hz. B. 9 Hz.
C. 11,1 Hz D. 12,4 Hz.
Câu 7. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, độ dài tự nhiên của lò xo là 22 cm. Vật mắc vào lò xo có khối lượng m = 120g. Khi hệ thống ở trạng thái cân bằng thì độ dài của lò xo là 24 cm. Lấy π2 ≈ 10; g = 10 m/s2. Tần số dao động của vật là
A. f = \(\sqrt 2 \)/4 Hz. B. f = 5/\(\sqrt 2 \) Hz.
C. f = 2,5 Hz. D. f = 5/π Hz.
Câu 8. Cho một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, biết rằng trong quá trình dao động có Fđmax/Fđmin = 7/3. Biên độ dao động của vật bằng 10 cm. Lấy g =10 m/s2 . Tần số dao động của vật bằng
A. 0,628 Hz. B. 1 Hz.
C. 2 Hz. D. 0,5 Hz.
Câu 9 (CĐ2008) Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ có khối lượng m và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng k, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng tại nơi có gia tốc rơi tự do là g. Khi viên bi ở vị trí cân bằng, lò xo dãn một đoạn Δl . Tần số góc dao động của con lắc này là
A. √(g/Δl) B. √(Δl/g)
C. (1/2π)√(m/ k) D. (1/2π)√(k/ m) .
Câu 10 (ĐH2012) Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động điều hòa. Biết tại VTCB của vật độ dãn của lò xo là Dl. Chu kì dao động của con lắc này là
A.\(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{{\Delta l}}} \) . B. \(2\pi \sqrt {\frac{g}{{\Delta l}}} \)
C. \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{{\Delta l}}{g}} \) D. \(2\pi \sqrt {\frac{{\Delta l}}{g}} \)
Câu 11 (CĐ 2007) Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k không đổi, dao động điều hòa. Nếu khối lượng m = 200 g thì chu kì dao động của con lắc là 2 s. Để chu kì con lắc là 1 s thì khối lượng m bằng
A.200 g. B. 100 g.
C. 50 g. D. 800 g.
Câu 12 (ĐH2007) Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ
A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần.
C. giảm 4 lần. D. tăng 4 lần.
Câu 13: Trong dao động điều hòa của một con lắc lò xo, nếu giảm khối lượng của vật nặng 20% thì số lần dao động của con lắc trong một đơn vị thời gian
A. tăng \(\frac{{\sqrt 5 }}{2}\) lần. B. tăng \(\sqrt 5 \) lần.
C. giảm \(\sqrt 5 \) lần. D. giảm \(\frac{{\sqrt 5 }}{2}\) lần.
Câu 14: Chọn câu trả lời đóng Một vật khối lượng m = 81 g treo vào một lò xo thẳng đứng thì tần số dao động điều hòa của vật là 10 Hz. Treo thêm vào lò xo vật có khối lượng m' = 19 g thì tần số dao động của hệ bằng:
A. 9 Hz B. 11,1 Hz
C. 8,1 Hz D. 12,4 Hz
Câu 15: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k mắc vào vật có khối lượng m thì hệ dao động với chu kì T= 0,9s. Nếu tăng khối lượng của vật lên 4 lần và tăng độ cứng của lò xo lên 9 lần thì chu kì dao động của con lắc là
A. T’= 0,4 s B. T’= 0,6 s
C. T’= 0,8 s D. T’= 0,9 s
Câu 16: 2 con lắc lò xo dao động điều hòa. Chúng có độ cứng của các lò xo bằng nhau, nhưng khối lượng các vật hơn kém nhau 90g. trong cùng 1 khoảng thời gian con lắc 1 thực hiện được 12 dao động, con lắc 2 thực hiện được 15 dao động. khối lượng các vật của 2 con lắc là
A. 450g và 360g B. 270g và 180g
C. 250g và 160g D. 210g và 120g
Câu 17: Con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa, ở vị trí cách vị trí cân bằng 4 cm vận tốc của vật nặng bằng 0 và lúc này lò xo không biến dạng. Lấy π2 = 10, g = 10 m/s2.Vận tốc của vật khi đi qua vị trí cân bằng là
A. 2π cm/s B. 5π cm/s
C. 10π cm/s D. 20π cm/s
Câu 18: Kích thích để cho con lắc dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 5 cm thì vật dao động với tần số 5 Hz. Treo lò xo trên theo phương thẳng đứng rồi kích thích để nó dao động điều hòa với biên độ 3 cm thì tần số dao động của vật:
A. 3 Hz B. 4 Hz
C. 5 Hz D. Không tính được
Câu 19: Con lắc lò xo có độ cứng k và vật nặng m = 0,3 kg .Lấy π2 = 10; g = 10 m/s2. Từ VTCB O ta kéo vật nặng ra một đoạn 3 cm, khi thả ra ta truyền cho nó vận tốc 16π cm/s hướng về VTCB .Vật dao động với biên độ 5 cm. Độ cứng k là
A. 30 N/m B. 27 N/m
C. 48N/m D. Đáp án khác
Câu 20 (ĐH 2008) Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 20 N/m và viên bi có khối lượng 0,2 kg dao động điều hòa.Tại thời điểm t, vận tốc và gia tốc của viên bi lần lượt là 20 cm/s và \(2\sqrt 3 m/{s^2}\) . Biên độ dao động của viên bi là
A. 4 cm. B. 16 cm.
C. 4\(\sqrt 3 \)cm. D. 10\(\sqrt 3 \)cm.
Câu 21 (CĐ2009) Một con lắc lò xo (độ cứng của lò xo là 50 N/m) dao động điều hòa theo phương ngang. Cứ sau 0,05 s thì vật nặng của con lắc lại cách vị trí cân bằng một khoảng như cũ. Lấy π2 = 10. Khối lượng vật nặng của con lắc bằng
A. 250 g. B. 100 g
C. 25 g. D. 50 g.
Câu 22 (CĐ2009) Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ \(\sqrt 2 cm\) . Vật nhỏ của con lắc có khối lượng 100 g, lò xo có độ cứng 100 N/m. Khi vật nhỏ có vận tốc \(10\sqrt {10} cm/s\) thì gia tốc của nó có độ lớn là
A. 4 m/s2. B. 10 m/s2.
C. 2 m/s2. D. 5 m/s2.
Câu 23 (ĐH2012) Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m và vật nhỏ khối lượng m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang với chu kì T. Biết ở thời điểm t vật có li độ 5 cm, ở thời điểm t + T/4 vật có tốc độ 50 cm/s. Giá trị của m bằng
A. 0,5 kg B. 1,2 kg C. 0,8 kg D. 1,0 kg
...
---Để xem tiếp nội dung Các bài tập trắc nghiệm tìm các giá trị chu kì, tần số và vận tốc của Con lắc lò xo, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm Tìm các giá trị chu kì, tần số và vận tốc của Con lắc lò xo DĐĐH năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Chuyên đề Các điểm dao động cùng pha, ngược pha trên đường trung trực của Sóng cơ
-
Rèn luyện kỹ năng lập phương trình Dao động điều hòa Vật lý 12
-
Bài tập và công thức tính nhanh về Con lắc lò xo, Con lắc đơn trong DĐĐH
Chúc các em học tập tốt !