VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
Câu 1: Điều nào sau đây là không đúng với dạng nước tự do?
A. Là dạng nước chứa trong các khoảng gian bào.
B. Là dạng nước chứa bị hút bởi các phân tử tích điện.
C. Là dạng nước chứa trong các mạch dẫn.
D. Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào.
Câu 2: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của dạng nước tự do?
A. Tham gia vào quá trình trao đổi chất.
B. Làm giảm độ nhớt của chất nguyên sinh.
C. Giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường trong cơ thể.
D. Làm dung môi, làm giảm nhiệt độ khi thoát hơi nước.
Câu 3: Nước liên kết có vai trò:
A. Làm tăng quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.
B. Làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước.
C. Làm tăng độ nhớt của chất nguyên sinh.
D. Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào.
Câu 4: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu:
A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
B. Từ mạch gỗ sang mạch rây.
C. Từ mạch rây sang mạch gỗ.
D. Qua mạch gỗ.
Câu 5: Tế bào mạch gỗ của cây gồm
A. Quản bào và tế bào nội bì. B.Quản bào và tế bào lông hút.
C. Quản bào và mạch ống. D. Quản bào và tế bào biểu bì.
Câu 6: Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu:
A. Nước và các ion khoáng B. Amit và hooc môn
C. Axitamin và vitamin D. Xitôkinin và ancaloit
Câu 7: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:
A. Lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).
B. Lực hút của lá do (quá trình thoát hơi nước).
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước.
D. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
Câu 8: Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa:
A. Lá và rễ B. Giữa cành và lá
C. Giữa rễ và thân D. Giữa thân và lá
Câu 9: Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá
A. Lực đẩy ( áp suất rễ)
B. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
C. Lực liên kết giữa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.
D. Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết.
Câu 10: Cây bạch đàn có chiều cao hàng trăm mét thuộc họ
A. sim B. đay
C. nghiến D. sa mộc
Câu 11. Động lực nào đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác
A. Trọng lực của trái đất.
B. Áp suất của lá.
C. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan rễ với môi trường đất.
D. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.
Câu 12. Tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bảo và
A. tế bào nội bì. B. tế bào lông hút. C. mạch ống. D. tế bào biểu bì.
Câu 13. Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là
A. fructôzơ. B. glucôzơ. C. saccarôzơ. D. ion khoáng.
Câu 14. Dòng mạch gỗ được vận chuyên nhờ
(1). Lực đẩy (áp suất rễ)
(2). Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất
(3). Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
(4). Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (quả, củ…)
(5). Lực hút do thoát hơi nước ở lá
A. (1)-(3)-(5) B. (1)-(2)-(4) C. (1)-(2)-(3) D. (1)-(3)-(4)
Câu 15. Cơ chế của sự vận chuyển nước ở thân là:
A. khuếch tán, do chênh lệch áp suất thẩm thấu.
B. thẩm thấu, do chênh lệch áp suất thẩm thấu.
C. thẩm tách, do chênh lệch áp suất thẩm thấu.
D. theo chiều trọng lực của trái đất.
{-- Để xem nội dung đề và đáp án từ câu 16-24 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập Quá trình vận chuyển các chất trong cây Sinh học 11 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- 40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Vận chuyển nước và các ion khoáng trong cây Sinh học 11 có đáp án
- 30 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề Hệ tuần hoàn Sinh học 11 có đáp án
Chúc các em học tập tốt !