Hướng dẫn giải bài tập về Mắt và Các dụng cụ quang – mức độ nhận biết môn Vật Lý 11 Nâng cao

BÀI TẬP VỀ MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT – NÂNG CAO

 

Bài 1: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Khi đeo kính sửa (kính đeo sát mắt, nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết), người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt là:

A. 16,7cm                          B. 22,5cm   

C. 17,5cm                          D. 15cm

Giải

Đáp án: A

fk = - 50 cm. 1/-50 = 1/d - 1/-12,5

⇒ d= 16,7 cm

Bài 2: Một người cận thị lớn tuổi có khoảng nhìn rõ của mắt từ 50 cm đến 67 cm. Khi đeo kính sửa (kính đeo sát mắt), để người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt là 25 cm thì phải đeo kính có độ tụ là

A. 2dp                               B. 3dp   

C. 1dp                               D. 4dp

Giải

Đáp án: A

D = 1/d + 1/d' = 1/0,25 + 1/-0,5 = 2 dp

Bài 3: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 15cm và giới hạn nhìn rõ là 35cm. Độ tụ của kính phải đeo sát mắt là

A. D = 2điốp    

B. D = - 2điốp    

C. D = 1,5điốp    

D. D = -0,5điốp

Giải

Đáp án: B

OCV = 15 + 35 = 50 cm = 0,5m.

Kính đeo sát mắt nên fk = - OCV = - 0,5 m

=> D = 1/-0,5 = -2dp

Bài 4: Mắt một người có điểm cực cận và cực viễn cách mắt tương ứng là 0,4 m và 1m. Để nhìn thấy một vật ở rất xa mà không phải điều tiết, tiêu cự của thấu kính mà người đó phải đeo sát mắt có giá trị

A. f = 1m;    

B. f = -1m.    

C. f = -0,4m;    

D. f = 0,4m

Giải

Đáp án: B

fk = - OCv = - 1 m

Bài 5: Một người nhìn rõ vật cách mắt từ 10cm đến 2m. Để sửa tật người này cận đeo sát mắt kính có độ tụ

A. D = 0,5dp    

B. D = 1dp    

C. D = – 0,5dp    

D. D = - 1dp

Giải

Đáp án: C

Kính đeo sát mắt nên fk = - OCv= - 2 m

→ D =1/-2 = – 0,5dp

Bài 6: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm và điểm cực cận cách mắt 12cm. Nếu người đó muốn nhìn rõ một vật ở xa vô cực mà không phải điều tiết thì phải đeo sát mắt một thấu kính có độ tụ là:

A. -8,33 điôp   

B. 8,33 điôp   

C. -2 điôp   

D. 2 điôp

Giải

Đáp án: C

Kính đeo sát mắt nên fk = - OCv = - 0,5 m

→ D =1/-0.5 = – 2dp

Bài 7: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 51,5cm. Để nhìn rõ vật ở vô cực không phải điều tiết, người này đeo kính cách mắt 1,5cm. Độ tụ của kính là

A. + 0,5dp   

B. + 2dp   

C. – 0,5dp   

D. – 2dp

Giải

Đáp án: D

fk = OOk - OC= 1,5 – 51,5 = - 50 cm

→ D =1/-0.5 = – 2dp

Bài 8: Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 11 cm và điểm cực viễn cách mắt 51 cm. Kính đeo cách mắt 1 cm. Để sửa tật này phải đeo kính gì? Độ tụ bao nhiêu?

A. Kính phân kì D = -1dp

B. Kính phân kì D= -2dp

C. Kính hội tụ D=1dp

D. Kính hội tụ D= 2dp

Giải

Đáp án: B

Mắt cận đeo kính phân kì fk = OOk - OCv = 1 – 51 = - 50 cm

→ D =1/-0.5 = – 2dp

Bài 9: Một người chỉ có thể nhìn rõ các vật cách mắt ít nhất 15cm. Muốn nhìn rõ vật cách mắt ít nhất 25cm thì đeo sát mắt một kính có độ tụ D:

A. 0,5 điốp    

B. -0,5 điốp   

C. 2 điốp   

D. -8/3 điốp

Giải

Đáp án: D

D = 1/fk = 1/0,25 - 1/0,15 = -8/3 dp

Bài 10: Một người có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 50cm. Để đọc được dòng chữ cách mắt 30cm thì phải đeo sát mắt kính có độ tụ :

A. D = 2,86 điốp.   

B. D = 1,33 điốp.   

C. D = 4,86 điốp.   

D. D = -1,33 điốp.

Giải

Đáp án: B

D = 1/fk = 1/0,3 - 1/0,5 = 4/3 dp

...

------( Để xem đầy đủ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)------

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Hướng dẫn giải bài tập về Mắt và Các dụng cụ quang – mức độ nhận biết môn Vật Lý 11 Nâng cao năm học 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?