Bài tập trắc nghiệm ôn tập Vận động ứng động Sinh học 11 có đáp án

ỨNG ĐỘNG

Câu 1: Ứng động (Vận động cảm ứng) là:

A. Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.

B. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng.

C. Hình thức phản ứng của cơ quan thực vật trước tác nhân kích thích không định hướng.

D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định.

Câu 2: Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?

A. Tác nhân kích thích không định hướng.                            B. Có sự vận động vô hướng

C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.                         D. Có nhiều tác nhân kích thích.

Câu 3: Tuỳ thuộc vào tác nhân kích thích, ứng động được chia thành:

A. quang ứng động, nhiệt ứng động, thuỷ ứng động, điện ứng động.

B. ứng động sinh trưởng, ứng động không sinh trưởng.

C. hoá ứng động , ứng động tiếp xúc, ứng động tổn thương.

D. cả A và C  

Câu 4: Những ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng?

A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí klhổng đóng mở.

B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.

C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí klhổng đóng mở.

D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí klhổng đóng mở.

Câu 5: Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu là kiểu ứng động:

A. dưới tác động của ánh sáng.                                                                                  

B. dưới tác động của nhiệt độ.

C. dưới tác động của hoá chất.                                                                                  

D. dưới tác động của điện năng

Câu 6: Hoa nghệ tây, hoa tulíp nở  và cụp lại do sự biến đổi của nhiệt độ là ứng động:

A. dưới tác động của ánh sáng.                                                                                  

B. dưới tác động của nhiệt độ.

C. dưới tác động của hoá chất.                                                                                  

D. dưới tác động của điện năng

Câu 7: Ứng động nào không theo chu kì đồng hồ sinh học?

A. Ứng động đóng mở khí khổng.                                                                 

B. Ứng động quấn vòng.

C. Ứng động nở hoa.                                                                                                             

D. Ứng động thức ngủ của lá.

Câu 8: Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?

A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.

B. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí klhổng đóng mở.

C. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.

D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí klhổng đóng mở.

Câu 9:  Ứng dộng của cây trinh nữ khi va chạm là kiểu :

A. ứng động sinh trưởng.                  

B. quang ứng động.    

C. ứng động không sinh trưởng         

D. điện ứng động.

Câu 10: Sự đóng mở của khí  khổng  thuộc dạng cảm ứng nào?

A. H­ướng hoá.                                     B. Ứng động không sinh trư­ởng.       

C. Ứng động sức tr­ương.                    D. Ứng động tiếp xúc.

Câu 11: Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của:

A. ứng động tiếp xúc và hoá ứng động.                                             

B.quang ứng động và điện ứng động.            

C. nhiệt ứng động và thuỷ ứng động.                                                

D. ứng động tổn thường.

Câu 12. Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là

A. ứng động sinh trưởng

B. quang ứng động

C. ứng động không sinh trưởng

D. điện ứng động

Câu 13. Sự đóng mở của khí khổng là ứng động

A. sinh trưởng                                    B. không sinh trưởng

C. ứng động tổn thương                     D. tiếp xúc

Câu 14. Trong các hiện tượng sau:

(1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng

(2) khí khổng đóng mở

(3) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng

(4) sự khép và xòe của lá cây trinh nữ

(5) lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm

Những hiện tượng nào trên đây là ứng động không sinh trưởng?

A. (1), (2) và (3)                                 B. (2) và (4)

C. (3) và (5)                                        D. (2), (3) và (5)

Câu 15. Ứng động không theo chu kỳ đồng hồ sinh học là ứng động

A. đóng mở khí khổng                       B. quấn vòng

C. nở hoa                                            D. thức ngủ của lá

Câu 16. Trong các hiện tượng sau:

(1) khí khổng đóng mở

(2) hoa mười giờ nở vào buổi sáng

(3) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng

(4) sự dóng mở của lá cây trinh nữ

(5) lá cây họ Đậu xòe ra và khép lại

Có bao nhiêu hiện tượng trên là ứng động sinh trưởng?

A. 2                            B.3                              C. 4                             D. 5

Câu 17. Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước

A. nhiều tác nhân kích thích

B. tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng

C. tác nhân kích thích không định hướng

D. tác nhân kích thích không ổn định

Câu 18. Điểm khác biệt cơ bản giữa ứng động với hướng động là

A. tác nhân kích thích không định hướng

B. có sự vận động vô hướng

C. không liên quan đến sự phân chia tế bào

D. có nhiều tác nhân kích thích

Câu 19. Trong các ứng động sau:

(1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng

(2) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng

(3) sự đóng mở của lá cây trinh nữ

(4) lá cây phượng vĩ xòe ra và khép lại

(5) khí khổng đóng mở

Những trường hợp trên liên quan đến sức trương nước là

A. (1) và (2)                                       B. (2), (3) và (4)

C. (3), (4) và (5)                                 D. (3) và (5)

Câu 20. Cho các nội dung sau :

(1) ứng động liên quan đên sinh trưởng tế bào

(2) thường là các vận động liên quan đến đồng hồ sinh học. Là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, canh hoa)

(3) sự đóng mở khí khổng

(4) sự nở ở hoa mười giờ, tulip, bồ công anh

(5) các vận cộng cảm ứng có liên quan đến sức trương nước của các miền chuyên hóa

(6) cây nắp ấm bắt mồi

(7) là ứng động không liên quan đến sinh trưởng của tế bào

Hãy sắp xếp các nội dung trên với các kiểu ứng động cho phù hợp

A. sinh trưởng: (1), (2) và (4) ; không sinh trưởng: (3), (5), (6) và (7)

B. sinh trưởng: (2), (4) và (7) ; không sinh trưởng: (1), (3), (5) và (6)

C. sinh trưởng: (1), (4) và (5) ; không sinh trưởng: (2), (3), (6) và (7)

D. sinh trưởng: (1), (2), (4) và (6) ; không sinh trưởng: (3), (5) và (7)

{-- Để xem nội dung đáp án của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập Vận động ứng động Sinh học 11 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?